(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Quyết định quy định tiêu chuẩn, định mức và chế độ quản lý, sử dụng xe ô tô trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Quyết định quy định rõ, cán bộ có chức danh là Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước; Thủ tướng Chính phủ; Chủ tịch Quốc hội được sử dụng thường xuyên một xe ô tô, kể cả sau khi đã nghỉ công tác, không quy định mức giá cụ thể.
Cán bộ có chức danh là Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước, Phó Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 10,4 trở lên được sử dụng thường xuyên một xe ô tô trong thời gian công tác. Căn cứ tình hình thực tế tại từng thời điểm, Thủ tướng Chính phủ quyết định chủng loại xe trang bị cho các chức danh này theo đề nghị của Bộ Tài chính.
Xe ô tô trang bị cho các chức danh trên được thay thế theo yêu cầu công tác.
Quyết định mới cũng quy định, các chức danh được sử dụng thường xuyên trong thời gian công tác một xe ô tô với giá mua tối đa 1.100 triệu đồng/một xe gồm: 1- Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội; Bộ trưởng, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Trưởng các đoàn thể ở Trung ương, các chức danh tương đương và các chức danh có hệ số lương khởi điểm từ 9,7 trở lên; 2- Bí thư tỉnh ủy các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3- Các chức danh của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: Phó Bí thư Thành uỷ, Chủ tịch HĐND Thành phố, Chủ tịch UBND Thành phố, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách.
Các chức danh được sử dụng xe ô tô để đưa đón từ nơi ở đến nơi làm việc và đi công tác với mức giá mua xe tối đa 920 triệu đồng/một xe gồm: 1- Phó Trưởng ban của Đảng ở Trung ương, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Phó Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Thủ trưởng các cơ quan thuộc Chính phủ, Thứ trưởng, Phó các đoàn thể Trung ương, Bí thư Thường trực Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các chức danh lãnh đạo có hệ số phụ cấp chức vụ từ 1,25 trở lên; 2- Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội chuyên trách các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; 3- Các chức danh của thành phố Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh: Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách, Phó Chủ tịch HĐND, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
Xe ô tô trang bị cho các chức danh trên được thay thế khi đã sử dụng vượt quá thời gian theo chế độ quy định hoặc sử dụng ít nhất 250.000 km (đối với địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn là 200.000 km) mà không thể tiếp tục sử dụng hoặc bị hư hỏng mà không đảm bảo an toàn khi vận hành theo kiểm định của cơ quan có chức năng. Xe ô tô thay thế được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước.
Quyết định cũng nêu rõ, trường hợp một cán bộ giữ nhiều chức danh có tiêu chuẩn sử dụng xe ô tô thì được áp dụng tiêu chuẩn sử dụng xe theo chức danh cao nhất. Khi người tiền nhiệm nghỉ hưu hoặc chuyển công tác khác mà xe ô tô đã trang bị chưa đủ điều kiện thay thế theo quy định trên thì người mới được bổ nhiệm tiếp tục sử dụng xe ô tô đã trang bị cho người tiền nhiệm, không trang bị xe mới.
Quyết định trên có hiệu lực thi hành kể từ ngày 21/9/2015 thay thế Quyết định số 59/2007/QĐ-TTg ngày 7/5/2007 và Quyết định số 61/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ.
PV (TH)
(HBĐT) - Đến nay, mặc dù trên địa bàn một số huyện đã tồn tại phương thức liên kết giữa hộ sản xuất và các công ty, song cơ hội liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chưa mở ra đối với các hộ nghèo vì những lý do như địa bàn khó khăn chưa đáp ứng yêu cầu vận chuyển hàng hoá, nhận thức và trình độ sản xuất còn hạn chế, nhất là kiến thức về sản xuất hàng hoá (sản xuất không theo quy trình và tiêu thụ theo hợp đồng và không theo định hướng). Dự án Giảm nghèo đã tiên phong trong hoạt động liên kết thị trường, kết nối hiệu quả giữa khâu sản xuất và bao tiêu sản phẩm.
(HBĐT) - Trong 5 năm qua, bối cảnh nền kinh tế thế giới, trong nước có nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế. Sự phát triển của ngành CN-TTCN nói chung và công tác thu hút đầu tư đối mặt với nhiều thách thức. Các DN, cơ sở sản xuất phải gồng mình, không ít trong số đó hoạt động cầm chừng, thu nhỏ quy mô hoặc giải thể, ngừng hoạt động. Trong thế khó, với sự hỗ trợ, tạo thuận lợi của địa phương, đa số các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, HTX trên địa bàn huyện Kỳ Sơn đã triển khai nhiều giải pháp duy trì, phát triển sản xuất hiệu quả. Công tác thu hút đầu tư có nhiều khởi sắc. Năm 2010, tổng giá trị sản xuất CN-TTCN mới đạt 590,14 tỷ đồng, đến năm 2015 ước đạt 1.000 tỷ đồng, tăng 69%. Toàn huyện hiện có 97 dự án đăng ký đầu tư với tổng số vốn 1.252,7 tỷ đồng.
(HBĐT) - Với mục tiêu giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội, những năm qua, huyện Kỳ Sơn đã tập trung ưu tiên công tác đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn, vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất và con em các gia đình chính sách, hộ nghèo. Tiếp tục thực hiện đồng bộ, toàn diện và hiệu quả các chương trình, dự án, tạo cơ hội cho người nghèo tiếp cận các chính sách trợ giúp về cơ sở hạ tầng, kiến thức KH-KT, pháp lý, tín dụng, giáo dục, giải quyết việc làm, y tế, đất sản xuất, đất ở, nhà ở, nước sinh hoạt. Tăng cường thông tin, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người nghèo để chủ động phấn đấu vươn lên thoát nghèo. Khuyến khích, động viên những người đã thoát nghèo mạnh dạn vươn lên làm giàu và giúp đỡ những người nghèo khác xóa đói - giảm nghèo.
(HBĐT) - Theo đồng chí Nguyễn Văn Khang, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Kỳ Sơn, một trong những điểm nhấn sản xuất nông nghiệp của huyện những năm qua là bước đầu đã xây dựng và hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa, áp dụng tiến bộ KH-KT vào sản xuất, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng, sản lượng các loại cây trồng.
(HBĐT) - Dự án nạo vét gia cố chỉnh trị dòng sông Bôi (Kè sông Bôi) được triển khai từ năm 2009, bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ, đến nay dự án đã được bố trí đủ nguồn vốn và phải hoàn thành trong năm 2016, trong khi đó giá trị giải ngân mới được 314,124/798,6 tỷ đồng. Hiện chủ đầu tư đang phối hợp với chính quyền các địa phương và các đơn vị liên quan tháo gỡ khó khăn trong GPMB, đôn đốc nhà thầu tập trung thi công để bảo đảm tiến độ, nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của dự án.
(HBĐT) - Ngày 3/8, UBND tỉnh đã tổ chức buổi họp rà soát thôn, xã hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 năm 2015 với sự chủ trì của đồng chí Bùi Văn Cửu, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh. Tham dự có các thành viên Hội đồng tư vấn xét thôn ĐBKK, xã thuộc khu vực I, II, III của tỉnh giai đoạn 2012 – 2015.