(HBĐT) - Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh vừa có ý kiến chỉ đạo về việc tiền bán cổ phần cho người lao động nghèo.
Cụ thể, Phó Thủ tướng đồng ý việc thanh toán tiền mua cổ phần trả chậm của người lao động quy định tại Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 19/6/2002 và Nghị định số 44/1998/NĐ-CP ngày 29/6/1998 của Chính phủ về chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần theo hình thức sau:
Đối với người lao động đang làm việc tại công ty cổ phần, người lao động đã nghỉ hưu hoặc chuyển công tác không còn làm tại công ty cổ phần thì được trừ vào tiền cổ tức được chia hàng năm nếu người lao động muốn thanh toán mà hiện tại chưa đủ khả năng thanh toán nợ cho nhà nước. Số tiền trả chậm không phải tính lãi.
Người lao động mua cổ phần trả chậm thỏa thuận bán lại hoặc trả lại cho nhà nước số cổ phần ưu đãi trả chậm được quy ra từ số tiền trả chậm còn nợ đối với trường hợp người lao động nghèo không muốn thanh toán nốt số tiền còn nợ cho nhà nước.
Công ty cổ phần có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện việc thanh toán tiền mua cổ phần trả chậm của người lao động. Số tiền thu được từ việc bán cổ phần trả chậm cho người lao động nghèo nộp về Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp theo quy định tại Quyết định số 21/2012/QĐ-TTg ngày 10/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ và Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại các Công ty mẹ của Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, Công ty mẹ trong tổ hợp công ty mẹ - công ty con theo quy định tại Thông tư số 10/2013/TT-BTC ngày 18/01/2013 của Bộ Tài chính.
PV (TH)
(HBĐT) - Tháng 11/2014, 4 giống cam của huyện Cao Phong gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất dùng cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù do các điều kiện địa lý của khu vực quyết định. Sự kiện này là bước đột phá, bước ngoặt chiến lược, mở ra nhiều cơ hội cho cam Cao Phong phát triển, vươn xa. Cho đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
(HBĐT) - Đến nay, toàn tỉnh đã có 130 điểm dịch vụ thú y đang hoạt động và có thu nhập thông qua cung cấp các dịch vụ thú y ở địa phương. 100% điểm dịch vụ có 1 cán bộ quản lý về chăn nuôi và chuyên môn thú y được nâng cao năng lực viết báo cáo dịch tễ, chẩn đoán và chữa trị bệnh, tích cực phòng chống dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.
(HBĐT) - Nhằm đẩy mạnh chương trình quảng bá, giới thiệu sản phẩm cam ra thị trường trong nước, hướng tới xuất khẩu, đưa thương hiệu cam Cao Phong phát triển bền vững trong thời gian tới, trong 2 ngày 27 - 28/11, huyện Cao Phong tổ chức Lễ hội cam Cao Phong lần thứ nhất. Trong khuôn khổ lễ hội sẽ có hoạt động trưng bày gian hàng, chấm điểm gian hàng; thăm quan vườn cam, chấm điểm vườn cam cùng một số hoạt động hấp dẫn khác.
(HBĐT) - Với sự ưu đãi của khí hậu, thổ nhưỡng, cùng sự cần cù, năng động, sáng tạo, vào những năm 1960 của thế kỷ trước, cam Cao Phong đã từng là sản phẩm được xuất khẩu sang nước bạn Liên Xô, một thị trường hết sức nghiêm ngặt và khó tính thời bấy giờ.
(HBĐT) - Trong 2 ngày 27 – 28/11, huyện Cao Phong sẽ tổ chức Lễ hội cam Cao phong lần thứ nhất. Đây là lễ hội quy mô cấp huyện được tổ chức ngoài trời tại sân nhà văn hoá huyện tại thị trấn Cao Phong.