(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, hoạt động xuất, nhập khẩu của tỉnh có tăng trưởng khá. Giá trị xuất khẩu ước đạt 116,7 triệu USD, bằng 64,83% kế hoạch năm, tăng 86,55% so với cùng kỳ năm 2014.
Trong đó, xuất khẩu hàng hóa đạt 101 triệu USD, tăng 112,82% so với cùng kỳ, đạt 68,24% kế hoạch năm; xuất khẩu dịch vụ đạt 15,7 triệu USD, tăng 3,97% so với cùng kỳ, đạt 49,06% kế hoạch năm. Giá trị nhập khẩu ước đạt 108,8 triệu USD, bằng 136% kế hoạch năm, tăng gần 1,8 lần so với cùng kỳ năm 2014.
Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng điện tử, may mặc và nông sản; mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là máy móc, linh kiện, nguyên liệu đầu vào cho sản xuất hàng điện tử và may mặc.
V.H
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN&PTNT, Phó BCĐ xây dựng NTM huyện Cao Phong cho biết: Thấy rõ tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong phát triển nông thôn miền núi, những năm qua, huyện đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân. Nhờ vậy, phong trào xây dựng NTM đã được đông đảo nhân dân hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: hiến đất, góp ngày công làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, xây dựng hệ thống kênh mương; hỗ trợ nhau làm kinh tế; tự đầu tư chỉnh trang nhà ở, KDC...
(HBĐT) - Huyện Cao Phong có trên 5.000 ha diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Ở độ cao trên 250 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, tầng đất dày, độ phì cao, huyện thích hợp với phát triển chăn nuôi gia súc và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có múi.
(HBĐT) - Vụ mía vừa qua, toàn huyện Cao Phong trồng khoảng 2.611,8 ha mía, gồm 1.249,1 ha mía tím, 1.330,7 ha mía trắng ép nước và 32 ha mía nguyên liệu. Nếu như những năm trước, đến thời điểm giữa tháng 5, cơ bản toàn bộ diện tích mía trên địa bàn huyện đã được thu hoạch và tiêu thụ tốt với mức giá bán đảm bảo thu nhập khá cho hộ trồng mía. Nhưng năm nay, mía tiêu thụ chậm hẳn, đến tận cuối tháng 5 mà toàn huyện vẫn còn trên 900 ha chưa thu hoạch được. Diện tích đã thu hoạch phải chấp nhận bán với mức giá thấp hơn nhiều so với mọi năm. Tình cảnh này đã khiến nhiều hộ trồng mía nơi đây đứng ngồi không yên và một lần nữa, bài học về tìm kiếm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương lại được nhắc đến như một hồi chuông báo động.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 6, chúng tôi cùng cán bộ, kỹ sự BQL dự án các công trình giao thông kiểm tra tình hình triển khai dự án cải tạo nâng cấp QL 12 B (Lạc Sơn- Yên Thủy). Không khí thi công khẩn trương vẫn diễn ra dưới trời nắng nóng liên tục tại các gói thầu xây lắp. BQL dự án và các nhà thầu đang đứng trước sức ép căng thẳng phải phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm nay, trước kế hoạch 1 năm, trong lúc còn 1,2 km chưa giải phóng mặt bằng khu vực thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy).
(HBĐT) - Là tỉnh miền núi, dân số 82 vạn người, đồng bào dân tộc chiếm trên 73%, tỉnh ta có 95 xã đặc biệt khó khăn và 116 thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư Chương trình 135 giai đoạn II. Những năm qua, tỉnh đã quan tâm chỉ đạo và tổ chức thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước như: Chương trình 135, chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở, nước sinh hoạt, chính sách vay vốn cho hộ dân tộc thiểu số đặc biệt khó khăn… góp phần cải thiện và nâng cao đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số.
(HBĐT) - Thanh Hối là xã vùng thấp của huyện Tân Lạc, cách trung tâm huyện 7 km, có quốc lộ 12B đi qua trung tâm, thuận lợi cho việc đi lại và giao lưu hàng hoá. Trong những năm gần đây, Thanh Hối được biết đến là một điểm sáng trong phong trào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi của huyện.