Khách hàng khu vực TP Hòa Bình quan tâm đến các gói vay ưu đãi với.
(HBĐT) - Năm 2015, các tổ chức tín dụng (TCTD) trên địa bàn tỉnh tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác huy động vốn, thu hút được nguồn vốn trong xã hội, chú trọng cân đối nguồn vốn để đáp ứng kịp thời các nhu cầu vốn tại địa phương. Trong đó, ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, sản xuất hàng xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, doanh nghiệp nhỏ và vừa, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
Theo Ngân hàng Nhà nước tỉnh (NHNN), diễn biến thị trường tiền tệ trong 12 tháng qua với mặt bằng lãi suất huy động và cho vay tương đối ổn định. Theo đó, lãi suất tiền gửi VND dưới 1 tháng được các ngân hàng, TCTD trên địa bàn áp dụng 1%/năm. Lãi suất từ 1- dưới 6 tháng tối đa là 5,5 %/năm đối với các Ngân hàng và 6%/năm đối với các quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Lãi suất huy động từ 6 tháng trở lên đối với các ngân hàng dao động ở mức 5,8 - 7,1%/năm, các QTDND từ 5,4-8,4% /năm. Lãi suất huy động USD được quy định tối đa 0,25%/năm đối với khách hàng cá nhân.
Đối với lãi suất cho vay, các NH, TCTD vẫn áp dụng đối với 5 lĩnh vực ưu tiên cho khách hàng có tình hình tài chính minh bạch, lành mạnh như doanh nghiệp nhỏ và vừa, xuất khẩu, công nghiệp hỗ trợ, nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao 7%/năm. Lãi suất cho vay ngắn hạn kinh doanh thông thường của các ngân hàng ở mức từ 5,4 - 9,5%, lãi suất cho vay trung hạn từ 7,2 - 11%, lãi suất cho vay của các QTDND ở mức 9- 13,2%/năm.
Tổng dư nợ toàn địa bàn ước thực hiện đến ngày 31/12/2015 đạt 12.722 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 2014, trong đó, dư nợ ngắn hạn 5.583 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 45,6%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 6.671 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 54,4%/tổng dư nợ. Dư nợ cho vay khu vực nông nghiệp, nông thôn ước đạt 8.098 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 66%/tổng dư nợ. Dư nợ cho vay các đối tượng ưu đãi và chính sách xã hội ước thực hiện 2.200 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 17,7%/ tổng dư nợ.
Đánh giá của NHNN tỉnh, trong năm 2015, các ngân hàng, TCTD trên địa bàn đã tích cực huy động nguồn vốn tại chỗ, hỗ trợ từ ngân hàng cấp trên đáp ứng các nhu cầu vốn đầu tư phát triển KT-XH tại địa phương, đặc biệt là đầu tư cho vay phục vụ nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp nhỏ và vừa cho vay các đối tượng chính sách xã hội. Việc tiếp cận và vay vốn của các tổ chức, cá nhân tại các TCTD thuận lợi, không có ách tắc.
(HBĐT) - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM được xem là động lực thúc đẩy phát triển KT-XH, góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân nông thôn. Sau 5 năm thực hiện Chương trình và phong trào thi đua “Tỉnh Hoà Bình chung sức xây dựng NTM” đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, tạo động lực để tỉnh tiếp tục thực hiện mục tiêu xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. Với 31 xã về đích NTM, tỉnh ta được đánh giá đứng đầu trong các tỉnh miền núi phía Bắc về thành tích này.
(HBĐT) - Được công nhận Chỉ dẫn địa lý, cam Cao Phong tiếp tục khẳng định là sản phẩm có giá trị kinh tế cao, có khả năng cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại về chất lượng và giá cả. Sau mỗi vụ cam, những người ra nhập “đội quân” tỷ phú ở Cao Phong ngày một nhiều hơn, trở thành niềm mơ ước của không chỉ nông dân toàn quốc.
(HBĐT) - Ngày 31/12, UBND huyện Yên Thuỷ tổ chức lễ công bố xã Ngọc Lương đạt chuẩn NTM. Về dự và chúc mừng buổi lễ có đồng chí Bùi Văn Cửu, UVTV, Phó Chủ tịch TT UBND tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành trong tỉnh, huyện cùng đông đảo nhân dân trong xã.
(HBĐT) - Năm 2015, Công ty CP Thương Mại Định Nhuận luôn thực hiện tốt chính sách, đối với người lao động như: Đảm bảo 100% cán bộ, công nhân có việc làm và thu nhập ổn định, được tham gia bảo hiểm xã hội, BHYT, BHTN,BHTN theo đúng quy định của Luật Bảo hiểm.
(HBĐT) - Năm 2015, ghi nhận sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành thực hiện các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh của UBND tỉnh. Sự vận hành từ cơ chế quản lý doanh nghiệp của chính quyền đang dịch chuyển sang chia sẻ, đồng hành, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư theo đúng mục tiêu được xác định về những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh năm 2015-2016 của tỉnh.
(HBĐT) - Trong những năm qua, Việt Nam đã ký kết tham gia nhiều hiệp định quốc tế với kỳ vọng gia tăng cơ hội phát triển. Trong đó, Hiệp định Kinh tế Đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) là một trong những hiệp định quan trọng nằm trong chiến lược phát triển, hội nhập của Việt Nam. Nhiều doanh nghiệp trong tỉnh đã xác định sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, tuy nhiên cũng không ít cơ hội sẽ được mở ra.