Nhiều hộ ở xóm Sát Thượng, xã Tự Do (Lạc Sơn) phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo việc làm và tăng thêm nguồn thu nhập.

Nhiều hộ ở xóm Sát Thượng, xã Tự Do (Lạc Sơn) phát triển nghề dệt thổ cẩm truyền thống, tạo việc làm và tăng thêm nguồn thu nhập.

(HBĐT) - Cách đây gần 5 năm, khi quay lại con đường từ Tự Do ra xã Ngọc Lâu (Lạc Sơn), nhìn con đường mấp mô, gập ghềnh trong bụi mờ ở phía sau lưng, lòng thầm nhủ: “Chỉ khi nào con đường này được cải tạo, nâng cấp mới quay lại miền non cao này”. Đường với sá, may mà không nổ lốp xe dọc đường! Nhưng cánh tay đã quá mệt mỏi, rã rời vì phải ghìm tay lái suốt cung đường “ổ trâu, ổ gà” này. Nhưng cách đây không lâu, gặp lại Chủ tịch UBND xã Tự Do tại TPHB cùng lời mời: Anh sẽ lên với Tự Do chứ lại có điều thôi thúc trở lại xã vùng cao, vùng ĐBKK này...

 

Điều đáng mừng từ những điểm sáng...

 

Tự Do đang ẩn giấu trong mình những tiềm năng lớn cần được khai thác. Nơi đây, đoàn quân Tây Tiến từng đi qua gắn với những chiến công cùng sự hy sinh, gian khổ của những chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. Đây cũng là nơi có thác Mu - một cảnh quan đẹp không phải nơi nào cũng có bởi sự nên thơ và hùng vĩ. Điểm du lịch nay đang tạo được ấn tượng mạnh, hấp dẫn đối với du khác gần xa. Điều đáng mừng là cảnh và người nơi đây vẫn giữ được bản sắc riêng, chân chất của xã vùng cao (nơi đồng bào Mường chiếm 98% và nhà sàn vẫn còn chiếm thế độc tôn). Trong khó khăn hiện nay, người dân Tự Do đã và đang từng bước vươn lên trong xây dựng, phát triển. Với các nguồn đầu tư khác nhau của Đảng, Nhà nước, cuộc sống của đồng bào các xóm, bản ở Tự Do đã có nhiều cải thiện. Chủ tịch UBND xã Bùi Văn Thiên chia sẻ: Thời điểm này, tỷ lệ hộ dân được dùng điện lưới quốc gia chiếm trên 66%; 72% hộ đã có tivi; xã đã có 3,8/30 km đường bê tông (đường huyện, xã, nội xóm, liên xóm). Với những tác động tích cực từ truyền thông, người dân trong xã đã có những chuyển biến trong nhận thức về phát triển KT -XH. Nhằm thay đổi tập quán làm ăn cũ của bà con, cả hệ thống chính trị đã vào cuộc trong tuyên truyền, vận động. Bằng các nguồn đầu tư của một số dự án, cùng sự phối hợp tốt với các ngành, mỗi năm, xã đã mở được trên 10 lớp chuyển giao KH -KT cho bà con về chăn nuôi lợn, gà, phòng - chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm..., thu hút 1.500 lượt người tham gia. Từ đó,  nhiều hộ đã phát huy được ưu thế về các giống lợn, gà bản địa phát triển thành hàng hóa như gia đình các anh: Bùi Văn Tiếp (xóm Chơ), Bùi Minh Hiền (xóm Tren)... Nhiều hộ khác đã và đang tiếp tục ứng dụng các tiến bộ KH -KT nhằm phát triển chăn nuôi và kinh tế hộ. Được thụ hưởng từ DAGN, gia đình các hộ Bùi Văn Huyền, Quách Thị Thương (xóm Sát Thượng) có nhiều cơ hội để có thêm thu nhập, cải thiện cuộc sống gia đình. Bên cạnh đó, một số xóm đã phát huy tốt nghề dệt thổ cẩm truyền thống để sản xuất các sản phẩm bán cho khách du lịch. Chị Bùi Thị Phối cho biết: Chị em thôn, bản đã dìu dắt nhau từng bước khôi phục nghề truyền thống mà bà, mẹ để lại. Mặt hàng thổ cẩm đang được nhiều đoàn khách ưa thích tìm đến để mua. Chị Phối giới thiệu: Những sản phẩm của chúng tôi cũng khá đa dạng về chủng loại, màu sắc và quan trọng nhất là đúng chất thổ cẩm do chúng tôi trồng bông, dệt vải làm ra. Giá thấp nhất cho 1 sản phẩm 50.000 đồng và cao nhất 200.000 đồng. Có lần, đoàn khách đông, gia đình tôi cũng bán được kha khá các sản phẩm... Xóm Mòn, Sát Thượng được công nhận là làng văn hóa...

 

Dè dặt hy vọng...

 

Có nhiều điểm sáng như vậy nhưng nhìn tổng thể, xã Tự Do vẫn đối đầu với không ít khó khăn: người dân vẫn phải trông chờ (gần như là duy nhất từ các sản phẩm nông nghiệp). Tỷ lệ hộ nghèo nơi đây vẫn ở mức cao. Điều tra hộ nghèo (vào tháng 11/2014), tỷ lệ hộ nghèo của xã chiếm 54,24% và xã cũng mới đạt 6 tiêu chí xây dựng NTM. Nơi đây vẫn tái diễn tình trạng sinh con thứ 3 (5 năm lại đây có tới 14 trường hợp), cơ sở vật chất trường lớp còn nhiều khó khăn (hiện còn 2 phòng học tạm bợ). Con đường thoát nghèo và đi lên trong phát triển phải bắt đầu từ đâu? Nhiều hộ dân vẫn khao khát nếu có con đường tươm tất, đời sống KT -XH của Tự Do sẽ chuyển biến. Nhiều đặc sản vùng miền (gà đồi, lợn bản địa) hay nét đặc sắc về du lịch văn hoá sinh thái... đến gần với thương lái, du khách hơn nếu con đường về Tự Do êm thuận. Có con đường mới dễ đi, tạo điều kiện đáng kể để người dân Tự Do làm ăn sinh, sống. Nói về triển vọng có con đường mơ ước, Chủ tịch UBND xã vẫn tha thiết câu chuyện cách đó vài năm: “Người dân chúng tôi mong chờ có con đường dân sinh mới để việc đi lại, làm ăn được thuận lợi hơn. Chứ như bây giờ, khổ quá”. Vâng, đó là nguyện vọng chính đáng của 577 hộ (2.415 khẩu) ở Tự Do. Câu chuyện con đường vẫn là điều khao khát đau đáu trong tâm tư mỗi người dân bởi mấy chục năm qua,  hàng ngày, mỗi khi “xuống núi”, người dân nơi đây vẫn phải dầm mình trên những cung đường gập ghềnh, lồi lõm... Nếu không giải quyết được con đường dân sinh thì “con đường” phát triển của xã vùng cao này biết bao giờ mới rộng mở?

 

 

 

                                                                                           P.V

 

 

 

Các tin khác

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống ở xóm Lục, xã Yên Nghiệp (Lạc Sơn) giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động địa phương.
Không có hình ảnh
UBND tỉnh giao Chi cục Quản lý chất lượng NLS&TS có trách nhiệm chủ trì tổ chức kiểm tra, chứng nhận chất lượng, ATTP đối với sản phẩm nông, lâm, thủy sản và muối trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Cán bộ Chi cục kiểm tra một cơ sở trên địa bàn thị trấn Mãn Đức, huyện Tân Lạc.
Nông dân xã Tử Nê (Tân Lạc) mở rộng diện tích trồng các loại cây có múi trên đất vườn, rừng.

Cục thuế tỉnh: Bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế

(HBĐT) - Cục Thuế tỉnh vừa phối hợp với trường Nghiệp vụ Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế và trường Chính trị tỉnh khai giảng lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngạch kiểm tra viên trung cấp thuế năm 2015 cho 42 học viên.

Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2015 - 2020.

Giải pháp thu ngân sách Nhà nước những tháng cuối năm 2015

(HBĐT) - Trong những tháng đầu năm 2015, tình hình kinh tế có cải thiện, các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ có sự tăng trưởng. Bên cạnh đó do cơ chế tính thuế mới được áp dụng, nguồn thu từ Công ty Thủy điện Hòa Bình tăng so với cùng kỳ 19%, tương đương 90 tỷ đồng; thu từ phí bảo vệ môi trường đối với xăng dầu dự kiến tăng 60 tỷ đồng; thu từ phương cấp quyền khai thác khoáng sản tăng 18 tỷ đồng năm 2015.

Người mang no ấm đến vùng đất dữ

(HBĐT) - Từ một vùng “nóng” về ma túy, xã Pà Cò (Mai Châu) trở thành nơi đặt nhà máy sản xuất chè và nơi trồng chè shan tuyết lớn nhất tỉnh. Người đã làm thay đổi tư duy của nhiều gia đình nơi đây là bà Nguyễn Thị Tâm, ở phường Tân Thịnh (TPHB). Suốt nhiều năm qua, bà đã không quản ngại khó khăn gây dựng lên thương chè shan tuyết Pà Cò nổi tiếng.

Thay đổi tư duy, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức

(HBĐT) - Đánh giá hạn chế trong báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh năm 2014 đã thẳng thắn nêu lên: Việc cải cách hành chính trong các cơ quan QLNN còn chậm, năng lực cán bộ trong cơ quan QLNN, chất lượng công vụ, công tác phối hợp giữa các cơ quan giải quyết thủ tục hành chính còn hạn chế, vẫn còn nhiều cơ quan bị doanh nghiệp và người dân phản ánh gây khó khăn, nhũng nhiễu, cản trở hoạt động của doanh nghiệp mà chưa có bất cứ một trường hợp nào bị xử lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục