Lực lượng QLTT phối hợp kiểm tra chuyên đề khám- chữa bệnh, kinh doanh thuốc tân dược tại thành phố Hoà Bình.
(HBĐT) - Kiểm soát tốt thị trường hàng hoá, phát hiện và xử lý nhiều vụ việc tiêu cực trong lĩnh vực, địa bàn, lực lượng QLTT tỉnh đã phát huy vai trò nòng cốt trong công tác đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại, góp phần bình ổn thị trường.
Từ đầu năm đến nay, Đội QLTT các huyện, thành phố đã lập nhiều chiến công, điển hình như Đội QLTT số 1 (thành phố Hoà Bình) phối hợp với đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 29C – 386.03 do ông Nguyễn Văn Thụy có địa chỉ ở xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội là lái xe kiêm chủ hàng, phát hiện hành vi vi phạm giả mạo nhãn hàng hoá, xử phạt vi phạm hành chính 6 triệu đồng, tịch thu hàng hoá vi phạm trị giá gần 10 triệu đồng. Đội QLTT số 3 (Kim Bôi) độc lập kiểm tra hộ kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng Lê Văn Cầu của ông Lê Văn Cầu, xã Nam Thượng có hành vi vi phạm không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh khí dầu mỏ hoá lỏng, phạt 15,4 triệu đồng. Đội QLTT số 5 (Lạc Sơn) kiểm tra của hàng kinh doanh thuốc tân dược Công ty TNHH MTV Lệ Lanh tại ngã bsa Xưa, xã Xuất Hoá, phát hiện hành vi vi phạm không có giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, xử phạt vi phạm hành chính 20 triệu đồng…
Đáng chú ý, công tác kiểm tra, kiểm soát theo chuyên đề, lực lượng QLTT các huyện, thành phố đã phát hiện nhiều vụ vi phạm trong lĩnh vực khám, chữa bệnh, kinh doanh thuốc tân dược. Đơn cử như cơ sở khám chữa răng của ông Trần Văn Quân ở phố Thống Nhất, thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn) vi phạm không có giấy chứng nhận kinh doanh. Quầy thuốc trung tâm Công ty CP dược Yên Thuỷ, quầy thuốc tân dược Xa Hương ở tiểu khu 12, thị trấn Lương Sơn (Lương Sơn), cá nhân bà Phạm Thị Hà, xã Vạn Mai (Mai Châu) vi phạm hành vi bán thuốc quá hạn sử dụng. Phòng khám bệnh - chẩn đoán hình ảnh Tuấn Khương ở xã Thanh Nông (Lạc Thuỷ) với hành vi không xử lý chất thải y tế theo quy định.
So với cùng kỳ năm 2014, số vụ kiểm tra, phát hiện, xử phạt do lực lượng QLTT phối hợp thực hiện tăng 5%, tổng số 763 vụ xử lý, tiền phạt vi phạm hành chính và trị giá hàng tịch thu gần 1,2 tỷ đồng. Với nỗ lực trong kiểm tra, kiểm soát của lực lượng QLTT, thị trường hàng hoá tỉnh từ đầu năm đến nay cơ bản đáp ứng nhu cầu của nhân dân. Giá một số mặt hàng thiết yếu như thịt gà, thịt lợn, rau xanh không có nhiều biến động. Trên địa bàn không có hiện tượng đầu cơ, găm hàng, tăng giá quá mức, đưa tin thất thiệt gây rối loạn thị trường, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân. Đặc biệt là nhiều hàng hoá do Việt
Đồng chí Hoàng Đức Trường, Chi cục phó Chi cục QLTT tỉnh cho biết: Đi đôi với tăng cường kiểm tra, kiểm soát phát hiện và ngăn chặn các hành vi vi phạm, lực lượng đã tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh trên địa bàn quản lý nhằm giúp các thành phần kinh tế phát triển theo đúng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Cán bộ kiểm soát viên các đội đang tích cực nắm bắt kịp thời diễn biến thị trường, đồng thời chủ động phối hợp với các ngành chức năng lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát những vấn đề đột biến phát sinh. Thời gian tới, lực lượng sẽ tập trung, chú trọng triển khai đợt kiểm tra, kiểm soát thị trường dịp Trung thu, kiểm tra các cơ sở kinh doanh mặt hàng điện lạnh, điện dân dụng. Tăng cường đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng, hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, mặt hàng thuốc tân dược, thực phẩm chức năng và mỹ phẩm.
Bùi Minh
(HBĐT) - Phó Chủ tịch UBND huyện Cao Phong Vũ Đình Việt cho biết: Xác định giao thông là đòn bẩy để phát triển, trong điều kiện nhiều khó khăn, những năm qua, huyện Cao Phong đã dành nguồn vốn đầu tư thỏa đáng, huy động tổng hợp các nguồn lực để đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông nông thôn. Cao Phong có 13 xã và thị trấn với 367,2 km đường giao thông các loại, bao gồm: 42 km đường huyện, 81,9 km đường xã, 1145,3 km đường thôn, xóm, 123,5 km đường ngõ, thôn, xóm.
(HBĐT) - Vầy Nưa là một xã vùng lòng hồ sông Đà của huyện Đà Bắc, kinh tế nói chung còn khá khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Vầy Nưa tận dụng lợi thế về phát triển chăn nuôi, thủy sản... từng bước ổn định KT-XH, nâng mức sống của người dân dần cải thiện.
(HBĐT) - Thành Lập (Lương Sơn) có nhiều lợi thế trong phát triển KT-XH và xây dựng NTM. Năm 2011, khi bắt tay vào xây dựng NTM, xã đã đạt 11 tiêu chí. Đến nay, xã đã có 18/19 tiêu chí đạt và cơ bản đạt, còn tiêu chí số 5 về trường học chưa đạt. Hiện trường tiểu học đang được đầu tư xây dựng. Trường THCS xã đã được phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng với số vốn 5,8 tỉ đồng, trong đó, tỉnh hỗ trợ 2,5 tỉ đồng. Xã đang huy động mọi nguồn lực dồn sức thực hiện các tiêu chí còn lại để về đích NTM đúng lộ trình.
(HBĐT) - Cuộc sống của bà con ở Pù Bin (Mai Châu) chủ yếu dựa vào đồi rừng và làm ruộng. Tuy nhiên, diện tích canh tác ít, việc áp dụng KHKT vào sản xuất còn nhiều hạn chế nên cuộc sống của bà con nơi đây gặp nhiều khó khăn. Từ khi có vốn và nắm được kỹ thuật sản xuất, cũng mảnh đất ấy, hiệu quả kinh tế mang lại đã khác hẳn.
(HBĐT) - Tối 24/7, Chi nhánh Viettel Hòa Bình đã tổ chức lễ giới thiệu và ra mắt gói cước Viettel Tomato 550 đến đông đảo khách hàng trên địa bàn thành phố Hòa Bình.
(HBĐT) - Với thế mạnh quỹ đất đồi rừng khá lớn, vị trí địa lý, giao thông thuận lợi, thị trường tiêu thụ sản phẩm rộng, ít chịu ảnh hưởng của thiên tai, tỉnh ta đã chọn hướng tập trung phát triển chăn nuôi đa dạng, bền vững. Ngoài những vật nuôi phổ biến là trâu, bò, lợn, dê, gia cầm, nhiều con nuôi đặc sản như lợn rừng lai, lợn bản địa, gà Mông, don, nhím... được đưa vào chăn nuôi ngày càng nhiều.