Ngầm suối Ốc, xóm Cuôi đang thi công, dự kiến hoàn thiện trong năm 2016 đáp ứng nhu cầu lưu thông, phát triển KT-XH trên địa bàn xã Bình Sơn.

Ngầm suối Ốc, xóm Cuôi đang thi công, dự kiến hoàn thiện trong năm 2016 đáp ứng nhu cầu lưu thông, phát triển KT-XH trên địa bàn xã Bình Sơn.

(HBĐT) - Là xã thuần nông, nông dân chiếm 80% lao động, thu nhập thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, 5 năm qua, nhờ phát huy nội lực và sử dụng hiệu quả nguồn lực từ chương trình MTQG XDNTM, Đảng bộ và nhân dân Bình Sơn đã đoàn kết, thống nhất và hoàn thành bước đầu các chí tiêu xây dựng NTM.

 

Toàn xã có 4 xóm, 644 hộ, 2871 nhân khẩu; đồng bào người dân tộc Mường chiếm 85%. Thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 10,2 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo tuy đã giảm mạnh nhưng còn ở mức cao chiếm 30,7% năm 2015. Cơ sở hạ tầng trường học, y tế, các công trình phúc lợi phục vụ sản xuất, dân sinh chưa đảm bảo. Chưa có chợ nông thôn. Đất đai chủ yếu là rừng, đất trồng lúa ít, dân trí không đồng đều, lại có 2/4 xóm thuộc diện đặc biệt khó khăn là xóm Cuôi và Hang Lờm. Nhận thấy được thực tế địa phương còn nhiều bất cập, BCĐ, BQL, Ban phát triển thôn đã phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch, huy động và sử dụng nguồn lực với tổng kinh phí đã thực hiện (giai đoạn 2011 – 2014) trên 42 tỷ đồng, ước tính thực hiện năm 2015 trên 70 tỷ đồng.

 

Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân xây dựng NTM được chính quyền địa phương chú trọng thực hiện, lồng ghép trong các cuộc họp chi bộ và các tổ chức đoàn thể. Nhờ vậy, 100% người dân đã nắm được mục đích, ý nghĩa và tầm quan trọng của xây dựng NTM. Năm 2014, ngoài vốn trung ương gần 600 triệu đồng, xã huy động vốn lồng ghép từ các dự án hơn 30 tỷ đồng. Vận động nhân dân đóng góp được hơn 500 triệu đồng, 3.520 ngày công, hiến hơn 2800 m2 đất để xây dựng đường và công trình thuỷ lợi, tương đương hơn 1,5 tỷ đồng. Đường liên xã dài 11km được nhựa hoá 7km chiếm 64%, còn lại 4km đường Đông Bắc - Bình Sơn đang thi công. Đường liên thôn dài 7 km, được cứng hoá 1,6 km chiếm 24,3%, đường ngõ xóm dài 10km được cứng hoá 5,4km chiếm 50,4%, đường nội đồng dài 1,5km được cứng hoá 0,2km chiếm 13,3%. Xã đầu tư nâng cấp được 4 hồ, đập cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh; diện tích kênh mương được kiên cố hoá 5,5km chiếm 55% toàn xã. Đi đầu trong phong trào là Hội LHPN xã, các hội viên kết hợp tuyên truyền, vận động, tham gia lao động, đăng kí tự quản một số tuyến đường liên thôn, thực hiện phong trào 5 không 3 sạch, vận động hội viên khu vực ngã ba Khăm thu gom rác thải giữ gìn vệ sinh môi trường. Riêng xóm Ráy, từ những năm đầu thực hiện xây dựng NTM đến nay, trên địa bàn có đường giao thông đạt tỷ lệ 100%, kênh mương được kiên cố hoá 90%. Nhân dân xóm Cuôi đã hiến trên 1000 m2 đất làm đường và các công trình phúc lợi khác.

 

Kinh tế địa phương chủ yếu là trồng rừng (keo), chăn nuôi gia cầm, gia súc. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chiếm 58,5% tổng giá trị thu nhập, tiểu thủ công nghiệp – XDCB chiếm 19,5%, dịch vụ khác chiếm 22%. Vận dụng điều kiện thực tế và các lợi thế của địa phương, hằng năm diện tích khai thác rừng giao động từ 50 – 70 ha cho thu nhập 2,5 – 3,0 tỷ đồng/năm. Việc đầu tư thâm canh cây lúa và và các loại cây hoa màu được bà con quan tâm, chú trọng, tích cực chuyển đổi, đưa các giống cây trồng năng suất cao vào sản xuất. Một số mô hình chăn nuôi lợn nái, lợn thịt, gà, cho thu nhập cao ở xóm Khăm, Ráy, Hang Lờm, trồng cây ăn quả tại xóm Cuôi. Nhìn chung, các mô hình sản xuất đã theo hướng hàng hoá, áp dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất, nhưng quy mô còn nhỏ lẻ, chưa có sự liên doanh, liên kết rộng rãi, mô hình còn ít chưa xứng đáng với tiềm năng. Nguyên nhân chủ yếu do người dân còn thiếu vốn và chưa mạnh dạn đầu tư. Hiện chính quyền địa phương rất coi trọng và khuyến khích phát triển dịch vụ và sản xuất tiểu thủ công nghiệp. Tính đến nay, trên địa bàn xã có 1 cơ sở sản xuất gạch bê tông cung ứng vật liệu xây dựng; 3 cơ sở sản xuất đồ mộc dân dụng; 1 cơ sở thu mua và chế biến dăm gỗ; 1 cơ sở trồng hoa; 71 cơ sở sản xuất và kinh doanh cá thể; 22 đầu phương tiện vận tải và nhiều máy móc công nghiệp khác như máy làm đất, máy tuốt lúa, máy xay xát; một số hộ gia đình kinh doanh mua bán nhỏ trên địa bàn, cung cấp hàng hoá cho bà con nhân dân trong xã và vùng lân cận giúp nâng cao thu nhập. Từng bước chuyển dịch từ lao động nông nghiệp sang tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ khác. Hằng năm, xã chú trọng công tác đào tạo nghề, giải quyết viêc làm, mở 1 lớp mây tre đan, 1 lớp chăn nuôi gà và nhiều lớp chuyển giao KH-KT cho bà con.

 

Bên cạnh đó, 100% đội ngũ CBCC đã qua đào tạo chuyên môn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. 5 năm thực hiện xây dựng NTM, xã đạt 9 tiêu chí gồm: Quy hoạch, thuỷ lợi, điện, bưu điện, nhà ở dân cư, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, giáo dục, hệ thống tổ chức chính trị vững mạnh, AN-TTXH. Nói về phương hướng, nhiệm vụ trong giai đoạn 2016 – 2020, đồng chí Bùi Văn Đông, Chủ tịch UBND xã Bình Sơn cho biết: “ Xã tiếp tục huy động, lồng ghép các nguồn lực để nâng cấp cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ phát triển kinh tế. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động.  Phấn đấu tăng thu nhập bình quân đầu người năm 2020 lên 18 triệu đồng/người/năm. Hoàn thành tiêu chí về giao thông trong năm 2015. Giảm tỷ lệ hộ nghèo mỗi năm từ 5% trở lên, đến năm 2020 cơ bản đạt các tiêu chí xây dựng NTM.”

 

 

 

                                                                      Thanh Sơn (CTV)

 

 

 

Các tin khác


Kiểm tra tiến độ dự án đường liên kết vùng

Sáng 4/5, đoàn công tác của UBND tỉnh do đồng chí Quách Tất Liêm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm trưởng đoàn đã kiểm tra tiến độ giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đường liên kết vùng Hòa Bình - Hà Nội và cao tốc Sơn La (Hòa Bình - Mộc Châu). 

Tiếp tục giãn, hoãn nợ cho doanh nghiệp

Ngân hàng Nhà nước vừa trình Chính phủ đề xuất: gia hạn thêm thời gian thực hiện Thông tư 02, về việc cơ cấu lại thời gian trả nợ và giữ nguyên nhóm nợ thêm 6 tháng.

Lạc quan về triển vọng kinh tế Việt Nam

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đánh giá Việt Nam là một trong những nền kinh tế đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng tích cực của khu vực.

Điều kiện để trái bưởi tươi Việt Nam xuất khẩu vào Australia

Quả bưởi tươi của Việt Nam có thể được phép nhập khẩu vào thị trường Australia nếu sản phẩm đáp ứng các điều kiện an toàn sinh học.

Quyết liệt các giải pháp tăng nguồn thu ngân sách

Hiện đã qua 1/3 chặng đường thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2024. Bằng việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, linh hoạt các giải pháp nuôi dưỡng, phát triển nguồn thu, quản lý thu, tỉnh Hòa Bình đã đạt kết quả tích cực trong thu ngân sách nhà nước (NSNN).

Huyện Tân Lạc phòng chống dịch bệnh cho vật nuôi thời điểm nắng nóng

Thời điểm giao mùa, thời tiết thay đổi thất thường là môi trường thuận lợi cho các dịch bệnh bùng phát, lây lan trên đàn vật nuôi. Do đó, huyện Tân Lạc đã chỉ đạo các ngành chức năng và các xã, thị trấn phối hợp, hướng dẫn người chăn nuôi phương pháp chăm sóc, phòng, chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục