Lãnh đạo Hội đồng quản trị HTX Dân Chủ (TP Hòa Bình) trao đổi với các xã viên về kỹ thuật rồng gừng và chuối Thái Lan.
(HBĐT) - Khu ruộng 5% của xã Dân Chủ cho HTX thuê được quy hoạch gọn gàng. Nông dân, xã viên miệt mài lao động, chỗ xới đất, đánh gốc, tra phân, chỗ trồng gừng, trồng và chăm sóc chuối Thái Lan. Dừng tay chỉ đạo nông dân thực hiện các quy trình sản xuất trồng, chăm sóc chuối, Giám đốc HTX Phạm Văn Nhường cho biết: Nằm trong thực trạng chung của các HTX toàn tỉnh, mươi năm về trước, HTX hoạt động không hiệu quả, xã viên và người nông dân mất niềm tin vào mô hình HTX. Từ khi chuyển đổi theo Luật mới, HTX Dân Chủ đã tranh thủ sự quan tâm của các cấp, ngành thực hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bước đầu lấy lại niềm tin của bà con nông dân, vươn lên thành HTX dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước, được nhận cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2015 và đang đề nghị Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
Vụ đông xuân năm nay, HTX đã liên kết đẩy mạnh chuyển giao KH-KT cho xã viên, đưa 60 giống lúa R02 vào sản xuất (chiếm 50% diện tích lúa cấy của xã Dân Chủ). Giống lúa này có ưu điểm vượt trội hơn các giống lúa thông thường trên địa bàn là PC15, Thiên ưu... như chịu hạn, chịu rét tốt, ít sâu bệnh, chất lượng gạo thơm, ngon. Năng suất dự kiến từ 70-75 tạ/ha, được nông dân đặt nhiều kỳ vọng. Mô hình lúa giống mới chỉ là một trong số ít các mô hình HTX được triển khai thực hiện. HTX đang thực hiện nhiều mô hình liên kết sản xuất mới như: trồng gừng cung cấp cho Công ty TNHH Pacific và trồng chuối Thái Lan cung cấp cho một công ty ở Hà Nội. Ngoài ra, HTX còn trồng 6.000 cây trùm ngây trên diện tích 1 ha đang cho thu hoạch và có thị trường tốt.
Ông Nguyễn Hồng Thanh, Chủ tịch Hội đồng quản trị HTX Dân Chủ cho biết: Hầu hết các mô hình HTX triển khai đều theo mô hình liên kết giữa 3 nhà doanh nghiệp - người dân và HTX. Trong đó có thể kể tới mô hình trồng chuối Thái Lan với 7.000 cây chuối trồng trên diện tích 3 ha. Doanh nghiệp ở Hà Nội cung cấp giống, phân bón, kỹ thuật, HTX là cầu nối, giám sát việc thực hiện, người nông dân có công lao động, lợi nhuận chia 3. Tính ra thu khoảng 400 triệu đồng/ha. Hoạt động theo Luật HTX mới, từ thực tế, nhiều HTX hoạt động không hiệu quả, nhất là các HTX nông nghiệp, chúng tôi tập trung triển khai các mô hình mới, người dân thấy hiệu quả sẽ tự nguyện tham gia.
HTX Dân Chủ là HTX hợp nhất toàn xã được thành lập từ năm 1966, chuyển đổi theo Luật HTX năm 1998 và sửa đổi theo Luật HTX năm 2003. HTX có 470 xã viên, chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Tháng 9/2014, HTX chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012. Hiện nay, Hội đồng quản trị có 7 người. HTX có 42 thành viên. Căn cứ theo Luật HTX năm 2012, HTX đã tổ chức đại hội bất thường và chuyển đổi hoạt động, thống nhất được điều lệ sửa đổi, phương thức sản xuất, kinh doanh dịch vụ. Đến nay, hoạt động đã ổn định và có nhiều khởi sắc.
Về dịch vụ thủy lợi mang tính truyền thống khá cao. Hàng năm, HTX cung cấp nước cho trên 240,6 ha cấy lúa 2 vụ, 29,2 ha mặt nước, trên 20 ha chuyên trồng rau màu luôn sử dụng dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của 100% thành viên trên địa bàn xã. Năm 2015, dịch vụ thủy lợi có doanh thu trên 214 triệu đồng, tăng 12,04% so với năm 2014.
Dịch vụ BVTV cũng là một dịch vụ truyền thống. Những năm trước đây, HTX chủ yếu cung ứng thuốc BVTV. Năm 2015, HTX đã tự kiểm tra đồng ruộng, chủ động kết hợp với trạm BVTV thành phố về công tác kiểm tra, thăm đồng ruộng và dự báo, đồng thời hướng dẫn sử dụng thuốc BVTV khi có bệnh, dịch xảy ra. Năm 2015, doanh thu từ dịch vụ này đạt 148 triệu đồng, tăng 5,2% so với năm 2014.
HTX còn có dịch vụ cung ứng vật tư nông nghiệp đầu vào cho các thành viên như phân bón, giống, thuốc trừ sâu, thuốc thú y, thức ăn gia súc đảm bảo nguồn gốc xuất xứ, giá cả cạnh tranh (rẻ hơn cửa hàng tư nhân) giúp các thành viên chủ động trong sản xuất. Năm 2015, doanh thu đạt 631 triệu đồng, tăng 17,6% so với năm trước. Bên cạnh đó, dịch vụ sản xuất rau, màu định hướng an toàn, tiêu thụ tập trung là dịch vụ mà HTX định hướng xây dựng vùng sản xuất tập trung cung cấp cho thị trường trong tỉnh.
Hương Lan
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay toàn tỉnh có kế hoạch cấy 15.582 ha lúa. Đến ngày 25/2, các huyện, thành phố làm đất được 15.511 ha, đạt 99,54% kế hoạch, tăng 361 ha so với kỳ trước. Đồng thời, tranh thủ thời tiết nắng ấm, nhân dân tập trung xuống đồng cấy lúa đảm bảo khung thời vụ cho phép. Theo đó, toàn tỉnh đã cấy 12.175 ha lúa chiêm xuân, đạt 78,49% kế hoạch, tăng 3.700 ha so với kỳ trước, chủ yếu là các giống lúa thuần, lúa lai.
(HBĐT) - Mấy năm gần đây, cụm từ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được nhắc đến khá dày đặc trong các diễn đàn phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Theo đó cũng có rất nhiều quyết sách được ban hành để giúp doanh nghiệp vượt khó. Tuy nhiên, sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp (DN) tỉnh ta hiện tại vẫn đang là điều đáng quan tâm.
(HBĐT) - Năm 2015, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thắt chặt đầu tư công, khả năng huy động vốn đầu tư còn hạn chế, công tác đền bù GPMB còn nhiều vướng mắc... nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, công tác xây dựng cơ bản (XDCB) của huyện Tân Lạc đã tạo sự chuyển biến rõ nét. Các dự án cơ bản được đẩy nhanh tiến độ, khởi công mới một số công trình và hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình quan trọng.
(HBĐT)- Ông Hoàng Mạnh Thu, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Vận tải hành khách Hòa Bình cho biết: Hoạt động theo nguyên tắc “tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý”, HTX Vận tải hành khách Hòa Bình đã thể hiện rõ bản chất của một HTX kiểu mới. Trong đó, các thành viên hợp tác tương trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, thể hiện trách nhiệm và sự gắn kết, hướng tới mục đích chung là lợi ích kinh tế của các thành viên, đưa HTX ngày càng phát triển lớn mạnh.
(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ NNN&PTNT xuất cấp (không thu tiền) giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh ta để hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2015. Cụ thể, tỉnh ta được xuất cấp 285 tấn hạt giống lúa, 60 tấn hạt giống ngô và 8 tấn hạt giống rau.
(HBĐT) - Trong những ngày đầu năm, người dân Cao Sơn lại nô nức ra đồng làm đất trồng cây dong riềng. Sau một vụ mùa được giá, cao nhất trên 2.000 đồng/kg, cho thu nhập mỗi ha đến cả trăm triệu đồng người dân Cao Sơn dường như đã quên đi cái cảnh rớt giá của năm trước, đến nỗi dong riềng có cho đi cũng chẳng ai lấy.