Người dân xã Vầy Nưa (Đà Bắc) phát triển nuôi cá lồng, đem lại thu nhập ổn định.
(HBĐT) - Vầy Nưa là một xã vùng lòng hồ sông Đà của huyện Đà Bắc, kinh tế nói chung còn khá khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Vầy Nưa tận dụng lợi thế về phát triển chăn nuôi, thủy sản... từng bước ổn định KT-XH, nâng mức sống của người dân dần cải thiện.
Vầy Nưa hiện có trên 620 hộ với gần 2.600 nhân khẩu. Hiện tại, thu nhập bình quân của người dân trong xã mới đạt trên dưới 12 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo trong xã chiếm gần 43%. Sản xuất nói chung của Vầy Nưa đều phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, những năm gặp thiên tai, lũ bão, đời sống người dân hết sức khó khăn, vất vả.
Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo sát sao của Đảng ủy, HĐND xã, thường vào ngay đầu năm, UBND xã đã tập trung chỉ đạo các ban, ngành và xóm trong toàn xã tổ chức thực hiện có hiệu quả các giải pháp chủ yếu, chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH, trong đó, tập trung vào phát triển thương mại, du lịch, chăn nuôi, trồng rừng, ngô, nuôi cá trong khu vực lòng hồ.
Nhằm phát triển du lịch, dịch vụ, do có sự tạo điều kiện của chính quyền, trong năm qua, người dân xã Vầy Nưa đã phát triển trên 50 cơ sở sản xuất, kinh doanh buôn bán nhỏ trên địa bàn, tập trung tại khu vực đền Bờ, xóm Mó Nẻ, Tràng An. Sản xuất TTCN được duy trì và có bước phát triển, tăng về số lượng cơ sở. Ngoài ra, một số địa bàn trong xã đã hình thành một số cơ sở sơ chế gỗ, hàn., khai thác vật liệu xây dựng.
Trong trồng rừng, bình quân mỗi năm, Vầy Nưa trồng hàng chục ha, bảo vệ tốt trên 3.600 ha rừng tự nhiên và rừng trồng qua các năm. Để đảm bảo cho sản xuất nông nghiệp được thuận lợi hơn, Vầy Nưa thường xuyên chú trọng vào công tác thủy lợi, phòng - chống lũ bão. Trong những năm có nguy cơ hạn hán cao, lãnh đạo xã chỉ đạo kịp thời bà con chuyển những diện tích sản xuất không đủ nước tưới sang trồng những cây màu chịu được hạn.
Do nguồn đất sản xuất nông nghiệp eo hẹp, Vầy Nưa đã thường xuyên làm tốt công tác thủy lợi nội đồng, khơi thông các kênh mương dẫn nước. Việc nâng cấp, cải tạo hệt thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân cũng được Vầy Nưa hết sức quan tâm. Cụ thể, ngay trong thời gian vừa qua, ngoài những công trình đang duy trì ổn định, Vầy Nưa đã cải tạo một số công trình nước sinh hoạt tại xóm Vầy, Nưa, Săng Trệch.... tạo điều kiện cho hàng nghìn nguời có điều kiện sống tốt hơn.
Bên cạnh chăn nuôi, thú y như trâu, bò, lợn... luôn được quan tâm, Vầy Nưa tập trung lợi thế sẵn có nhằm phát triển nuôi cá tại khu vực lòng hồ thủy điện Hòa Bình. Tính đến nay, người dân trong toàn xã đã phát triển được gần 210 lồng cá. Trong đó có 70 lồng cá mới thả, còn lại gần 140 lồng cá có khả năng cho thu hoạch. Tuy nhiên, việc Vầy Nưa phát triển mạnh nuôi cá lồng có nguồn vốn không nhỏ của Nhà nước đầu tư hỗ trợ người dân như dự án giảm nghèo, 135, dự án ổn định dân cư phát triển kinh tế xã hội vùng hồ sông Đà. Tính đến nay, tình trạng cá lồng đang phát triển tốt, không có biểu hiện dịch bệnh xảy ra. Tính trung bình nếu nuôi tốt, mỗi lồng cá cho thu nhập trên dưới 10 triệu đồng/vụ. Với mong muốn giảm dần hộ nghèo, đưa mức sống người dân cải thiện dần, trong thời gian tới, Vầy Nưa tập trung khai thác, phát huy thế mạnh, thương mại, dịch vụ, tập trung phát triển trồng rừng, sản xuất nông nghiệp, áp dụng KH-KT vào trồng trọt, chăn nuôi. Một trong những kênh phát triển kinh tế từ nuôi cá lồng khu vực lòng hồ sông Đà sẽ đem lại nguồn thu đáng kể đối với người dân Vầy Nưa trong những năm tới.
Hồng Trung
(HBĐT) - Ngày 20/7, Bộ Tài chính đã ban hành Công văn số 9901/BTC-TCT gửi Cục trưởng Cục Thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc công bố thông tin và tổ chức cưỡng chế nợ thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế.
(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm 2015, mặt bằng lãi suất trên toàn tỉnh tiếp tục giảm 0,2-0,5% so với cuối năm trước, góp phần hỗ trợ sản xuất - kinh doanh. Trong đó, lãi suất huy động giảm chủ yếu ở các kỳ hạn dài trên 6 tháng, tạo điều kiện hỗ trợ cho việc giảm lãi suất cho vay trung, dài hạn đã giảm khoảng 0,3%/năm. Tính chung, lãi suất cho vay hiện dao động quanh mức 9 - 11%/năm, thấp hơn mức 11-13%/năm của các năm 2005 - 2006 là thời kỳ phát triển ổn định.
(HBĐT) - 3 năm lại đây, tốc độ tăng trưởng bình quân diện tích cây ăn quả có múi (CAQCM) toàn tỉnh tăng khoảng 22,4%, đưa tỉnh ta trở thành tỉnh đứng đầu khu vực miền núi Tây Bắc về sản lượng CAQCM. Tuy nhiên, cùng với những cơ hội đang mở ra, việc tăng nhanh diện tích CAQCM cũng tiềm ẩn không ít nguy cơ ảnh hưởng đến tính bền vững của vùng sản xuất hàng hóa. Theo Sở NN&PTNT “nhiễu loạn” chất lượng giống cây trồng là một trong những nguy cơ đáng lo ngại nhất.
(HBĐT) - Sau 2 năm triển khai thực hiện Quyết định số 15/2013/QĐ-TTg về tín dụng đối với hộ cận nghèo đã tạo động lực cho các hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh phát triển kinh tế, nâng cao đời sống gia đình và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới (NTM), UBND huyện Mai Châu đã chỉ đạo các cơ quan liên quan cụ thể hóa kế hoạch công tác của đơn vị mình lồng ghép với xây dựng NTM. Chú trọng truyền thông cho nhân dân về chủ trương, chính sách, nội dung, yêu cầu của chương trình để cùng chung tay vào cuộc.
(HBĐT) - Thực hiện Dự án Giảm nghèo giai đoạn II (2010 – 2015), huyện Đà Bắc đã chú trọng đa dạng hóa các cơ hội liên kết thị trường, coi đây là yếu tố then chốt giúp nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp đồng thời đảm bảo tính bền vững cho công tác giảm nghèo của địa phương.