Ông Lường Văn Dong, trưởng xóm Than, xã Tân Pheo (Đà Bắc)  đang chăm sóc rừng cây bồ đề, dự kiến năm 2018 cho thu hoạch.

Ông Lường Văn Dong, trưởng xóm Than, xã Tân Pheo (Đà Bắc) đang chăm sóc rừng cây bồ đề, dự kiến năm 2018 cho thu hoạch.

(HBĐT) - Xã Tân Pheo (Đà Bắc) có 720 hộ, 4.300 nhân khẩu, chia làm 7 xóm. Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo toàn xã chiếm 63%, thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 8 triệu đồng/năm. Xã có địa hình chủ yếu là đồi núi, bưa bãi bằng để canh tác còn ít, diện tích đất lúa chỉ có 200 m2/ khẩu.

 

Đồng chí Bàn Thanh Sơn, Chủ tịch UBND xã Tân Pheo cho biết: “Từ thực tế còn nhiều khó khăn, ngay khi bắt đầu xây dựng NTM, chúng tôi xác định việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động người dân thay đổi nhận thức, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi để phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm. Chính vì vậy, qua 5 năm thực hiện, diện mạo kinh tế của xã đã có những biến chuyển rõ rệt, đưa cuộc sống của nhân dân từng bước ổn định.  

Phát triển kinh tế lâm nghiệp đang là ưu tiên số 1 của Tân Pheo. Trước đây, nhân dân chủ yếu trồng keo nhưng do khí hậu rét buốt, sương muối nhiều nên cây thường rụng lá, chết hàng loạt khiến cho năng suất không cao. Năm 2010, người dân đồng loạt chuyển sang trồng cây bản địa như trẩu, bồ đề, mỡ, xoan... với diện tích khoảng 300 ha cho hiệu quả kinh tế cao. ông Lường Văn Dong, trưởng xóm Than, một trong những hộ tiên phong trong phong trào trồng rừng của Tân Pheo cho biết: “Nhận thấy tiềm năng từ trồng rừng, ngay khi tuyên truyền, tôi đã bắt tay vào thực hiện. Đến nay, tổng diện tích trồng rừng của gia đình có 15 ha, đem lại thu nhập hơn 70 triệu đồng/năm. Cả xóm có 100/165 hộ trồng rừng giúp cải thiện cuộc sống của bà con”. 

Bên cạnh đó, nông nghiệp cũng có những dấu hiệu khởi sắc. Người dân chủ động ứng dụng các tiến bộ KH-KT vào sản xuất thâm canh, đầu tư sản xuất 2,8 ha giống lúa thuần tại xóm Chàm để phục vụ, cung ứng giống cho nhân dân; phối hợp với phòng NN&PTNT mở các lớp tập huấn về khuyến nông, ủ phân vi sinh để nhân dân chủ động và tận dụng nguồn phân tại chỗ, góp phần giảm chi phí sản xuất. Năm 2015, tổng diện tích canh tác lúa nước 2 vụ đạt 156 ha. Cây ngô với 70 ha, cây sắn 162 ha, đạt 65% KH cả năm. Chăn nuôi, thuỷ sản tiếp tục mở rộng quy mô.  

Xã duy trì CN - TTCN với 1 HTX chế biến nông - lâm sản và sản xuất đồ mộc, 1 cơ sở sản xuất đũa, 2 cơ sở chế biến chè khô và trên 50 hộ kinh doanh cá thể. Công tác xoá đói, giảm nghèo luôn được chính quyền quan tâm. Xã đã tạo điều kiện giúp hộ nghèo và nhân dân được vay vốn từ ngân hàng CSXH để phát triển sản xuất. Từ những kết quả đạt được, đồng chí Chủ tịch UBND xã nhận định: Tân Pheo đã và đang đi đúng hướng trong phát triển kinh tế, đưa cuộc sống của nhân dân từng bước được cải thiện. Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 15 triệu đồng, tăng 7 triệu đồng so với năm 2011; tỷ lệ hộ nghèo còn 47%, giảm 16% so với năm 2011.

 

                                                             Thanh Sơn (CTV)

 

 

Các tin khác

Đối với các địa phương có diện tích nuôi trồng thủy sản trên vùng hồ sông Đà, UBND tỉnh chỉ đạo tăng cường công tác phòng dịch, hạn chế tối đa thiệt hại khi có dịch bệnh xảy ra.
Thực hiện nhiệm vụ được giao, năm 2015, Trung tâm Giống vật nuôi và thuỷ sản Hoà Bình đã sản xuất được 18,35 tấn cá giống, cá thịt, đạt trên 122% kế hoạch, góp phần đáp ứng nhu cầu thị trường trong tỉnh.
Không có hình ảnh
Hệ thống kênh mương thôn Hào Phong, xã Hào Lý (Đà Bắc) được xây dựng kiên cố, chuẩn bị cung cấp nước tưới cho vụ đông - xuân.

Cho vay phục vụ sản xuất - kinh doanh

(HBĐT) - Năm 2015, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, thu hút được nguồn vốn trong xã hội, chú trọng cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tại địa phương. Trong đó, ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...

Cá nhân chỉ đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức thưởng cổ phiếu

(HBĐT) - Nhà đầu tư là cá nhân có quốc tịch Việt Nam chỉ được thực hiện đầu tư gián tiếp ra nước ngoài dưới hình thức tham gia chương trình thưởng cổ phiếu phát hành ở nước ngoài.

Huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng thiết yếu

(HBĐT) - Sau 5 năm (2011-2015) triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, xã Phúc Tuy (Lạc Sơn) mới chỉ đạt 8 tiêu chí. Để cán đích theo đúng lộ trình đã đề ra, vấn đề huy động nguồn lực để hoàn thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu là nhiệm vụ trọng tâm mà Phúc Tuy chú trọng trong giai đoạn tới.

Các chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2016

(HBĐT) - 1. Các chỉ tiêu kinh tế: - Tăng trưởng kinh tế 8,3%, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản tăng 4,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 9,3%; dịch vụ tăng 9%;

Thành tựu Kinh tế - xã hội nổi bật năm 2015

(HBĐT) - - Tốc độ tăng trưởng kinh tế ước đạt 8,5%, trong đó: Nông, lâm nghiệp, thủy sản tăng 4,5%; công nghiệp - xây dựng tăng 11%; dịch vụ tăng 10,6%. Chỉ số giá tiêu dùng ước tăng 1,5% so với cùng kỳ năm 2014.

Xây dựng nông thôn mới - 5 năm một chặng đường

(HBĐT) - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được xem là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn. Sau 5 năm thực hiện Chương trình và phong trào thi đua “Tỉnh Hoà Bình chung sức xây dựng NTM” đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tạo động lực để tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Với 31 xã về đích NTM, tỉnh ta được đánh giá đứng đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc về thành tích này.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục