* Năm 2015, TPHB được phân bổ 8.342 triệu đồng vốn TPCP thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trên cơ sở đó, TPHB đã phân bổ chi tiết cho các xã, trong đó ưu tiên cho 3 xã về đích gồm xã Dân Chủ 2.407 triệu đồng thực hiện 4 công trình: xây dựng tầng 2 trạm y tế xã, nhà hiệu bộ và một số hạng mục phụ trợ trường mầm non, nhà văn hoá, sân vận động thể thao xã; xã Yên Mông 2.321 triệu đồng thực hiện 3 công trình: nhà văn hoá xã, trụ sợ Đảng uỷ, HĐND, UBND xã, khu thể thao xã; xã Sủ Ngòi 2, 8 tỉ đồng xây dựng 3 công trình nhà văn hoá xã, khu thể thao xã, hỗ trợ cải tạo hệ thống thoát nước thải KDC; hỗ trợ 4 xã còn lại mỗi xã 200 triệu đồng đầu tư cơ sở hạ tầng. Hiện, các xã đang trong giai đoạn chuẩn bị thi công theo kế hoạch, dự kiến cuối năm 2015 sẽ hoàn thành.
* Huyện Đà Bắc được phân bổ 8.235 triệu đồng vốn TPCP thực hiện chương trình xây dựng NTM. Trên cơ sở nguồn vốn đó, huyện đã phân bổ chi tiết cho các xã, trong đó hỗ trợ xây dựng nhà văn hoá xã Hiền Lương 1 tỉ đồng, còn lại 7, 2 tỉ đồng phân bổ cho 18 xã còn lại, bình quân mỗi xã 400 triệu đồng, trong đó, xây dựng 12 hạng mục công trình đường GTNT, 7 công trình kênh mương, 2 công trình nhà văn hoá xóm. Ngoài ra, 2 xã Hiền Lương và Mường Chiềng được hỗ trợ xi măng cho đơn vị nhận cờ thi đua xuất sắc năm 2014 để xây dựng công trình hạ tầng trị giá 35 triệu đồng. Hiện, các xã đang trong giai đoạn chuẩn bị thi công theo kế hoạch, dự kiến cuối năm nay sẽ hoàn thành.
* Năm 2015, huyện Lạc Thuỷ được phân bổ 11.942 triệu đồng vốn TPCP thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM, trong đó vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng 11,9 tỉ đồng, khen thưởng phong trào thi đua xây dựng NTM năm 2014 là 42 triệu đồng. Trên cơ sở nguồn vốn đó, huyện Lạc Thuỷ đã phân bổ chi tiết các hạng mục công trình đầu tư ưu tiên 3 xã cơ bản đạt 19 tiêu chí, trong đó xã Đồng Tâm 2,8 tỉ đồng, xã Phú Lão 2 tỉ đồng, xã Cố Nghĩa 2,8 tỉ đồng, các xã còn lại 400 triệu đồng/xã. Tổng số hạng mục công trình thực hiện có 10 công trình làm đường GTNT, giao thông nội đồng, 3 công trình xây dựng sân vận động trung tâm xã, 2 công trình chợ, 1 công trình trạm y tế, 1 công trình kiên cố hoá kênh mương.
(HBĐT) - 6 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh từng bước phục hồi, chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 8,85% so với cùng kỳ năm 2014. Giá trị sản xuất công nghiệp không tính Công ty Thủy điện Hòa Bình ước đạt 4.495 tỷ đồng, tăng 18,18% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 48,86% kế hoạch năm; nếu tính cả Công ty Thuỷ điện ước đạt 9.982, 27 tỷ đồng, tăng 8,98% so với cùng kỳ năm 2014, đạt 51,19% kế hoạch năm.
(HBĐT) - Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXVI, nhiệm kỳ 2010 - 2015, trong bối cảnh nhiều khó khăn nhưng dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, chính quyền, sự cố gắng của nhân dân, huyện Cao Phong đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH. Đó là tiền đề để huyện xác định mục tiêu, phương hướng trọng tâm trong nhiệm kỳ 2015 - 2020. Phóng viên Báo Hòa Bình có cuộc trao đổi với đồng chí Võ Ngọc Kiên, TUV, Bí thư Huyện ủy về vấn đề này.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Văn Phúc, Trưởng phòng NN&PTNT, Phó BCĐ xây dựng NTM huyện Cao Phong cho biết: Thấy rõ tầm quan trọng của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trong phát triển nông thôn miền núi, những năm qua, huyện đã tập trung đẩy mạnh tuyên truyền thay đổi nhận thức của người dân. Nhờ vậy, phong trào xây dựng NTM đã được đông đảo nhân dân hưởng ứng bằng những việc làm cụ thể, thiết thực như: hiến đất, góp ngày công làm đường giao thông nông thôn, nhà văn hóa, xây dựng hệ thống kênh mương; hỗ trợ nhau làm kinh tế; tự đầu tư chỉnh trang nhà ở, KDC...
(HBĐT) - Huyện Cao Phong có trên 5.000 ha diện tích đất có khả năng sản xuất nông nghiệp. Ở độ cao trên 250 m so với mực nước biển, khí hậu mát mẻ, tầng đất dày, độ phì cao, huyện thích hợp với phát triển chăn nuôi gia súc và các loại cây công nghiệp, cây ăn quả có múi.
(HBĐT) - Vụ mía vừa qua, toàn huyện Cao Phong trồng khoảng 2.611,8 ha mía, gồm 1.249,1 ha mía tím, 1.330,7 ha mía trắng ép nước và 32 ha mía nguyên liệu. Nếu như những năm trước, đến thời điểm giữa tháng 5, cơ bản toàn bộ diện tích mía trên địa bàn huyện đã được thu hoạch và tiêu thụ tốt với mức giá bán đảm bảo thu nhập khá cho hộ trồng mía. Nhưng năm nay, mía tiêu thụ chậm hẳn, đến tận cuối tháng 5 mà toàn huyện vẫn còn trên 900 ha chưa thu hoạch được. Diện tích đã thu hoạch phải chấp nhận bán với mức giá thấp hơn nhiều so với mọi năm. Tình cảnh này đã khiến nhiều hộ trồng mía nơi đây đứng ngồi không yên và một lần nữa, bài học về tìm kiếm đầu ra ổn định cho nông sản địa phương lại được nhắc đến như một hồi chuông báo động.
(HBĐT) - Những ngày cuối tháng 6, chúng tôi cùng cán bộ, kỹ sự BQL dự án các công trình giao thông kiểm tra tình hình triển khai dự án cải tạo nâng cấp QL 12 B (Lạc Sơn- Yên Thủy). Không khí thi công khẩn trương vẫn diễn ra dưới trời nắng nóng liên tục tại các gói thầu xây lắp. BQL dự án và các nhà thầu đang đứng trước sức ép căng thẳng phải phấn đấu hoàn thành toàn bộ dự án vào cuối năm nay, trước kế hoạch 1 năm, trong lúc còn 1,2 km chưa giải phóng mặt bằng khu vực thị trấn Hàng Trạm (Yên Thủy).