Mô hình trồng thanh long ở xóm Cang 3, xã Hòa Bình (TP Hòa Bình) cho thu nhập 125 triệu đồng/ha đang được nhân rộng góp phần tăng thu nhập và giảm nghèo bền vững.
(HBĐT) - Trong 7 xã thực hiện chương trình xây dựng NTM của thành phố, xã Hoà Bình được coi là xã khó khăn nhất do xuất phát điểm thấp. Khi mới bắt tay vào thực hiện chương trình, xã mới đạt 4 tiêu chí. Trong 5 năm thực hiện chương trình với sự linh hoạt, sáng tạo trong chỉ đạo của BCĐ xã, thông qua sự tuyên truyền, vận động người dân đã hiểu rõ chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng NTM, từ đó, người dân đồng tình hưởng ứng, tự nguyện hiến đất, đóng góp công sức, tiền của tham gia chương trình. Do đó, phong trào xây dựng NTM của xã có những bước chuyển tích cực, hết năm 2015, xã đã đạt 14 tiêu chí. Xã phấn đấu năm 2018 sẽ cán đích NTM.
Trong 5 năm thực hiện chương trình xây dựng NTM, tổng nguồn vốn cho xây dựng NTM trên địa bàn xã đạt trên 81 tỷ đồng. Cấp uỷ Đảng, chính quyền xã đã làm tốt chỉ đạo tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong thực hiện các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn xã. Công tác tuyên truyền, vận động đã thay đổi nhận thức của người dân. Đã có 42 hộ dân tự nguyện hiến trên 8.000 m2 đất các loại để xây dựng các công trình phúc lợi; huy động trên 22.500 ngày công xây dựng kết cấu hạ tầng. Cụ thể đã kiên cố được trên 3 km kênh mương nội đồng; bê tông được gần 20 km đường ngõ xóm và đường liên xóm; nâng cấp và xây mới 10 nhà văn hoá xóm đạt chuẩn NTM; nâng cấp và xây mới 3 trường học; xây mới 4 công trình nước sạch...Trong phong trào đã xuất hiện các điển hình như hộ bà Tạ Thị Minh Toàn đóng góp 100 triệu đồng; các ông: Nguyễn Văn Hùng hiến 1.110 m2 đất, đóng góp 70 triệu đồng làm đường GTNT; Nguyễn Đức Chính hiến 1.004 m2 đất lâm nghiệp, đóng góp 45 triệu đồng... Ngoài ra huy động nhân dân đóng góp trên 2.800 ngày công tham gia phát dọn, nạo vét kênh mương nội đồng, cống, rãnh, quét dọn VSMT tạo cảnh quan môi trường đường làng, ngõ xóm xanh - sạch - đẹp; xây dựng các công trình nhà tắm, nhà vệ sinh theo tiêu chuẩn.
Hàng năm, xã chủ động lồng ghép các mô hình dự án phát triển sản xuất nâng cao thu nhập cho người dân. Xã vận động nhân dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao và chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất gắn với quy hoạch vùng sản xuất lúa 67 ha, vùng sản xuất rau tập trung 35 ha, khu vực nuôi thuỷ sản 6 ha. Các mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3 lần so với đất lúa đang được nhân ra diện rộng như mô hình trồng rau sắng, trồng rau ngót, mướp đắng, bí xanh, thanh long, chăn nuôi bò thịt...Tổng kinh phí hỗ trợ phát triển sản xuất trong 5 năm của xã trên 560 triệu đồng. Đến nay, thu nhập bình quân đầu người đạt 24 triệu đồng, xã còn 21 hộ nghèo, chiếm 3,6%.
Đồng chí Lê Minh Hưng, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Cơ sở hạ tầng như đường GTNT, trường học, nhà văn hoá, Trạm y tế chưa được đầu tư đồng bộ. Vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và phát triển sản xuất thực hiện chương trình còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu. Giai đoạn 2016-2018, xã phấn đấu hoàn thành 5 tiêu chí về giao thông, cơ sở vật chất văn hoá, nhà ở dân cư, y tế và môi trường. Để tháo gỡ những khó khăn, xã mong muốn được phân bổ nguồn vốn để thực hiện các tiêu chí về hạ tầng. Ngoài ra có chính sách hỗ trợ khu tái định cư cho khoảng 40 hộ dân thuộc diện giải phóng mặt bằng dự án cải tạo, nâng cấp đường 433.
Hải Linh
(HBĐT) - Quý Hòa là xã đặc biệt khó khăn, cách trung tâm huyện Lạc Sơn khoảng 20 km. Sau 5 năm (2011 - 2015) triển khai chương trình xây dựng NTM, bộ mặt làng quê và cuộc sống của người dân đã có những chuyển biến tích cực. Với xuất phát điểm thấp, để cán đích NTM, Quý Hòa còn phải vượt qua nhiều thử thách.
(HBĐT) - Là xã thuần nông, nông dân chiếm 80% lao động, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, 5 năm qua, nhờ phát huy nội lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ chương trình MTQG XDNTM, Đảng bộ và nhân dân Bình Sơn đã đoàn kết, thống nhất và hoàn thành bước đầu các chí tiêu xây dựng NTM.
(HBĐT) - Sở NN&PTNT đã ban hành Kế hoạch thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2016 – 2020. Kế hoạch nằm trong lộ trình thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nhằm tăng hiệu quả và phát triển bền vững ngành chăn nuôi giai đoạn 2016 – 2020. Cụ thể, phấn đấu tăng giá trị sản xuất bình quân ngành chăn nuôi đạt 5,8%/năm, giảm chi phí trung gian 1%/năm; đến năm 2020, ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 29,85% trong giá trị sản xuất ngành nông nghiệp.
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, năm nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được khoảng 2.900 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như ngô, bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột, ớt… Trong đó, chuyển sang trồng cây ngô 857 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 1.020 ha, cây rau màu ngắn ngày 912 ha, cây trồng khác 185 ha…
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, năm 2015 với sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền, công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt kết quả khá. Các khoản thu cân đối từ thuế, phí đạt và vượt dự toán giao. Các khoản thu từ đất, nợ đọng thuế, mặc dù có khó khăn nhất định nhưng UBND huyện đã tập trung chỉ đạo để có được kết quả hoàn thành dự toán giao.
(HBĐT) - Ngày 20/12, UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ công bố xã Phong Phú đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện cùng đông đảo nhân dân trong xã.