Agribank Chi nhánh huyện Đà Bắc triển khai cho hội viên phụ nữ vay vốn phát triển kinh tế gia đình.
(HBĐT) - Phát triển nông nghiệp, nông thôn luôn là chính sách lớn của Đảng và Nhà nước ta. Xung quanh vấn đề này, Báo Hòa Bình đã phỏng vấn đồng chí Tuấn Minh Cử, Giám đốc Ngân hàng No &PTNT (Agribank) Hòa Bình trong triển khai Nghị định số 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn và sự hợp tác giữa Agribank Hòa Bình với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ trong thời gian qua.
PV: Xin đồng chí cho biết quá trình triển khai thực hiện Nghị định số 41/2010/NĐ-CP và các thỏa thuận hợp tác liên ngành giữa Agribank Hòa Bình với Hội Nông dân, Hội Phụ nữ trong 5 năm qua?
Đồng chí Tuấn Minh Cử: Ngày 12/4/2010 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 41/2010/NĐ-CP “Về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn” tạo ra cơ chế phù hợp để các tổ chức tín dụng đáp ứng ngày càng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp, nông thôn. Sau khi có Nghị định, Agribank tỉnh Hòa Bình đã phối hợp cùng với Hội Nông dân tỉnh, Hội LHPN tỉnh tiến hành ký thỏa thuận hợp tác số 01/TTHT và số 02/TTHT ngày 14/4/2011 về tổ chức thực hiện chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn theo NĐ số 41/CP. Trong quá trình thực hiện, giữa cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn, Chủ tịch Hội Nông dân, Hội LHPN xã và các tổ trưởng tổ vay vốn thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, rút kinh nghiệm để không ngừng củng cố, nâng cao tinh thần trách nhiệm hoạt động của tổ vay vốn và của các thành viên. Định kỳ, các cấp hội cơ sở chủ động tổ chức sinh hoạt hội viên thông báo lịch họp cho cán bộ ngân hàng cùng phối hợp các ngành chức năng triển khai hướng dẫn khoa học kỹ thuật khuyến nông - khuyến lâm - khuyến ngư, trao đổi kinh nghiệm giúp hội viên yên tâm trong sản xuất, mạnh dạn vay vốn để đầu tư vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế cao. Hàng năm, Agribank từ cấp huyện đến cấp tỉnh đều có sự phối hợp với các tổ chức hội cùng cấp tiến hành sơ, tổng kết để đánh giá kết quả thực hiện thỏa thuận hợp tác, đề ra giải pháp hoạt động cho những năm tiếp theo và đặc biệt có động viên khen thưởng kịp thời những cá nhân, tổ chức điển hình xuất sắc trong quá trình thực hiện.
PV: Đồng chí có thể cho biết một vài con số và kết quả cụ thể?
Đồng chí Tuấn Minh Cử: Thống kê sau 5 năm thực hiện NĐ số 41/CP và các thỏa thuận hợp tác số 01, số 02, đến ngày 30/6/2015, dư nợ cho vay của Agribank Hòa Bình theo NĐ số 41/CP đạt 2.511 tỷ đồng với 36.133 khách hàng, chiếm 43,1%/tổng dư nợ cho vay toàn chi nhánh, tăng 6,82 lần về dư nợ, tăng bình quân 39,3%/năm, tăng 3, 52 lần về số khách hàng so với 31/12/2010. Tính riêng với Hội Nông dân, Hội LHPN trong tỉnh đã có gần 91.900 lượt hộ được vay vốn với doanh số cho vay đạt trên 2.413 tỷ đồng, suất đầu tư bình quân trên một hộ vay vốn 32 triệu đồng. Dư nợ tính đến ngày 30/6/2015 đạt trên 825 tỷ đồng với 27.462 hộ còn dư nợ, chiếm 32,8% dư nợ cho vay theo NĐ số 41/CP. Nguồn vốn đầu tư cho vay chủ yếu tập trung vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp như trồng trọt, chăn nuôi, mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, xuất khẩu lao động... Thông qua tổ vay vốn, nhu cầu vốn SX -KD của bà con nông dân được đáp ứng nhanh chóng, kịp thời, đầy đủ. Hàng năm với nhu cầu vay vốn ngày càng lớn đã góp phần đáng kể phát triển kinh tế trên địa bàn; khai thác có hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động ở nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo định hướng của địa phương, hình thành các vùng dự án cây ăn quả, nguyên liệu mía, rừng nguyên liệu, trồng cây công nghiệp ngắn ngày, chăn nuôi trâu, bò, dê. Bên cạnh đó, nguồn vốn của Agribank cũng đã khôi phục và phát triển ngành nghề - nông thôn như dệt thổ cẩm, trồng dâu nuôi tằm, sản xuất chổi chít...
PV: Vậy Agribank Hòa Bình đã đúc rút ra những bài học kinh nghiệm gì để tiến tới tiếp tục triển khai có hiệu quả nguồn vốn thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn?
Đồng chí Tuấn Minh Cử: Sau 5 năm thực hiện NĐ số 41/CP và các TTHT giữa Agribank Hòa Bình với Hội Nông dân và Hội LHPN tỉnh đã thu được thành công đáng kể và từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm. Thứ nhất, khi có những chủ trương, chính sách mới của Đảng, Nhà nước, việc đưa nhanh chủ trương, chính sách vào cuộc sống sẽ có tác động tích cực từ cả 2 phía Agribank và người dân; người dân được tiếp cận vốn dễ dàng, nhanh chóng, thuận tiện và hiệu quả hơn. Thứ hai, thông qua việc thực hiện TTHT cho thấy phải có sự phối kết hợp chặt chẽ thường xuyên, liên tục giữa các tổ chức hội và sự chủ động, tích cực của chi nhánh Agribank từ cấp tỉnh đến huyện; kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tại cơ sở thì chính sách mới thực sự mang lại hiệu quả cao. Thứ ba, lực lượng cán bộ xuống địa bàn làm việc trực tiếp với dân cần được trang bị đầy đủ kiến thức chuyên môn, hiểu biết kiến thức xã hội, chủ động tiếp cận trực tiếp với dân để giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh làm cho chính sách đi vào cuộc sống nhanh chóng và kịp thời. Thứ tư, tổ trưởng tổ vay vốn phải là người có uy tín, có năng lực và thông thạo trong giao dịch với ngân hàng, có tín nhiệm với tổ chức Hội, với chính quyền địa phương, biết tính toán làm ăn, trong sạch về tài chính, được bầu theo nguyên tắc tự nguyện thì công tác tổ chức thực hiện mới mang lại hiệu quả thiết thực. Thứ năm, công tác thi đua khen thưởng cần phát động thành phong trào sâu rộng; có tổng kết khen thưởng kịp thời để động viên, khuyến khích các đơn vị, cá nhân có thành tích, từ đó nhân rộng điển hình, tạo khí thế sôi nổi thực hiện hoàn thành nhiệm vụ...
PV: Xin cảm ơn đồng chí!
H.T (thực hiện)
(HBĐT) - Cầu Cang là một trong 3 cầu được đầu tư xây dựng thuộc dự án cải tạo, nâng cấp tỉnh lộ 433 (km0-km23). Cầu Cang nhằm giải quyết căn bản tình trạng ngập từ 1-2 m tại ngầm Cang (km 2+ 420), mỗi khi mưa lớn gây nguy hiểm, ách tắc giao bảo đảm giao thông thông suốt trên tuyến đường 433. Tổng mức đầu tư cầu Cang khoảng 21 tỷ đồng.
(HBĐT) - Sau 5 năm, chúng tôi mới có dịp về với Địch Giáo (Tân Lạc). Con đường rải bê tông vào tận các ngõ, xóm, nhà cửa khang trang, làng quê ngày mùa thơm mùi rơm mới nhưng vẫn phong quang, sạch đẹp… bức tranh về cuộc sống của xã nông thôn mới Địch Giáo hiện lên với những gam màu sáng đầy tươi đẹp. Hồi tưởng lại những năm 2010, ít ai có thể hình dung, nơi đây vốn có đến gần 30% hộ nghèo, thu nhập bình quân đầu người thấp so với bình quân chung của huyện, tỉnh…
(HBĐT) - Tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng NTM được đánh giá là một trong những tiêu chí khó bởi nhu cầu kinh phí đầu tư lớn, trong khi đó, nguồn lực của tỉnh, huyện, xã còn hạn hẹp. Mặc dù hệ thống thủy lợi sau khi phân cấp cho xã quản lý đã có nhiều chuyển biến, đáp ứng cơ bản yêu cầu sản xuất và dân sinh. Song, so với tiêu chí về thủy lợi trong xây dựng NTM thì chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra, nhất là tỷ lệ cứng hóa kênh mương.
(HBĐT) - Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ GT-VT và UBND tỉnh Hòa Bình chỉ đạo Nhà đầu tư có giải pháp phù hợp giải quyết bất cập tại Trạm thu phí BOT trên quốc lộ 6, đoạn Xuân Mai - Hòa Bình.
(HBĐT) - Ngày 20/10, Công ty BOT QL 6 đã thực hiện thu phí tại trạm thu phí km 42+730, QL 6. Mức thu phí được áp dụng theo Thông tư số 122/2015/TT-BTC, ngày 18/8/2015 của Bộ Tài chính quy định QL6.
(HBĐT) - Ngày 4/11, đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã làm việc với UBND huyện Cao Phong, kiểm tra tình hình phát triển sản xuất. Tham dự có lãnh đạo Văn phòng UBND tỉnh, Sở NN&PTNT, KH&CN. Theo báo cáo nhanh của UBND huyện Cao Phong, toàn huyện hiện đã phát triển được trên 1.876 ha cây ăn quả có múi, chủ yếu là cam và quýt.