Được hỗ trợ từ tiểu dự án nuôi bò sinh sản, các thành viên nhóm sản xuất xóm Đừng, xã Gia Mô (Tân  Lạc) có cơ hội vươn lên thoát nghèo.

Được hỗ trợ từ tiểu dự án nuôi bò sinh sản, các thành viên nhóm sản xuất xóm Đừng, xã Gia Mô (Tân Lạc) có cơ hội vươn lên thoát nghèo.

(HBĐT) - So với 2 xã vùng sâu khác của huyện Tân Lạc là Lỗ Sơn và Do Nhân, trước đây xã Gia Mô khó khăn hơn cả về điều kiện canh tác, đời sống của người dân. Tuy nhiên hiện tại, sản xuất nông nghiệp của xã đã có bước tiến mới, mức hưởng thụ của bà con được nâng lên. Những kết quả này nhờ sự tác động không nhỏ của Dự án Giảm nghèo giai đoạn II.

 

Công trình mương thuỷ lợi ở xóm Quắn, các liên kết mía tiêu thụ, hỗ trợ giống cây trồng, vật nuôi ở xóm Đừng cùng hàng chục kênh mương, tuyến giao thông vào khu sản sản xuất ở các xóm trong toàn xã được Dự án Giảm nghèo đầu tư, hỗ trợ đã làm thay đổi đáng kể hạ tầng cơ sở, thúc đẩy phát triển KT-XH ở xã vùng sâu này. Với 6 xóm, 760 hộ, trên 3.500 nhân khẩu, Dự án đã đầu tư từ nguồn vốn vay của Ngân hàng Thế giới, tổng mức đầu tư dự kiến ban đầu trên 6,6 tỷ đồng. 5 năm qua, thay vì những đoạn mương đất thất thoát nhiều nước, gần 1,8 km kênh mương đã được cứng hoá góp phần phục vụ tưới tiêu cho 70 ha đất nông nghiệp. Sau khi bàn giao, đưa vào sử dụng giúp tăng thêm 4% sản lượng thực tế thu hoạch, từ đó nâng cao thu nhập cho người dân. Bên cạnh đó, 7 tuyến đường vào khu sản xuất đã được cấp phối và bê tông hoá đã tạo điều kiện lưu thông hàng hoá, nâng cao giá trị sản phẩm cho người dân. Các công trình hạ tầng sản xuất còn được vận hành, bảo trì tốt, kiểm tra, rà soát, tu sửa công trình bị hỏng và xuống cấp đảm bảo tất cả các tuyến đường, kênh mương đều vận hành hiệu quả, đem lại lợi ích thiết thực cho cộng đồng. Ngoài kinh phí Dự án, xã cũng huy động thêm công đóng góp của nhân dân.

 

Chất lượng cuộc sống của người dân, nhất là hộ nghèo, người nghèo được nâng lên thông qua các hoạt động sinh kế. Chị Bùi Thị Xinh, trưởng nhóm nuôi bò sinh sản giống bản địa xóm Đừng cho biết: “Nhóm có 18 thành viên, được Dự án hỗ trợ 9 con giống, tập huấn kỹ thuật kể từ năm 2013, đến nay, đàn bò phát triển tốt. Dự án đã giúp đỡ chúng tôi về cây, con giống, về trình độ, cách thức chăn nuôi, trồng trọt, hỗ trợ làm đường, mương thủy lợi... để năng suất lao động cao hơn, người dân có thu nhập, tiến tới giảm nghèo bền vững”. Đến nay, Dự án Giảm nghèo thực hiện trên địa bàn xã đã hình thành được 46 nhóm sinh kế CIG (nhóm đồng sở thích) với 686 hộ dân hưởng lợi. Các loại hình sinh kế bao gồm: nuôi lợn nái giống bản địa, nuôi trâu, bò sinh sản, ngan lấy thịt, nuôi gà, cá, vịt, trồng mía đường... Hiện nay, một số loại hình đã chuyển sang chu kỳ thứ 5, 6 đã có sản phẩm đầu ra, bước đầu mang lại hiệu quả. Ngoài ra, hộ thành viên các nhóm CIG còn được nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, ghi chép sổ sách, chia sẻ kinh nghiệm chăn nuôi, trồng trọt, giúp đỡ nhau phát triển kinh tế hộ gia đình.

 

Đồng chí Bùi Văn Thơ, Chủ tịch UBND, Trưởng Ban phát triển xã cho biết: Hoạt động của Dự án được triển khai với 73 tiểu dự án hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, sinh kế, các dịch vụ sản xuất, các hoạt động phát triển KT-XH của phụ nữ và công tác vận hành, bảo trì ở 6/6 xóm. Cũng từ đây, các hoạt động đã phát huy hiệu quả, trình độ canh tác, đời sống của hộ dân được nâng lên là cơ sở quan trọng để tiến tới thoát nghèo trong tương lai gần. Hầu hết người dân đều hài lòng với các hoạt động Dự án mang lại. Tỷ lệ hộ nghèo của xã từ mức 51,2% (năm 2011) giảm còn 28,02% (năm 2015).

 

                                                                                      

                                                                            Bùi Minh

 

 

 

 

 

Các tin khác

Nông dân xóm Ba Cầu, xã Ngọc Lương (Yên Thủy) trồng hoa lay ơn cho thu nhập cao.
Một góc sân golf Phượng Hoàng.
Khu vực nuôi giun quế nguồn thức ăn cho lợn, gà rừng của Công ty CP Phát triển khoa học - kỹ thuật Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Văn Dũng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng các thành viên BCĐ 800 tỉnh kiểm tra thực tế mô hình trồng lạc tại xóm Chiềng, xã Thung?Nai (Cao Phong).

Dấu ấn trong giải phóng mặt bằng đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình

(HBĐT) - Đường Hòa Lạc - TP Hòa Bình nằm trong quy hoạch phát triển GT-VT của vùng, có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của khu vực, rút ngắn khoảng cách giữa tỉnh ta với Thủ đô Hà Nội qua tuyến đại lộ Thăng Long mở ra cơ hội phát triển đô thị dịch vụ, dọc tuyến của tỉnh ta. Với việc thành lập tổ công tác chuyên trách đặc biệt để chỉ đạo, trực tiếp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giải phóng mặt bằng (GPMB) dự án đang mang lại hiệu quả tích cực hỗ trợ, giúp đỡ nhà đầu tư triển khai dự án bảo đảm tiến độ đề ra. Đây được coi là minh chứng tính hiệu quả của sự đổi mới trong chỉ đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền tỉnh.

Mang no ấm về vùng cao Đà Bắc

(HBĐT) - Mường Chiềng là một điển hình, tại đây, hệ thống đường giao thông, trường học, điện lưới quốc gia, nước sinh hoạt... luôn được Nhà nước quan tâm. Những con đường mới được đầu tư từ nguồn ngân sách Nhà nước đã tạo điều kiện cho người dân sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Ngoài ra, người dân còn được hỗ trợ nhiều mặt hàng thiết yếu phục vụ đời sống dân sinh.

Vùng cửa ngõ chuyển mình

(HBĐT) - Lương Sơn - vùng cửa ngõ của tỉnh đang nắm bắt những cơ hội để chuẩn bị hành trang tăng tốc cho tương lai. KCN Lương Sơn tiếp tục minh chứng cho tính đúng đắn trong định hướng thu hút đầu tư, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh, góp phần quan trọng vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế địa phương.

Ngọt ngào mía tím

(HBĐT) - Xuân về, trên các sườn đồi, đất bãi trải dài màu xanh của cây mía tím. Những cây mía sẫm màu mật ngọt như nét đặc trưng của người dân vùng núi tỉnh Hòa Bình. Và cũng chẳng biết từ bao giờ, cây mía tím giống như một biểu tượng của tâm linh, của sự giao hòa đất, trời. Chính vì vậy, theo truyền thống, trong những ngày Tết, người dân thường bày cây mía tím hai bên bàn thờ cho đến hết rằm tháng giêng để mong cho một năm mới tràn đầy ngọt lành.

“Chắp cánh thương hiệu” cho nông sản Hòa Bình

(HBĐT) - Việc xây dựng thương hiệu có vai trò như “chắp thêm đôi cánh” giúp nông sản vươn ra thị trường lớn và xác lập niềm tin để người tiêu dùng yên tâm lựa chọn sản phẩm. Nhận thức rõ điều đó, các ngành chức năng và một số địa phương trong tỉnh đã tích cực thực hiện hành trình “chắp cánh thương hiệu” cho các loại nông sản chủ lực của Hòa Bình. Trên chặng đầu của cuộc hành trình đầy thách thức, đã xuất hiện những “đôi cánh” đầu tiên dành cho những nông sản nổi bật nhất, có những giá trị đặc thù nhất.

Đà Bắc Dư nợ tín dụng ưu đãi tín dụng đạt 221.296 triệu đồng

(HBĐT) - Ngày 2/2, Ngân hàng CSXH huyện Đà Bắc tổ chức hội nghị tổng kết công tác tín dụng năm 2015, triển khai công tác tín dụng năm 2016.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục