Nhiều gia đình xã Nhân Nghĩa tận dụng nguồn phụ phẩm nông nghiệp trồng nấm cho hiệu quả cao.
(HBĐT) - Chuyển đổi cơ cơ cấu cây trồng, vật nuôi nâng cao hiệu quả sản xuất đang mang lại hiệu quả cao tại nhiều xã trên địa bàn huyện Lạc Sơn.
Nhân Nghĩa là xã thuần nông, từ chỗ mấy năm trước sản xuất tập trung vào lúa và ngô, đến nay, lúa được xác định bảo đảm lương thực, ngô lai chuyển mạnh sang ngô nếp có thị trường tiêu thụ dễ hơn, ngoài ra xã đã đưa mạnh trồng các loại cây có giá trị cao như mướp đắng lấy hạt, trồng nấm rơm, trồng cây có múi, chăn nuôi theo các loại gia súc gia cầm có thị trường như gà ri, bò sinh sản kết hợp với phát triển ngành nghề phụ đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn, nâng cao thu nhập người dân Phó Chủ tịch UBND xã Nhân Nghĩa Bùi Lý Tưởng chia sẻ: Tỷ lệ hộ nghèo của xã giảm từ 46,3% năm 2011 xuống còn dưới 10%. Thu nhập người dân nâng lên 20,5 triệu đồng/người. Nhiều năm qua, huyện Lạc Sơn đã rà soát xác định vùng quy hoạch phát triển cây con hàng hóa, tuyên truyền, định hướng, hỗ trợ người dân tham gia thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi. Các diện tích chuyển đổi sang trồng các loại cây có giá trị cao hơn tăng hằng năm. Năm 2015, huyện đã chuyển trên 1000 ha sang trồng các loại cây có hiệu quả, tăng 371 ha so với năm 2014. Trong đó diện tích mía tím là 642,5 ha trên đất lúa tập trung ở các xã Yên Nghiệp, Bình Chân, Bình Chân, Bình Cảng, Liên Vũ, Hương Nhượng, sau khi trừ chi phí thu nhập 85 triệu đồng/ha. Bí xanh 213,4 ha, thu 100 triệu đồng/ha; bí đỏ lấy hạt 75 triệu đồng/ha; mướp đắng lấy hạt 29,5 ha, thu 120 triệu đồng/ha…Ngoài ra các diện tích ít hiệu quả cũng được chuyển đổi sang trồng các loại cây rau như củ đậu, dưa hấp, dưa chuột đem lại hiệu quả khá. Đến nay, diện tích cây có múi như cam, quýt, bưởi đã phát triển lên được khoảng 280 ha trên địa bàn các xã có điều kiện thuận lợi như Tân Mỹ. Vũ Lâm, Ân Nghĩa, Văn Sơn…Đối với chăn nuôi đang phát triển khả quan. Đã có một số doanh nghiệp nghiên cứu đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp tổ chức trồng cây có múi như cam, bưởi, chanh leo phát triển tốt. Toàn huyện đã có 20.436 con trâu, 11.428 con bò và 10 vạn con lợn và trên 70 vạn gia cầm. Quy mô chăn nuôi đã phát triển rõ rệt đã có 1653 hộ chăn nuôi từ 5-10 con trâu bò; gần 2600 hộ chăn nuôi từ 10- 20 con lợn, 608 hộ chăn nuôi từ 20-30 con; 2560 hộ chăn nuôi từ 100-200 con gia cầm…Nhiều hình thức chăn nuôi như nuôi lợn đen, lợn thịt, ong mật, gà thả vườn phát triển mạnh tại một số xã như Bình Hẻm, Mỹ Thành, Chí Thiện, Bình Chân…Theo đó đã góp phần quan trọng giải quyết việc làm và nâng cao thu nhập của người dân trên địa bàn. Trưởng phòng NN&PTNT Bùi Văn Khánh cho biết: Huyện đang tăng cường chuyển giao KHKT, hỗ trợ định hướng cho người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trên cơ sở bảo đảm vững chắc an ninh lương thực, đồng thời nâng cao giá trị canh tác trên một đơn vị diện tích, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi trên cơ sở sử dụng các loại giống có chất lượng cao, chăn nuôi theo phương thức bán công nghiệp, kết hợp trồng cỏ làm thức ăn.
L.C
(HBĐT) - Thực hiện kế hoạch chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả, năm nay, toàn tỉnh đã chuyển đổi được khoảng 2.900 ha đất trồng lúa kém hiệu quả sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như ngô, bí xanh, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột, ớt… Trong đó, chuyển sang trồng cây ngô 857 ha, cây công nghiệp ngắn ngày 1.020 ha, cây rau màu ngắn ngày 912 ha, cây trồng khác 185 ha…
(HBĐT) - Theo báo cáo của UBND huyện Tân Lạc, năm 2015 với sự chỉ đạo quyết liệt và quyết tâm cao của các cấp ủy, chính quyền, công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện đạt kết quả khá. Các khoản thu cân đối từ thuế, phí đạt và vượt dự toán giao. Các khoản thu từ đất, nợ đọng thuế, mặc dù có khó khăn nhất định nhưng UBND huyện đã tập trung chỉ đạo để có được kết quả hoàn thành dự toán giao.
(HBĐT) - Ngày 20/12, UBND huyện Tân Lạc tổ chức lễ công bố xã Phong Phú đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng buổi lễ có các đồng chí: Trần Đăng Ninh, Phó Bí thư TT Tỉnh uỷ; Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện cùng đông đảo nhân dân trong xã.
Làm giàu từ nuôi ong lấy mật
(HBĐT) - Không cam chịu đói nghèo, CCB Trần Văn Thiện ở xóm Văn Tiến, xã Dân Hạ (Kỳ Sơn) đã vượt qua khó khăn, phát triển kinh tế, làm giàu thành công trên chính mảnh đất quê hương. ông là một trong những CCB tiêu biểu xây dựng thành công mô hình nuôi ong lấy mật với thu nhập gần 500 triệu đồng /năm.
(HBĐT) - Hiện nay, đã xuất hiện những đợt rét đậm, rét hại vụ Đông – Xuân, bà con chăn nuôi gia súc, gia cầm trong tỉnh cần tích cực triển khai các biện pháp phòng – chống nhằm phát triển sản xuất, hạn chế thấp nhất thiệt hại trên đàn vật nuôi.
(HBĐT) - Ngày 18/12, Sở GT-VT tổ chức hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho người điều hành vận tải và triển khai một số quy định mới trong lĩnh vực kinh doanh vận tải đường bộ. Tới dự có lãnh đạo Sở GT-VT, Hiệp hội vận tải ô tô Việt Nam, Văn phòng Ban ATGT tỉnh, phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, phòng CSGT CA tỉnh, phòng Quản lý Vận tải, Chánh Thanh tra sở GT-VT cùng đại diện hơn 50 doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn tỉnh.