Lãnh đạo trung tâm Dạy Nghề huyện Kim Bôi thăm tổ sản xuất sản phẩm mây đan tại xóm Khoang.

Lãnh đạo trung tâm Dạy Nghề huyện Kim Bôi thăm tổ sản xuất sản phẩm mây đan tại xóm Khoang.

(HBĐT) - Thời gian qua, Trung tâm dạy nghề huyện Kim Bôi đã từng bước nâng cao chất lượng đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho học viên sau khi học nghề. Trung tâm dạy nghề huyện phối hợp tích cực với các địa phương, qua đó xác định được nhu cầu học nghề của lao động nông thôn để có hướng đào tạo nghề đúng theo nguyện vọng giúp học viên sau khi học nghề áp dụng vào thực tế hiệu quả.

 

Chị Bùi Thị Tuyết Thanh là cán bộ Trung tâm học tập cộng đồng xã Sơn Thủy (Kim Bôi). Cũng như nhiều chị em phụ nữ trong xã, mong muốn của cô Thanh là có một nghề phụ để làm trong những lúc nông nhàn. Qua sách báo, được biết tại Chương Mỹ (Hà Nội) có nghề đan mây rất nổi tiếng thu hút hàng trăm phụ nữ đến học nghề và làm việc, một mình chị Thanh về tận Chương Mỹ học nghề với mong muốn có thể mang nghề về địa phương.

 

Tuy nhiên, ngay khi đã có nghề trong tay, chị Thanh nhận ra rằng để đưa nghề về với chị em trong xã là điều không tưởng nếu chỉ có một mình, bởi kinh phí dạy nghề không nhỏ, việc vận động chị em vốn chỉ quen với việc làm nông và làm thuê thời vụ theo nghề cũng không hề đơn giản. “ Những cản trở ban đầu đó tưởng như không thể tháo gỡ được nhưng rất may trung tâm Dạy Nghề huyện Kim Bôi đã vào cuộc. Với nguồn vốn của Đề án 1956, Trung tâm đã chủ động khảo sát nhu cầu học nghề của chị em và khi chúng tôi đề xuất nguyện vọng của mình, Trung tâm đã mời giáo viên tại Hà Nội về dạy, hỗ trợ tiền học cho các hội viên và mở 1 lớp cho 35 hội viên phụ nữ xã. Đến nay, chúng tôi đã đưa được nghề về địa phương với 3 tổ sản xuất cho chị em phụ nữ lúc nông nhàn”, chị Thanh chia sẻ.

 

Từ một lớp học ban đầu ấy, đến nay nghề đan mây khá phổ biến ở Sơn Thủy. Chị Thanh cho biết: Với mỗi sản phẩm gia công được trả từ 4 – 6 ngàn đồng, mỗi chị em phụ nữ trung bình cũng đạt từ 30 – 40 ngàn đồng/ ngày công. Cái hay của nghề này là chị em có thể tranh thủ làm mọi lúc nhàn rỗi. Đầu ra sản phẩm đã có Công ty bao tiêu.

 

Đó chỉ là một trong nhiều lớp dạy nghề theo nhu cầu do trung tâm Dạy Nghề huyện Kim Bôi đang thực hiện. Đồng chí Phạm Văn Kha, Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Kim Bôi cho biết: Trong 9 lớp dạy nghề cho lao động nông thôn được tổ chức từ đầu năm đến nay đều là các lớp được triển khai dựa trên nhu cầu học nghề của người lao động và xét trên nhu cầu thực tế tại địa phương. Thực tế Kim Bôi không có nhiều nhà máy, doanh nghiệp mà ở đây lao động nông thôn vẫn chủ yếu gắn với nông nghiệp nên Trung tâm đã mở 2 lớp kỹ thuật chăn nuôi lợn và 2 lớp chăn nuôi gà cho 60 học viên, chủ yếu là lao động thuộc hộ nghèo. Ngoài ra, mở 3 lớp thêu thổ cẩm, 1 lớp may túi xách siêu thị và 1 lớp chổi chít, chủ yếu cho lao động nữ. Với những lớp nghề phi nông nghiệp được mở không chỉ do nhu cầu của người học mà đều dựa vào liên kết với các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn hoặc ngoài tỉnh, do chính doanh nghiệp đào tạo và đảm bảo việc làm cho người lao động.

 

Chính vì đào tạo theo nhu cầu của người lao động và có sự liên kết với doanh nghiệp nên hơn 90% lao động được đào tạo nghề phi nông nghiệp đều có việc làm sau khi được đào tạo. Tuy nhiên, đối với nhóm nghề nông nghiệp, vấn đề hậu đào tạo vẫn là một bài toàn khá nan giải. Trao đổi về vấn đề này, đồng chí Giám đốc Trung tâm Dạy nghề huyện Kim Bôi cho biết: Kim Bôi là một huyện thuần nông nên nhu cầu học nghề nông khá lớn. Đối tượng đào tạo ở đây là những người trong độ tuổi lao động nhưng chúng tôi luôn chú trọng đối tượng là thanh niên vì họ mới là những người có nhu cầu giải quyết việc làm. Tuy nhiên, thực tế là khi đào tạo xong, những bạn thanh niên nông thôn này vẫn trong tình trạng lao động nhàn rỗi bởi nhu cầu của các bạn khi đã học xong, có kiến thức muốn mở rộng đầu tư nhưng để tiếp cận được nguồn vốn hiện nay là rất khó. Chính vì vậy, để nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề, cần thiết phải có chính sách ưu đãi về vốn vay. Có như vậy, người nông dân mới có thể mở rộng sản xuất phát triển kinh tế hộ gia đình.

 

 

 

 

                                                                                              P.L

 

 

 

Các tin khác

Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Phó Trưởng BCĐ 800 tỉnh phát biểu kết luận hội nghị.
Được hỗ trợ của ngân sách, nhân dân xã Phú Lai (Yên Thủy)  góp công sức kiên cố hóa kênh mương nội đồng.
Trường Cao đẳng Nghề Hòa Bình từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động có tay nghề của nhiều doanh nghiệp trên địa bàn. Ảnh: Học viên thực hành sửa chữa động cơ ôtô.
Đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ kiểm tra tình hình và động viên các lực lượng tham gia cứu hộ - cứu nạn.

Liên Sơn đón nhận danh hiệu xã đạt chuẩn NTM

(HBĐT) - Chiều 20/11, tại Nhà văn hoá xã Liên Sơn, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận xã Liên Sơn đạt chuẩn NTM năm 2015. Về dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Thanh Mịch, UVTV, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh cùng đông đảo nhân dân trong xã.

Chia sẻ kết quả và kinh nghiệm Dự án PSARD 2 tỉnh Hoà Bình, Cao Bằng

(HBĐT) - Trong 2 ngày (20 – 21/11), tại V – Resort, Kim Đức, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi), Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ Sỹ và UBND 2 tỉnh Hoà Bình, Cao Bằng đã đồng tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả và kinh nghiệm Dự án PSARD (Chương trình Cải thiện cung cấp dịch vụ công trong Nông nghiệp & PTNT).

Phấn đấu hoàn thành trồng rừng thay thế trong năm 2016

(HBĐT) - Triển khai kế hoạch đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện; tuyên truyền các chính sách liên quan; rà soát các dự án sử dụng đất lâm nghiệp; triển khai trồng rừng thay thế toàn bộ diện tích chuyển đổi... Đó là những bước đi cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả đề án trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2016, tỉnh ta sẽ hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế, đảm bảo đúng tiến độ chỉ đạo của Bộ NN&PTNT.

Ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.

Huyện Cao Phong: Khai thác lợi thế để giảm nghèo bền vững

(HBĐT) - “Những năm gần đây, huyện Cao Phong đã khai thác tốt lợi thế so sánh phát triển nông nghiệp hàng hóa và du lịch dịch vụ gắn với thực hiện các mục tiêu về giảm nghèo bền vững” - Đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện chia sẻ.

Sào Báy tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi

(HBĐT) - Chúng tôi đến xã Sào Báy (Kim Bôi) vào thời điểm bà con đang tập trung trồng vụ đông. Trên cánh đồng thôn Sào Bắc, ngay từ sáng sớm, bà con nông dân đã đồng loạt xuống đồng. Người xuống giống khoai lang, người làm đất để chuẩn bị trồng rau, đậu các loại. Chị Bùi Thị Hạnh cho biết: “Gia đình tôi có 1.000 m2 ruộng, nhiều năm nay, ngoài gieo 2 vụ lúa, gia đình còn trồng thêm vụ đông gồm ngô, khoai lang, su hào, bắp cải và nuôi lợn nái, gà, vịt để tăng thêm thu nhập”. Không chỉ gia đình chị Hạnh mà nhiều hộ dân ở các xóm Đồi Bổi, Sào Đông, Nà Bờ, Đồng Chờ, Đầm Giàn đều phát triển trồng cây màu vụ đông, góp phần phát triển kinh tế hộ.

 

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục