Với chất lượng cao và đảm bảo tốt VSATTP, các loại cam Cao Phong đang được tiêu thụ tốt trên thị trường. Ảnh: Cam Cao Phong bày bán trên địa bàn huyện Cao Phong.
(HBĐT) - Đã 1 năm kể từ khi sản phẩm cam của huyện Cao Phong được công nhận chỉ dẫn địa lý (tháng 11/2014). Là thương hiệu nông sản đầu tiên của tỉnh được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong đang tự tin vươn ra thị trường lớn, mang trên mình sứ mệnh lớn lao của một thương hiệu nông sản mạnh nhất, đặc trưng nhất của tỉnh Hòa Bình.
Tháng 11/2014, Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm Cam của huyện Cao Phong, bước đầu chứng nhận bảo hộ chỉ dẫn địa lý cho 4 giống cam: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh. Theo đó, những hộ nằm trong vùng sử dụng chỉ dẫn địa lý tại thị trấn Cao Phong và các xã Tây Phong, Bắc Phong, Dũng Phong, Tân Phong, Thu Phong có sản phẩm cam mang tên gọi chung Cam Cao Phong. Đây là bước đột phá mở ra nhiều cơ hội cho người trồng cam, được kỳ vọng là cú hích quan trọng đưa sản phẩm Cam Cao Phong đến với người tiêu dùng, hướng tới tiếp cận thị trường trong và ngoài nước.
Theo đồng chí Đỗ Hải Hồ, Giám đốc Sở KH &CN: Việc đăng ký thành công chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cam Cao Phong được coi là bước đột phá chiến lược về phát triển tài sản trí tuệ của tỉnh. Với kết quả quan trọng này, ngành KH &CN sẽ hướng tới một mục tiêu xa hơn, đó là từng bước xây dựng bộ tiêu chuẩn canh tác thống nhất cho Cam Cao Phong như tiêu chuẩn nông sản chất lượng cao của Việt Nam (VietGAP) hoặc xa hơn nữa, tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu (GlobalGAP) như đã áp dụng cho các sản phẩm nông sản khác trong cả nước. Như vậy, trên hành trình xây dựng và phát triển mạnh mẽ thương hiệu Cam Cao Phong, sản phẩm tiêu biểu của chúng ta sẽ được tiếp thêm sức mạnh để vươn ra các thị trường lớn, bước vào các siêu thị, đại siêu thị, hướng tới xuất khẩu và mở ra hướng đi mới cho ngành công nghiệp chế biến tại vùng đất này. Quả cam từ chỗ chỉ được sử dụng làm sản phẩm tiêu dùng trực tiếp sẽ được chế biến thành nhiều loại sản phẩm đa dạng mà vẫn giữ được vị ngọt thơm rất Cao Phong.
Đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện Cao Phong cho biết: Sau một năm được công nhận chỉ dẫn địa lý, sản phẩm Cam Cao Phong đang tiếp tục khẳng định giá trị thương hiệu, phấn đấu trở thành thương hiệu nông sản mang tầm vóc quốc gia có sức vươn mạnh mẽ ra thị trường lớn. Mùa thu hoạch cam năm nay lại tiếp tục là mùa vàng bội thu đối với người trồng cam ở huyện Cao Phong. Với gần 800 ha cam thời kỳ kinh doanh, ước sản lượng cam năm nay toàn huyện đạt trên 20 nghìn tấn. Nhờ kết quả của nhiều năm xây dựng, bảo tồn và phục tráng nguồn gien quý mà hệ số nhân giống của cây cam nhanh hơn, chất lượng tốt hơn, đem lại năng suất, giá trị kinh tế ngày càng cao. Qua đánh giá, bình quân mỗi ha cam ở Cao Phong cho thu nhập trên 600 triệu đồng, trừ chi phí người nông dân còn lãi bình quân 400 triệu đồng /vụ. Với giá cam năm nay cao hơn hẳn những năm trước, dự kiến giá trị kinh tế mà cây cam mang lại sẽ còn cao hơn nhiều. Đây thực sự là cây vàng trên đất Cao Phong một điển hình thành công trong phát triển cây có múi của cả nước.
Kế hoạch đến năm 2017, huyện Cao Phong duy trì diện tích cam khoảng 1.500 ha, sản lượng hàng năm đạt hơn 20.000 tấn, thu nhập bình quân đạt hơn 500 triệu đồng /ha. Để làm được điều đó, huyện Cao Phong sẽ thực hiện tốt công tác quy hoạch vùng cam, có cơ cấu giống hợp lý; thực hiện chuyển giao tiến bộ KHKT, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học vào sản xuất; tuyên truyền, quảng bá sản phẩm Cam Cao Phong đến với người dân cả nước, vươn tới thị trường ngoài nước
Thu Trang
(HBĐT) - Trong tình hình hiện nay, tại một số doanh nghiệp trên địa bàn đang có tình trạng thiếu hụt trong tuyển dụng lao động. Ngay cả một số doanh nghiệp mặc dù đã đầu tư dây chuyền, trang thiết bị máy móc hiện đại tại địa bàn các huyện nhưng vẫn khó tuyển dụng lao động có tay nghề.
(HBĐT) - Ngay sau khi vụ tai nạn sập hầm khu vực thăm dò mỏ khai thác than của Công ty TNHH Tân Sơn tại xóm Chiềng, xã Lỗ Sơn (Tân Lạc), ngày 20/11/2015, thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bùi Văn Tỉnh, UVT.Ư Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Văn phòng Tỉnh uỷ đã có Công văn số 177-CV/VPTU “về việc xử lý, khắc phục hậu quả tai nạn lao động và rà soát hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh”.
(HBĐT) - Chiều 20/11, tại Nhà văn hoá xã Liên Sơn, UBND huyện Lương Sơn đã tổ chức lễ đón nhận bằng công nhận xã Liên Sơn đạt chuẩn NTM năm 2015. Về dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Nguyễn Văn Quang, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Tứ, UVTV, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Hoàng Thanh Mịch, UVTV, Chủ tịch UBMTTQ tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh cùng đông đảo nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Trong 2 ngày (20 – 21/11), tại V – Resort, Kim Đức, xã Vĩnh Tiến (Kim Bôi), Cơ quan Hợp tác Phát triển Thuỵ Sỹ và UBND 2 tỉnh Hoà Bình, Cao Bằng đã đồng tổ chức hội thảo chia sẻ kết quả và kinh nghiệm Dự án PSARD (Chương trình Cải thiện cung cấp dịch vụ công trong Nông nghiệp & PTNT).
(HBĐT) - Triển khai kế hoạch đến các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc đối tượng thực hiện; tuyên truyền các chính sách liên quan; rà soát các dự án sử dụng đất lâm nghiệp; triển khai trồng rừng thay thế toàn bộ diện tích chuyển đổi... Đó là những bước đi cụ thể nhằm thực hiện hiệu quả đề án trồng rừng thay thế khi chuyển đổi mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác trên địa bàn tỉnh. Dự kiến đến cuối năm 2016, tỉnh ta sẽ hoàn thành kế hoạch trồng rừng thay thế, đảm bảo đúng tiến độ chỉ đạo của Bộ NN&PTNT.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016 - 2020. Trong đó, quy định rõ các tiêu chí tiếp cận đo lường nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2016-2020; chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình áp dụng cho giai đoạn 2016-2020.