(HBĐT) - UBND tỉnh vừa ra quyết định về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM tỉnh Hoà Bình giai đoạn 2016 - 2020.
Theo đó, kế hoạch đề ra mục tiêu chung: Xây dựng xã NTM có kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước hiện đại, cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, bền vững, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và khả năng cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực trước mắt và lâu dài; gắn nông nghiệp với phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ổn định, giàu bản sắc văn hoá dân tộc; môi trường sinh thái được bảo vệ; hệ thống chính trị ở nông thôn dưới sự lãnh đạo của Đảng được tăng cường; ANTT được giữ vững; đời sống vật chất, tinh thần của dân cư nông thôn được nâng cao.
Mục tiêu cụ thể, phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ xã đạt chuẩn NTM đạt 40% trở lên; có từ 1 huyện trở lên được công nhận đạt chuẩn NTM; bình quân các xã trong tỉnh đạt 15 tiêu chí/xã và không có xã nào đạt dưới 10 tiêu chí; thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt 35 triệu đồng trở lên.
Để thực hiện đạt các mục tiêu, kế hoạch đề ra 9 nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu: (1) Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ và dân cư nông thôn, nâng cao chất lượng các phong trào thi đua xây dựng NTM. Thường xuyên cập nhật, phổ biến các mô hình, các điển hình tiên tiến, sáng kiến và kinh nghiệm hay về xây dựng NTM để nhân ra diện rộng. (2) Cơ bản hoàn thành hệ thống cơ sở hạ tầng thiết yếu trên địa bàn xã (giao thông, điện, nước sạch, trường học các cấp, trạm y tế xã, thuỷ lợi, khu thể thao xã, nhà văn hoá và khu thể thao thôn, bản), nhất là đối với những xã đặc biệt khó khăn, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH và tăng hưởng thụ trực tiếp cho cư dân nông thôn. (3) Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho cư dân nông thôn. (4) Nâng cao chất lượng đời sống văn hoá của người dân nông thôn. (5) Tạo chuyển biến rõ nét về vệ sinh môi trường, cảnh quan nông thôn theo hướng xanh - sạch - đẹp. (6) Nâng cao chất lượng an ninh, trật tự an toàn xã hội nông thôn. (7) Huy động đa dạng và sử dụng hiệu quả các nguồn lực cho chương trình. (8) Đẩy mạnh phong trào thi đua “Tỉnh Hoà Bình chung sức xây dựng NTM”, khen thưởng kịp thời và xứng đáng cho các tập thể làm tốt, các cá nhân, tổ chức có đóng góp tích cực, hiệu quả cho chương trình. (9) Điều hành, quản lý Chương trình, trong đó, đề cao trách nhiệm, nâng cao nhận thức của các cấp uỷ Đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị về xây dựng NTM, phải coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, đồng thời chú trọng phát huy vai trò của MTTQ cùng các đoàn thể chính trị - xã hội trong tổ chức thực hiện Chương trình...
PV (T.H)
(HBĐT) - Khu ruộng 5% của xã Dân Chủ cho HTX thuê được quy hoạch gọn gàng. Nông dân, xã viên miệt mài lao động, chỗ xới đất, đánh gốc, tra phân, chỗ trồng gừng, trồng và chăm sóc chuối Thái Lan. Dừng tay chỉ đạo nông dân thực hiện các quy trình sản xuất trồng, chăm sóc chuối, Giám đốc HTX Phạm Văn Nhường cho biết: Nằm trong thực trạng chung của các HTX toàn tỉnh, mươi năm về trước, HTX hoạt động không hiệu quả, xã viên và người nông dân mất niềm tin vào mô hình HTX. Từ khi chuyển đổi theo Luật mới, HTX Dân Chủ đã tranh thủ sự quan tâm của các cấp, ngành thực hiện nhiều mô hình sản xuất hiệu quả, bước đầu lấy lại niềm tin của bà con nông dân, vươn lên thành HTX dẫn đầu trong phong trào thi đua yêu nước, được nhận cờ thi đua xuất sắc của Chủ tịch UBND tỉnh năm 2015 và đang đề nghị Chính phủ tặng cờ thi đua xuất sắc.
(HBĐT) - Theo số liệu của Sở Công Thương, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 2 giảm 0,37% so với tháng trước. Do ảnh hưởng của thời gian nghỉ Tết Bính Thân nên so với tháng 1, các ngành công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến chỉ số giảm (khai khoáng giảm 31,91%; công nghiệp chế biến giảm 10,87%).
(HBĐT) - Những năm gần đây, để phát triển, mở rộng sản xuất, ông Bùi Văn Tiến ở khu 4, thị trấn Cao Phong (Cao Phong) sử dụng nguồn vốn vay của quỹ tín dụng nhân dân Cao Phong. Với sự “tiếp sức” của vốn tín dụng, gia đình ông đã giải quyết được những khó khăn trong đầu tư mở rộng diện tích trồng cam, có thu nhập hàng tỷ đồng sau mỗi vụ thu hoạch. Một trường hợp khác là ông Nguyễn Văn Mạnh ở khu 3, thị trấn Cao Phong cũng là khách hàng thường niên vay vốn tại quỹ tín dụng. Hàng năm, sau mỗi kỳ đầu tư cho sản xuất, đời sống kinh tế của gia đình ông Mạnh khấm khá hơn.
(HBĐT) - Chúng tôi đến thăm xã Hợp Kim (Kim Bôi) vào những ngày đầu năm 2016. Bên chén trà nóng mời khách, đồng chí Bùi Duy Hương, Phó Chủ tịch UBND xã chia sẻ: Xã Hợp Kim chỉ có 3 xóm là Trò, Mến Bôi và Gò Chè với 680 hộ, 2.800 nhân khẩu. Trong những năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng dưới sự chỉ đạo sát sao của của Đảng bộ, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể, đời sống người dân trên địa bàn đã có bước tiến đáng kể.
(HBĐT) - Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo Thông tư số 195, ngày 24/11/ 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/ NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay toàn tỉnh có kế hoạch cấy 15.582 ha lúa. Đến ngày 25/2, các huyện, thành phố làm đất được 15.511 ha, đạt 99,54% kế hoạch, tăng 361 ha so với kỳ trước. Đồng thời, tranh thủ thời tiết nắng ấm, nhân dân tập trung xuống đồng cấy lúa đảm bảo khung thời vụ cho phép. Theo đó, toàn tỉnh đã cấy 12.175 ha lúa chiêm xuân, đạt 78,49% kế hoạch, tăng 3.700 ha so với kỳ trước, chủ yếu là các giống lúa thuần, lúa lai.