(HBĐT) - Tháng 11/2014, 4 giống cam của huyện Cao Phong gồm: CS1, Xã Đoài lùn, Xã Đoài cao và cam Canh đã được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ KH &CN) cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý. Đây là hình thức bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ cao nhất dùng cho các sản phẩm có chất lượng đặc thù do các điều kiện địa lý của khu vực quyết định. Sự kiện này là bước đột phá, bước ngoặt chiến lược, mở ra nhiều cơ hội cho cam Cao Phong phát triển, vươn xa. Cho đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý.
Để đạt được chứng nhận trên là cả chặng đường nỗ lực bền bỉ với cách làm bài bản, khoa học của người dân, Đảng bộ, chính quyền huyện Cao Phong và sự hỗ trợ, giúp đỡ của tỉnh. Vì vậy, huyện xác định đây vừa là niềm tự hào vừa là trách nhiệm phải giữ gìn, phát huy. Đồng chí Phạm Văn Long, Chủ tịch UBND huyện cho biết: Ngay trong tháng 1/2015, huyện đã thành lập Ban chỉ đạo quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam của huyện. Đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện trực tiếp làm trưởng ban. Cùng với đó là 3 phó ban và các ủy viên gồm lãnh đạo các phòng, ban, chủ tịch UBND các xã, thị trấn, đội quản lý thị trường. Với trách nhiệm được giao, Ban chỉ đạo đã tích cực tuyên truyền đến các cấp, ngành, hộ sản xuất, kinh doanh duy trì và phát triển chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam. Xây dựng hình ảnh của huyện, giới thiệu về tình hình phát triển cam, quảng bá sản phẩm ra các tỉnh, thành phố. Phối hợp kiểm tra, kiểm soát các loại cam đảm bảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn vệ sinh thực phẩm khi lưu thông trên thị trường. Xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm quy chế quản lý chỉ dẫn địa lý và các trường hợp gian lận thương mại trong kinh doanh cam trên địa bàn.
Đồng chí Hồ Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND huyện, Trưởng Ban quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý cam Cao Phong cho biết: Huyện cũng đặc biệt quan tâm tuyên truyền đến các hộ trồng cam nâng cao ý thức tự bảo vệ uy tín, chất lượng cho sản phẩm của mình. Gắn quyền lợi với trách nhiệm bảo vệ danh tiếng của sản phẩm. Chủ động quản lý, phát triển chỉ dẫn địa lý từ việc nâng cao chất lượng đầu vào như giống, phân bón, áp dụng kỹ thuật canh tác theo tiêu chuẩn Vietgap.
Từ sự vào cuộc tích cực của các cơ quan chức năng, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định là thương hiệu sáng giá. Nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội đã liên kết tiêu thụ sản phẩm; đầu tư theo lộ trình, kế hoạch, chiếm lĩnh thị trường trong nước, tiến tới vươn ra thị trường nước ngoài. Ý thức giữ gìn, phát huy chỉ dẫn địa lý của người sản xuất, kinh doanh cam ngày càng được nâng cao. Tất cả trên 300 hộ kinh doanh cam tại thị trấn Cao Phong đã ký cam kết không kinh doanh cam không rõ nguồn gốc. Người dân tự nguyện tham gia Hội những người trồng cam nhằm phát triển vùng cam Cao Phong an toàn, bền vững, hiệu quả cao. Nhờ đó, người tiêu dùng trong, ngoài tỉnh đã biết đến thương hiệu cam Cao Phong nhiều hơn, giá cũng tăng lên trên 1,5 lần so với trước.
Vừa qua, UBND huyện đã thành lập Ban kiểm soát chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cam quả... Ban kiểm soát có nhiệm vụ hướng dẫn các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh cam được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý tuân thủ nghiêm các quy định. Quản lý hoạt động cấp phát tem chỉ dẫn địa lý cho các tổ chức, cá nhân được cấp chứng nhận quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý... Với những biện pháp quản lý bài bản, chặt chẽ, tin rằng sản phẩm cam Cao Phong sẽ ngày càng khẳng định danh tiếng, vươn xa hơn nữa.
Cẩm Lệ
(HBĐT) - Tại Quyết định số 27/2015/QĐ-UBND (có hiệu lực thi hành từ tháng 10/2015), UBND tỉnh đã ban hành Quy định quản lý và sử dụng chỉ dẫn địa lý Cao Phong cho sản phẩm cam quả của huyện Cao Phong đã được Cục Sở hữu trí tuệ cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý tháng 11/2014. Quy định áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có các hoạt động quản lý và sử dụng CDĐL Cao Phong.
(HBĐT) - Theo Agribank – Chi nhánh Cao Phong, tính đến 31/10/2015, tổng nguồn vốn huy động đạt gần 90 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn nội tệ đạt trên 89 tỷ đồng; tiền gửi ngoại tệ trên 39.000 USD. Cơ cấu tiền gửi dân cư gần 86,3 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 96 % trong tổng nguồn vốn.
(HBĐT) - Tiêu chí số 10 về thu nhập và tiêu chí số 11 về tỷ lệ hộ nghèo được coi là 2 tiêu chí khó trong xây dựng NTM. Nhưng đây là 2 tiêu chí được các xã coi là đột phá trong xây dựng NTM, vì NTM không thể có nông dân nghèo và thu nhập thấp.
(HBĐT) - Những năm qua, nông nghiệp luôn đạt mức tăng trưởng tốt, tiếp tục khẳng định vị thế là ngành kinh tế trọng tâm, xứng đáng là “trụ đỡ” cho sự phát triển ổn định của KT-XH. Tuy nhiên, giai đoạn mới đặt ra nhiều cơ hội và thách thức mới đòi hỏi ngành phải nỗ lực chuyển mình, thay đổi mô hình tăng trưởng để đạt những giá trị tốt đẹp, bền vững hơn. Với quyết tâm cao và giải pháp đồng bộ, ngành NN&PTNT sẽ phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm là tái cơ cấu ngành gắn với xây dựng NTM.
(HBĐT) - Tiêu chí số 3 về thủy lợi trong xây dựng NTM được đánh giá là tiêu chí khó bởi nhu cầu kinh phí đầu tư lớn, trong khi nguồn lực của các địa phương còn hạn hẹp. Đến nay đã có 111/191 xã đạt tiêu chí này đây là kết quả đáng ghi nhận, thể hiện quyết tâm của các địa phương trong nỗ lực đầu tư hạ tầng thủy lợi để nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.
(HBĐT) - Đó là những nỗ lực của cán bộ và nhân dân các dân tộc huyện Tân Lạc trên chặng đường vượt khó, giảm nghèo bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống, đồng hành với thực hiện chương trình MTQG xây dựng NTM ở địa phương. Theo đồng chí Bùi Văn Nhỏ, Phó Chủ tịch UBND huyện, việc hình thành và phát triển vùng SXNN hàng hoá đã làm nên một diện mạo kinh tế nông nghiệp, nông thôn tươi sáng trên các làng quê.