(HBĐT) - Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định chính sách đối với người lao động dôi dư do sắp xếp lại công ty TNHH MTV do Nhà nước làm chủ sở hữu, thay thế Nghị định số 91/2010/NĐ-CP, trong đó mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, đồng thời, bổ sung một số chính sách đối với lao động dôi dư.
Mở rộng phạm vi điều chỉnh
Nghị định mới cơ bản kế thừa một số quy định của Nghị định số 91/2010/NĐ-CP như đối tượng giải quyết lao động dôi dư; chế độ về hưu trước tuổi; chế độ trợ cấp, hỗ trợ thêm theo số năm làm việc trong khu vực nhà nước, tuy nhiên cũng sửa đổi, bổ sung một số điểm cho phù hợp với thực tế và theo quy định của pháp luật về lao động.
Cụ thể, về phạm vi điều chỉnh, ngoài các doanh nghiệp thực hiện sắp xếp lại theo các hình thức cổ phần hóa, bán, chuyển thành công ty TNHH 2 thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, giải thể, phá sản, Nghị định mới đã mở rộng phạm vi điều chỉnh đối với doanh nghiệp thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách.
Về đối tượng áp dụng, Nghị định bổ sung đối tượng là người lao động được tuyển dụng lần cuối cùng sau ngày 21/4/1998 hoặc 26/4/2002 (đối với trường hợp giải thể, phá sản) chấm dứt hợp đồng lao động; người đại diện phần vốn của công ty thực hiện sắp xếp lại theo quy định, tại thời điểm sắp xếp lại, hết thời hạn ủy quyền mà công ty thực hiện sắp xếp lại đã tìm mọi biện pháp nhưng không bố trí được việc làm; đồng thời, bỏ đối tượng áp dụng là người lao động dôi dư đang thực hiện hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng.
Bổ sung một số chính sách đối với lao động dôi dư
Nghị định mới cũng sửa đổi, bổ sung về các chính sách lao động dôi dư. Cụ thể, đối với người lao động được nghỉ hưu trước tuổi thì chỉ thay thế mức hỗ trợ một khoản tiền theo số năm đóng bảo hiểm xã hội và tiền lương bình quân 5 năm cuối bằng mức hỗ trợ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội 1 tháng lương cơ sở.
Đối với người lao động được tuyển dụng trước ngày 21/4/1998 khi công ty thực hiện cổ phần hoá, bán hoặc chia tách, sáp nhập, hợp nhất hoặc chuyển đổi thành công ty TNHH hai thành viên trở lên, đơn vị sự nghiệp thì thay thế trợ cấp một tháng lương bằng trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động và hỗ trợ một khoản tiền cho mỗi năm làm việc tại công ty thực hiện sắp xếp như: hỗ trợ 1,5 tháng lương cơ sở đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 20 năm; 0,5 tháng lương cơ sở đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 20 năm đến dưới 25 năm; 0,2 tháng lương cơ sở đối với người lao động có thời gian làm việc từ đủ 25 năm trở lên.
Đối với người lao động được tuyển dụng trước ngày 26/4/2002 khi công ty bị giải thể, phá sản thì được trợ cấp thôi việc theo quy định Điều 48 của Bộ luật Lao động và hỗ trợ một khoản tiền thay vì trợ cấp một tháng lương như quy định trước.
Người đại diện vốn được hưởng trợ cấp thôi việc
Nghị định mới cũng bổ sung chính sách đối với lao động dôi dư là người đại diện phần vốn của công ty. Cụ thể, người đại diện phần vốn của công ty được tuyển dụng lần cuối cùng từ ngày 21/4/1998 hoặc từ ngày 26/4/2002 trở về sau được trợ cấp mất việc làm theo quy định tại Điều 49 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện cổ phần hoá, bán, chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chuyển thành đơn vị sự nghiệp, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách; trợ cấp thôi việc theo quy định tại Điều 48 của Bộ luật Lao động đối với người lao động dôi dư trong công ty thực hiện giải thể, phá sản.
Bên cạnh đó, người đại diện phần vốn của công ty được hưởng trợ cấp thôi việc do doanh nghiệp có vốn đầu tư của công ty thực hiện sắp xếp lại chi trả đối với thời gian người đại diện phần vốn của công ty làm việc thực tại doanh nghiệp đó...
PV(TH)
(HBĐT) - Theo UBND huyện Cao Phong, từ đầu năm đến nay, huyện đã tiến hành nghiệm thu, đưa vào sử dụng 4 công trình thủy lợi với tổng giá trị đầu tư gần 2,9 tỷ đồng.
(HBĐT) - Trong 5 năm (2010-2014), thực hiện chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn (LĐNT) theo Quyết định số 1956, ngày 27/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh ta đã tổ chức được 627 lớp dạy nghề theo các trình độ sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng cho trên 17.900 LĐNT, đạt 39,9% so với mục tiêu cả giai đoạn. Trong đó, nghề phi nông nghiệp trên 1 vạn người, đạt 50,1%; nghề nông nghiệp gần 8.000 người, đạt 31,7%.
(HBĐT) - Đến xóm Rụt, xã Tân Vinh (Lương Sơn) những ngày này, niềm hân hoan dường như vẫn vẹn nguyên trên nét mặt của mỗi ĐV -TN và người dân, khi nơi đây vừa có 1 thanh niên trẻ được nhận giải thưởng Lương Định Của - giải thưởng cao quý của T.ư Đoàn trao tặng thanh niên nông thôn có thành tích đặc biệt trong SX -KD, chuyển giao tiến bộ KH -KT-CN, bảo vệ môi trường và xây dựng NTM, có đóng góp tích cực trong công tác Đoàn, Hội.
(HBĐT) - Đồng chí Nguyễn Thế Dũng, Phó Chủ tịch UBND TP Hoà Bình cho biết: Những năm qua, với sự cố gắng của các cấp, ngành, cơ sở dạy nghề, doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, sự nỗ lực của người lao động, mỗi năm, thành phố tạo việc làm mới cho trên 2.500 lao động và hàng ngàn lao động có thêm việc làm, góp phần phát triển KT-XH, cải thiện đời sống nhân dân.
(HBĐT) - Năm 2015, huyện Lương Sơn đặt ra chỉ tiêu giải quyết việc làm mới cho 2.500 lao động; đào tạo, dạy nghề cho 2.200 lao động nông thôn.
(HBĐT) - Chiều 21/7, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện chương trình xây dựng NTM xã Thung Nai, huyện Cao Phong. Cùng tham gia có lãnh đạo các Sở: NN&PTNT, KH&ĐT, Tài chính, Nội vụ và huyện Cao Phong.