Ký kết liên kết trong tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong giữa UBND tỉnh và Tổng Công ty Thương mại Hà Nội. Ảnh: P.V
(HBĐT) - Với sự ưu đãi của khí hậu, thổ nhưỡng, cùng sự cần cù, năng động, sáng tạo, vào những năm 1960 của thế kỷ trước, cam Cao Phong đã từng là sản phẩm được xuất khẩu sang nước bạn Liên Xô, một thị trường hết sức nghiêm ngặt và khó tính thời bấy giờ.
Trải qua biết bao thăng trầm do những thay đổi của cơ chế, chính sách, nhu cầu thị trường, giờ đây cam Cao Phong tiếp tục khẳng định chỗ đứng trên thị trường trong xu thế hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng và nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng khắt khe, cẩn trọng. Đi suốt từ Bắc vào Nam, nhất là ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh, những thùng cam, trái cam, những sạp hàng hoa quả được treo biển, dán nhãn cam Cao Phong - Hòa Bình với những tên gọi như cam Đoài lùn, Đoài cao, CS1, V2, cam canh... đã thu hút và được nhiều khách hàng ưa chuộng. Để có được kết quả đó, khẳng định chất lượng là yếu tố hàng đầu giúp cam Cao Phong ngày càng được quảng bá sâu rộng trên thị trường, nhất là sau khi Cục Sở hữu trí tuệ, Bộ Khoa học - Công nghệ cấp Giấy chứng nhận Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm Cam của huyện Cao Phong vào đầu tháng 11/2014.
Với tổng số gần 1.700 ha cây ăn quả có múi, tập trung tại 9 xã, thị trấn trong huyện, gồm các giống chính như cam Xã Đoài, V2, CS1, đường Canh, quýt Ôn Châu. Cam Cao Phong đẹp, ngon, bổ dưỡng không chỉ nhờ khí hậu, thổ nhưỡng mà các hộ gia đình tuân thủ nghiêm ngặt quy trình trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản. Đặc biệt, quá trình chăm sóc chỉ sử dụng phân chuồng, phân vi sinh, đảm bảo nguồn cây giống đạt chuẩn và nguồn nước tưới ổn định theo Đề án phát triển vùng cam an toàn, tập trung của tỉnh. Bên cạnh đó, để giữ vững chữ tín với khách hàng huyện đã quản lý tốt quy hoạch vùng trồng cam theo chỉ dẫn địa lý. Các hộ kinh doanh luôn thực hiện nghiêm túc cam kết không bán các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ.
Đi đôi với thực hiện nghiêm túc quy trình và cam kết trong SX-KD, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, việc quảng bá, xúc tiến thương mại cho sản phẩm cam Cao Phong được các ngành chức năng, doanh nghiệp, HTX và các hộ kinh doanh chú trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền được đẩy mạnh bằng việc lắp đặt hệ thống pa nô, áp phích, in ấn tờ rơi; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh và T.Ư. Đặc biệt, UBND huyện và Công ty TNHH MTV Cao Phong, HTX Phúc Linh đã kết nối với Công ty Hapro tổ chức Tuần lễ Cam Cao Phong - Hòa Bình tại Hà Nội để giới thiệu và bán sản phẩm tại siêu thị Hapro mart Thành Công; liên kết với Công ty cổ phần xây dựng Sông Hồng mở các điểm bán cố định và đại lý trên địa bàn TP Hà Nội, hướng tới xuất khẩu ra thị trường nước ngoài. Phối hợp Sở Công Thương Hà Nội, Hòa Bình tham gia bán, giới thiệu sản phẩm tại Hội chợ thương mại Tây Bắc và đưa sản phẩm vào chuỗi siêu thị, các chợ đầu mối ở Hà Nội và các tỉnh, thành phố lân cận.
Vụ cam năm nay, người dân Cao Phong tràn đầy niềm vui vì những vườn cam vừa được mùa, được giá. Kết quả đó là động lực thúc đẩy những hộ SX-KD cam ở Cao Phong tiếp tục thực hiện tốt phương châm Lấy chữ tín làm làm đầu để sản phẩm của mình ngày càng vươn xa đến các thị trường trong và ngoài nước.
Đức Phượng
(HBĐT) - Những năm qua, nông nghiệp luôn đạt mức tăng trưởng tốt, tiếp tục khẳng định vị thế là ngành kinh tế trọng tâm, xứng đáng là “trụ đỡ” cho sự phát triển ổn định của KT-XH. Tuy nhiên, giai đoạn mới đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới đòi hỏi ngành phải nỗ lực chuyển mình, thay đổi mô hình tăng trưởng để đạt những giá trị tốt đẹp, bền vững hơn. Với quyết tâm cao và giải pháp đồng bộ, ngành NN&PTNT sẽ phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng NTM.
(HBĐT) - Tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng NTM được đánh giá là tiêu chí khó bởi nhu cầu kinh phí đầu tư lớn, trong khi nguồn lực của các địa phương còn hạn hẹp. Đến nay đã có 111/191 xã đạt tiêu chí này đây là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện quyết tâm của các địa phương trong nỗ lực đầu tư hạ tầng thủy lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Đó là những nỗ lực của cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc trên chặng đường vượt khó, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng hành với thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM ở địa phương. Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện, việc hình thành và phát triển vùng SXNN hàng hoá đã làm nên một diện mạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn tươi sáng trên các làng quê.
(HBĐT) - Đồng Tâm là một trong 4 xã của huyện Lạc Thuỷ được công nhận xã NTM năm 2015. Bên cạnh việc huy động các nguồn lực, vai trò chủ thể của người dân được phát huy đã thúc đẩy chương trình MTQG xây dựng NTM giúp xã về đích đúng lộ trình.
(HBĐT) - Ngày 24/11, xã Phú Lai (Yên Thủy) vinh dự được đón bằng công nhận đạt chuẩn nông thôn mới của Chủ tịch UBND tỉnh. Tới dự có đồng chí: Hoàng Văn Tứ, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; các sở, ngành, tổ chức trong tỉnh.
(HBĐT) - Trong suốt những năm qua, xã Quy Hậu (Tân Lạc) tập trung đẩy mạnh xây dựng phong trào nông thôn mới. Trong đó, tiêu chí về hạ tầng cơ sở như đường giao thông được quan tâm triển khai. Tuy nhiên, mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng dường như tiêu chí giao thông vẫn là những trăn trở hàng đầu của xã Quy Hậu.