Do mưa lũ gây cuốn trôi đất đá xuống đường lên cảng 3 cấp (TP Hòa Bình).

Do mưa lũ gây cuốn trôi đất đá xuống đường lên cảng 3 cấp (TP Hòa Bình).

(HBĐT) - Theo Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, trong đợt mưa kéo dài từ ngày 26/7 đến 3/8, trên địa bàn tỉnh ta nhiều nơi có mưa rải rác, mưa vừa có nới mưa khá to. Tại các địa phương đã chủ động với nhiều phương án, trực ban 24/24 sẵn sàng huy động nguồn lực sẵn có bảo an toàn tài sản và tính mạng của người dân.

 

Trong thời gian xảy ra mưa lớn trên diện rộng trên toàn miềm Bắc vừa qua, BCH phòng, chống thiên tai và TKCN các địa phương trong tỉnh đã tổ chức trực ban nghiên túc và theo dõi chặt chẽ tình hình mưa lũ trên địa bàn. Qua đó, chủ động nắm bắt thông tin kịp thời chỉ đạo các xã, phường triển khai nhanh chóng các phương án khắc phục sự cố và phòng tránh lũ báo đến người dân.

 

Tại địa bàn thành phố Hòa Bình, sau khi kiểm tra các khu vực trọng điểm sạt lở, ngập úng, các khu vực nguy cơ có lũ quét, BCH phòng chống thiên tai và TKKN tỉnh đã chủ động yêu cầu thành phố tập trung kiểm tra và sẵn sàng triển khai các phương án chống lũ quét tại khu vực tổ 8 phường Hữu Nghị.

 

Nguyên nhân do đang trong thời gian thi công cải tạo tuyến đường 433, đoạn từ giáp khu vực xã Toàn Sơn (Đà Bắc) đến hết địa phận xã Hòa Bình (TP Hòa Bình). Dọc các tuyến đường trên, theo đánh giá có lượng đất thải thi công taluy âm khá lớn dễ gây sạt lấp chặn dòng suối tạo thành con đập giả.

 

Nếu có lũ quét gây ra đập bị vỡ mang theo lượng bùn, đất đá rất lớn có nguy cơ vùi lấp nhiều hộ dân. Tại đây, trong nhiều ngày qua, thành phố Hòa Bình đã phối hợp với sở GT-VT đề ra nhiều phương án, trực 24/24 cùng với nhiều phương tiện sẵn sàng cho khắc phục mọi sự cố. Tuy nhiên đến thời điểm hiện nay, do lượng mưa không nhiều lên dọc tuyến không xảy ra hiện tượng sạt lở bồi đắp dòng suối, cơ bản đã an toàn.

 

Trên phạm vi toàn tỉnh, theo Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh, tính từ ngày 26/7 đến ngày 3/8 lượng mưa đo được tại các địa bàn như Lương Sơn 143mm, Tân Lạc 154mm, Đà Bắc 173mm, Cao Phong 198mm, TP Hòa Bình gần 142mm, Mai Châu gần 176mm, Chi Lê (Lạc Thủy) 169mm, Yên Thủy 210mm, Lạc Sơn trên 191mm. Cá biệt có lượng mưa nhiều nhất tại địa bàn huyện Kim Bôi với lựơng mưa đạt gần 229mm. Do lượng mưa được đánh giá là không lớn nên mức độ ảnh hưởng không đáng kể so với nhiều địa phương lân cận, toàn tỉnh không có lũ quét, sạt lở đất đá lớn, đặc biệt không có thiệt hại về người.

 

Thống kê trong đợt mưa kéo dài 9 ngày mưa vừa qua đã có một nhà gỗ cấp 4 và tường bao trạm y tế xã Phúc Sạn (Mai Châu) bị sập do đất đá vùi lấp cũng như sạt lở taluy âm. Trên tuyến đường Đồng Bảng – Suối Nhúng cũng bị sạt lở và được khắc phục kịp thời cho xe hàng hóa đi qua. Ngày 2/8, tại Km 128 trên tuyến quốc lộ 6 qua xã Thung Khe (Mai Châu) đã có đá lăn rải rác từ trên núi xuống đường. Công ty Quản lý sửa chữa đường bộ 222 đã cho khắc phục ngay khi có xảy ra sự cố, không để bị ách tắc giao thông. Đáng chú ý do thời gian mưa rải rác, dài ngày nên một số địa bàn các xã đã ảnh hưởng đến giao thông cục bộ, nhất là các tuyến đường liên xã. Còn tại các hồ chứa nước, tính đến ngày 4/8, tình hình mức nước tại các hồ trên địa bàn toàn tỉnh theo như các địa phương báo cáo vẫn còn đang ở mức thấp, khoảng từ 50 – 70% dung tích.   

 

Theo ông Trần Kim Phàn, Chi Cục trưởng Chi cục Thủy lợi và phòng chống lụt bão kiêm Chánh văn phòng BCH PCLB và TKCN của tỉnh, tình hình thời tiết dự báo sẽ còn khá phức tạp, nhất là trong thời gian tới, khả năng mưa bão diễn biến nhiều bất thường. Ban Chỉ huy PCLB và TKCN tỉnh đã chỉ đạo các thành viên trong BCH cũng như các cấp, ngành và địa phương nghiêm túc thực hiện chỉ đạo, công điện của UBND tỉnh. Đồng thời, khẩn trương rà soát tất cả các khu vực trọng điểm có nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất; bằng mọi biện pháp phải cảnh báo thông tin đầy đủ, kịp thời cho người dân để chủ động phòng, tránh; sẵn sàng triển khai phương án di dân ở những khu vực thấp, trũng, nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, khu vực khai thác khoáng sản đến nơi an toàn; sẵn sàng lực lượng, phương tiện cứu hộ, cứu nạn để đáp ứng kịp thời khi có tình huống xảy ra...Đặc biệt, làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền cảnh báo, di dời nhân dân tới khu vực an toàn, nhất là ở các vùng có có nguy sạt lở cao.

 

 

 

                                                             Hồng Trung

 

 

Các tin khác


Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Chọn vàng hay bất động sản?

Vàng và bất động sản là 2 danh mục đang được người dân quan tâm bởi nhu cầu thực, tích lũy hay đầu tư đều lớn.

Thủ tướng chỉ thị về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị số 14/CT-TTg về triển khai nhiệm vụ điều hành chính sách tiền tệ năm 2024, tập trung tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thẩm định mô hình, điển hình tiên tiến tại huyện Kim Bôi, Cao Phong

Ngày 2/5, đoàn công tác do lãnh đạo Ban Thi đua - Khen thưởng (Sở Nội vụ) làm trưởng đoàn đã tổ chức thẩm tra các mô hình, điển hình tiên tiến năm 2024 trên địa bàn huyện Kim Bôi và Cao Phong.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục