Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi kiểm tra diện tích keo năm thứ nhất tại xã Kim Bình.

Cán bộ phòng NN&PTNT huyện Kim Bôi kiểm tra diện tích keo năm thứ nhất tại xã Kim Bình.

(HBĐT) - Những năm gần đây, người dân trên địa bàn huyện Kim Bôi đã tập trung phát triển kinh tế theo hướng trồng rừng sản xuất. Phát triển kinh tế rừng đã đem lại những lợi ích thiết thực về kinh tế - xã hội, bảo vệ rừng đầu nguồn, bảo vệ môi trường, tăng độ che phủ rừng và tạo việc làm tại chỗ, đảm bảo nguồn thu nhập ổn định, góp phần xóa đói - giảm nghèo cho người dân địa phương.

 

Huyện Kim Bôi có tổng diện tích tự nhiên là 54.950 ha, trong đó diện tích đất lâm nghiệp 40.562 ha chiếm trên 73% diện tích toàn huyện, riêng rừng sản xuất có diện tích trên 21.000 ha đây là điều kiện thuận lợi cho huyện Kim Bôi đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp. Kim Bôi được đánh giá là địa phương có tổng diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh.

 

Để hoàn thành khâu đột phá về phát triển kinh tế đồi rừng, Đảng bộ huyện Kim Bôi đã tăng cường sự lãnh đạo của các cấp về trồng rừng, phát triển vốn rừng theo chủ trương kế hoạch của tỉnh; tiếp tục rà soát diện tích rừng, duy trì ổn định độ che phủ rừng từ 49% trở lên. Công tác tổ chức tuần tra, canh gác bảo vệ rừng và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm lâm luật được các ngành tiến hành thường xuyên, trong đó ưu tiên khu vực rừng phòng hộ xung yếu; thực hiện cắm mốc phân định ranh giới từng loại rừng để xây dựng phương án chuyển đổi rừng sau rà soát. Để sản xuất kinh doanh rừng bền vững, huyện thực hiện xã hội hóa nghề rừng, đưa nghề rừng dần trở thành ngành kinh tế chính của huyện. Hầu hết các diện tích đất lâm nghiệp, đất đồi được trồng và khoanh nuôi bảo vệ. Nguồn lợi từ kinh tế đồi rừng tiếp tục trở thành nguồn thu chiếm tỷ trọng khá, nhiều gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ kinh tế đồi rừng.

 

Thực hiện đề án phát triển trồng rừng kinh tế,  huyện tập trung rà soát lại quỹ đất lâm nghiệp, hỗ trợ và vận động nhân dân trồng rừng, phát triển kinh tế lâm nghiệp. Bình quân mỗi năm huyện Kim Bôi trồng được 1000-2.000 ha rừng chủ yếu là rừng sản xuất và 100-200 ha cây ăn quả các loại. Năm 2014, toàn huyện đã trồng được 2.001 ha rừng là huyện có diện tích rừng trồng lớn nhất tỉnh, nâng độ che phủ rừng lên 49,3%. Năm 2015, huyện Kim Bôi có kế hoạch trồng mới 1.700 ha rừng, chủ yếu là rừng sản xuất và giao trên 37.000 ha rừng cho nhân dân chăm sóc và bảo vệ. Đến hết tháng 9, toàn huyện đã trồng được 1.700 ha.

 

Ông Lê Đức Hùng, Phó Chủ tịch UBND huyện Kim Bôi cho biết: Thấy được hiệu quả rõ rệt từ trồng rừng nên trồng rừng đã trở thành một phong trào, nhà ít thì 2-5 ha nhà nhiều thì trên chục ha. Rừng Kim Bôi đã tạo thêm việc làm, đem lại thu nhập ổn định, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng số hộ khá giàu ở địa phương. Ngoài ra, còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực khác như tăng độ che phủ, bảo vệ môi trường sinh thái, tránh được tình trạng ao hồ cạn kiệt trong mùa khô hạn trước đây. Từ thành công trong vụ trồng rừng năm 2014, năm nay sau khi được giao chỉ tiêu kế hoạch trồng rừng của tỉnh, huyện kịp thời triển khai đến bà con nhân dân các xã. Các cây trồng chủ yếu là keo, sấu, trám. Huyện đã chủ động chuẩn bị giống cây tại vườn ươm lâm trường và các vườn ươm dự án. Chủ trương của huyện vận động người dân tự bỏ vốn ra trồng rừng, diện tích rừng khai thác đến đâu trồng ngay đến đó không để diện tích rừng trống. Đồng thời tích cực chăm sóc rừng trồng, có biện pháp quản lý bảo vệ rừng, phòng chống cháy rừng, không xâm hại rừng. Bình quân thu nhập từ rừng đạt 50-70 triệu đồng/ha. Hầu hết các hộ được giao đất lâm nghiệp biết làm giàu từ mô hình trồng rừng kinh tế. Ngoài diện tích được giao, nhiều hộ còn liên doanh trồng rừng kinh tế với công ty lâm nghiệp, lâm trường trong huyện. Các hộ trồng rừng còn thực hiện các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao dưới tán rừng như chăn nuôi lợn, phát triển nuôi gà thả vườn, nuôi ong lấy mật, xây dựng mô hình VACR liên hoàn…

 

Hướng đi của huyện trong thời gian tới là chuyển dịch cơ cấu sản xuất kinh tế lâm nghiệp sang trồng rừng và chế biến lâm sản nhằm đem lại thu nhập cao cho người dân.

 

 

                                                                              Đinh Thắng

 

 

 

 

Các tin khác


Huyện Tân Lạc: Tỷ lệ tưới, tiêu chủ động đạt 80% diện tích canh tác

Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, trong giai đoạn 2021 - 2023, huyện đã ưu tiên đầu tư, nâng cấp sửa chữa, xây dựng mới nhiều công trình hạ tầng thủy lợi, giao thông nội đồng.

Huyện Lạc Sơn: Tổng đàn vật nuôi có trên 1,3 triệu con

Theo báo cáo của UBND huyện Lạc Sơn, hiện nay, tổng đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện đạt trên 1,3 triệu con.

Đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn thành lập thị xã Lương Sơn

Ngày 26/4, Ban chỉ đạo hoàn thiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn của tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá tiến độ thực hiện các tiêu chuẩn để thành lập thị xã Lương Sơn. Đồng chí Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì hội nghị.

Cựu chiến binh huyện Lạc Thủy thi đua làm kinh tế giỏi

Những năm qua, phong trào "Cựu chiến binh (CCB) thi đua làm kinh tế giỏi" trên địa bàn xã Hưng Thi (Lạc Thủy) có sức lan tỏa sâu rộng, được các hội viên nhiệt tình hưởng ứng. Từ phong trào xuất hiện nhiều CCB điển hình, gương mẫu trong phát triển kinh tế, trở thành tấm gương trong lao động sản xuất, đóng góp vào công cuộc xây dựng, phát triển quê hương ngày càng giàu đẹp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục