Được hỗ trợ của ngân sách, nhân dân xã Phú Lai (Yên Thủy) góp công sức kiên cố hóa kênh mương nội đồng.
(HBĐT) - Đồng chí Vũ Ngọc Nam, Chủ tịch UBND xã Phú Lai (Yên Thủy) cho biết: Xã có thuận lợi là giáp với trung tâm huyện lỵ nhưng hạ tầng, cơ sở vật chất lại yếu và thiếu. Năm 2015, xã được tiếp sức mạnh mẽ từ đầu tư về hạ tầng hoàn hiện các tiêu chí để trở thành 1 trong 3 xã (Ngọc Lương, Yên Trị, Phú Lai) về đích NTM của huyện Yên Thủy. Ngoài tiêu chí chợ nông thôn không phải thực hiện do ở không xa thị trấn Hàng Trạm. Các công trình: nhà văn hóa, trạm y tế, trường mầm non, tiểu học, THCS, hệ thống giao thông, thủy lợi, kênh mương nội đồng được bổ sung nguồn lực đầu tư xây dựng tạo nên sự thay đổi lớn trong diện mạo nông thôn mà cách đây chỉ vài năm luôn trong tình trạng yếu kém và thiếu đồng bộ.
Tính ra tổng kinh phí đầu tư cho xây dựng NTM ở Phú Lai khoảng 100 tỷ đồng, trong đó, người dân đóng góp ngày công, tiền mặt, hiến đất, hoa màu chiếm gần 20% tổng mức đầu tư. Từ các nguồn vốn đầu tư và sự cố gắng của cán bộ, nhân dân, Phú Lai từng bước đạt được các tiêu chí NTM. Năm 2011 mới hoàn thành 3 tiêu chí dễ, đến nay đã đạt được 19 tiêu chí. Trong đó, hệ thống giao thông liên xã được nhựa hóa và bê tông hóa, đường thôn, xóm, nội đồng từng bước được cứng hóa. Hệ thống thủy lợi phát huy 80% năng lực thiết kế. 100% hộ được dùng điện. 2/3 trường học đạt chuẩn quốc gia. Trạm y tế được đầu tư mới đáp ứng tiêu chuẩn NTM. Xã đã đưa vào khai thác khu thể thao, 8/8 xóm có nhà văn hóa phục vụ sinh hoạt cộng đồng của người dân...
Hình thức tổ chức sản xuất với các tổ hợp tác hoạt động khá tốt. Từ xã độc canh cây lúa, Phú Lai đã chuyển mạnh mẽ cơ cấu cây trồng, khai thác hiệu quả tiềm năng đất đai, lao động. Hàng năm xã duy trì 383 ha cây lương thực có hạt, cây công nghiệp ngắn ngày 242 ha, cây lấy bột 83 ha... chăn nuôi hộ gia đình, gia trại kết hợp với các loại hình dịch vụ đã góp phần nâng cao thu nhập cho người dân đạt 20, 5 triệu đồng/người/năm, hộ nghèo còn 5%. Đạt chuẩn NTM, chất lượng cuộc sống của người dân xã Phú Lai được cải thiện, được sống trong môi trường xanh - sạch - đẹp văn minh hơn. Tuy nhiên, chặng đường tiếp theo cũng còn nhiều khó khăn.
Đồng chí Bùi Văn Cán, Phó Chủ tịch UBND xã băn khoăn: Một số tiêu chuẩn trong tiêu chí giao thông, thủy lợi, cơ sở vật chất văn hóa, môi trường chưa thật hoàn chỉnh. Chẳng hạn như giao thông tuy đã cứng hóa 83% không còn lầy lội vào mùa mưa nhưng mặt đường mới rộng từ 2 - 2,5 m, đường giao thông cứng hóa chỉ được 52%. Kênh mương mới cứng hóa 13,9 km, đạt 50%. Về môi trường, chất thải, nước thải mới được thu gom và xử lý ở khu trung tâm. Văn hóa xóm, xã chưa được đầu tư cơ sở vật chất... Đặc biệt, nguồn sống chủ yếu của đa số người dân là sản xuất nông, lâm nghiệp nhưng lại phụ thuộc nhiều vào thời tiết mà thời tiết luôn bất lợi, sản xuất tăng trưởng thấp và không ổn định, dẫn đến giảm nghèo không bền vững. Lực lượng lao động chủ yếu là lao động phổ thông, chưa qua đào tạo. Số lao động dịch vụ chủ yếu là thợ xây, thợ thủ công làm việc theo mùa vụ, do đó, việc huy động nguồn lực từ nhân dân gặp nhiều khó khăn, trong khi mục tiêu của chương trình NTM là cải thiện bền vững và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Ngoài ra tiêu chí về an ninh trật tự cũng khó có sự ổn định. Cán bộ và nhân dân xã Phú Lai nhận thức được thực trạng đó và phải nỗ lực phấn đấu thường xuyên để xây dựng cuộc sống tốt đẹp hơn. Phú Lai đang cần tiếp sức để xây dựng căn bản các tiêu chí còn yếu; tiếp tục phát huy nội lực phấn đấu hoàn thiện và nâng cao chất lượng các tiêu chí, hướng tới mục tiêu cuối cùng là cải thiện bền vững đời sống vật chất, tinh thần của người dân, xây dựng NTM ấm no, hạnh phúc.
Lê Chung
(HBĐT) - Triển khai kế hoạch đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện; tuyên truyền các chính sách liên quan; rà soát các dự án sử dụng đất lâm nghiệp; triển khai trồng rừng thay thế toàn bộ diện tích chuyển đổi... Đó là những bước đi cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả đề án trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2016, tỉnh ta sẽ hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế, đảm bảo đúng tiến độ chỉ đạo của Bộ NN&PTNT.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.
(HBĐT) - “Những năm gần đây, huyện Cao Phong đã khai thác tốt lợi thế so sánh phát triển nông nghiệp hàng hóa và du lịch dịch vụ gắn với thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo bền vững” - Đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện chia sẻ.
(HBĐT) - Chúng tôi đến xã Sào Báy (Kim Bôi) vào thời điểm bà con đang tập trung trồng vụ đông. Trên cánh đồng thôn Sào Bắc, ngay từ sáng sớm, bà con nông dân đã đồng loạt xuống đồng. Người xuống giống khoai lang, người làm đất để chuẩn bị trồng rau, đậu các loại. Chị Bùi Thị Hạnh cho biết: “Gia đình tôi có 1.000 m2 ruộng, nhiều năm nay, ngoài gieo 2 vụ lúa, gia đình còn trồng thêm vụ đông gồm ngô, khoai lang, su hào, bắp cải và nuôi lợn nái, gà, vịt để tăng thêm thu nhập”. Không chỉ gia đình chị Hạnh mà nhiều hộ dân ở các xóm Đồi Bổi, Sào Đông, Nà Bờ, Đồng Chờ, Đầm Giàn đều phát triển trồng cây màu vụ đông, góp phần phát triển kinh tế hộ.
(HBĐT) - Theo thống kê của Sở LĐ-TB&XH ước tính tỷ lệ hộ nghèo cuối năm 2015 theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015 trong toàn tỉnh giảm còn khoảng 12% (giảm 3,46% so với năm 2014), vượt chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao là 13,7%.
(HBĐT) - Nhằm giúp hộ nghèo, cận nghèo và đối tượng chính sách có vốn đầu tư phát triển kinh tế, vươn lên trong cuộc sống, những năm qua, NH CSXH huyện Tân Lạc phối hợp với chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai nhiều chương trình tín dụng ưu đãi trên địa bàn. Từ nguồn vốn ưu đãi của NHCSXH đã và đang là trợ lực lớn để người dân huyện Tân Lạc phát triển kinh tế, là đòn bẩy quan trọng thúc đẩy quá trình giảm nghèo phát triển kinh tế ở địa phương. Trong giai đoạn 2012-2014 vốn chính sách đã giúp 3.594 hộ trên địa bàn huyện thoát nghèo, ổn định cuộc sống.