Một hộ dân phát triển nuôi cá lồng tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).

Một hộ dân phát triển nuôi cá lồng tại xã Hiền Lương (Đà Bắc).

(HBĐT) - Hồ Hòa Bình từ lâu được ví như một “Hạ Long trên cạn” với những đảo nhỏ nhấp nhô trên mặt nước mênh mông và bao quanh là những dãy núi kỳ vĩ. Hồ có chiều dài trên 70 km, trải rộng trên địa bàn gần 20 xã thuộc 5 huyện, thành phố, được hình thành sau khi có công trình thuỷ điện Hoà Bình. Tổng diện tích mặt hồ vào khoảng 2.250 km2 với dung tích hơn 9 tỷ m3 nước. Chính vì nguồn lợi thế, tiềm năng dường như vô tận này mà trước đây người chỉ biết thả lưới, giăng câu đánh bắt cá trên sông hồ. Thì nay, nghề nuôi cá lồng đã và đang được phát triển mạnh mẽ, đem lại nguồn thu nhập đáng kể đối với người dân hai ven bờ hồ Hòa Bình.

 

   Xã Thung Nai (Cao Phong) là một điển hình trong việc phát triển nuôi cá lồng trên hồ trong những năm gần đây. Ông Bùi Văn Huyến, Chủ tịch UBND xã Thung Nai cho biết, trước đây chưa có kỹ thuật nên người dân nuôi cá lồng hay bị lỗ vốn. Nhưng hiện nay, người dân được trang bị, học hỏi và áp dụng tốt KH-KT nên giờ nghề nuôi cá lồng đang là một thế mạnh trong cơ cấu phát triển kinh tế địa phương. Thống kê mới nhất, toàn xã hiện có khoảng gần 320 lồng cá, trong đó riêng của người dân bản địa khoảng 60 lồng. Số còn lại của các hộ gia đình thuộc địa phương khác đến đầu tư. Theo tính toán, một hộ nuôi 2 - 3 lồng cá chủ yếu là trắm đen, trắm cỏ, chép, trê lai...theo đúng quy trình kỹ thuật, 1 năm cũng có thể cho thu nhập sau khi trừ chi phí từ 30 - 35 triệu đồng.

 

   Cũng theo ông Huyến, nghề nuôi thuỷ sản trên hồ Hòa Bình đang là một nghề trong phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới không riêng Thung Nai mà là một loạt các xã vùng lòng hồ. Trong thời gian tới, Thung Nai sẽ tiếp tục vận động nhân dân mở rộng mô hình chăn nuôi cá, phấn đấu năm 2016 phát triển thên 60 lồng cá, nâng tổng số lồng cá toàn xã lên gần 400 lồng.

 

   Trao đổi với lãnh đạo Sở NN&PTNT được biết, nguồn lợi thủy sản từ hồ Hòa Bình đa dạng, phong phú với các loài có giá trị kinh tế cao. Các sản phẩm thủy sản tự khai thác và nuôi trên hồ thủy điện Hòa Bình đem lại cuộc sống ổn định, tạo việc làm, nâng cao thu nhập cho hàng ngàn nông hộ, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân các dân tộc vùng hồ.

 

  Riêng trên khu vực lòng hồ Hòa Bình hiện ước khoảng trên 2.000 lồng nuôi cá. Người dân các xã ven hồ đang chủ yếu tập trung phát triển cá lồng như: Hiền Lương, Vầy Nưa, Tiền Phong (Đà Bắc); Thung Nai (Cao Phong); Ngòi Hoa (Tân Lạc); Tân Mai, Phúc Sạn (Mai Châu)...

 

    Cũng theo sở NN&PTNT, hồ thủy điện Hòa Bình thuộc hệ thống hồ chứa trọng yếu của vùng nước nội địa miền núi phía Bắc, có nhiều loài cá quý hiếm như cá: chiên, bỗng, lăng, dầm xanh...có giá trị kinh tế vượt trội. Trong hàng chục năm qua, hồ Hòa Bình luôn là nguồn cung cấp sản lượng thủy sản lớn cho tỉnh Hòa Bình và các vùng lân cận.

 

    Tuy nhiên, trong quá trình khai thác có những thời điểm hồ Hòa Bình rơi vào tình trạng suy giảm nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Chính vì vậy, mỗi năm, tỉnh ta đã dành một phần kinh phí thả bổ sung hàng chục tấn cá giống các loại. Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã có chương trình riêng nhằm bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên khu vực hồ Hòa Bình đến năm 2020 nhằm bảo vệ nguồn lợi thủy sản của địa phương và định hướng khai thác theo hướng bền vững.

 

   Không những vậy, để phát huy tiềm năng, thế mạnh từ nguồn mặt nước hồ Hòa Bình, tỉnh ta cũng không ngừng kêu gọi doanh nghiệp, người dân trong vùng lòng hồ tích cực tham gia phát triển nguồn lợi thủy sản. Tiến tới xây dựng thương hiệu cá sông Đà, tăng nguồn cung đáp ứng nhu cầu của người dân, nhất là người dân đồng bằng và khu vực Thủ đô Hà Nội.

 

   Thực tế trong tình hình hiện nay, đông đảo người dân, nhiều doanh nghiệp nhận rõ tiềm năng, lợi thế từ mặt nước hồ Hòa Bình đã đầu tư hàng chục tỷ đồng nuôi cá lồng trên khu vực và đem lại lợi nhuận cao .

 

 

                                                                                      H Trung     

 

 

Các tin khác

Lãnh đạo Hội đồng quản trị HTX Dân Chủ (TP Hòa Bình) trao đổi với các xã viên về kỹ thuật rồng gừng và chuối Thái Lan.
Công ty May xuất khẩu Esquel Việt Nam (KCN Lương Sơn) giải quyết việc làm cho 2.800 lao động.
Khách hàng đến giao dịch luôn hài lòng với thái độ lịch sự và sự nhiệt tình phục vụ của Quỹ tín dụng nhân dân Cao Phong.
Người dân xã Hợp Kim (Kim Bôi) đầu tư phát triển chăn nuôi trâu tăng thu nhập gia đình.

Nâng cấp ứng dụng hỗ trợ kê khai tờ khai mã vạch và ứng dụng kê khai thuế qua mạng

(HBĐT) - Đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo Thông tư số 195, ngày 24/11/ 2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 108/2015/ NĐ-CP ngày 28/10/2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Toàn tỉnh cấy trên 78% diện tích lúa chiêm xuân

(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay toàn tỉnh có kế hoạch cấy 15.582 ha lúa. Đến ngày 25/2, các huyện, thành phố làm đất được 15.511 ha, đạt 99,54% kế hoạch, tăng 361 ha so với kỳ trước. Đồng thời, tranh thủ thời tiết nắng ấm, nhân dân tập trung xuống đồng cấy lúa đảm bảo khung thời vụ cho phép. Theo đó, toàn tỉnh đã cấy 12.175 ha lúa chiêm xuân, đạt 78,49% kế hoạch, tăng 3.700 ha so với kỳ trước, chủ yếu là các giống lúa thuần, lúa lai.

Tháo gỡ khó khắn trong SX- KD- góc nhìn từ doanh nghiệp

(HBĐT) - Mấy năm gần đây, cụm từ tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp được nhắc đến khá dày đặc trong các diễn đàn phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh. Theo đó cũng có rất nhiều quyết sách được ban hành để giúp doanh nghiệp vượt khó. Tuy nhiên, sức khỏe của cộng đồng doanh nghiệp (DN) tỉnh ta hiện tại vẫn đang là điều đáng quan tâm.

Sâu sát trong điều hành đầu tư xây dựng cơ bản

(HBĐT) - Năm 2015, mặc dù vẫn chịu ảnh hưởng lớn từ chính sách thắt chặt đầu tư công, khả năng huy động vốn đầu tư còn hạn chế, công tác đền bù GPMB còn nhiều vướng mắc... nhưng với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt của cấp ủy, chính quyền, sự phối hợp chặt chẽ của các ngành, các cấp, công tác xây dựng cơ bản (XDCB) của huyện Tân Lạc đã tạo sự chuyển biến rõ nét. Các dự án cơ bản được đẩy nhanh tiến độ, khởi công mới một số công trình và hoàn thành đưa vào sử dụng một số công trình quan trọng.

Chú trọng chất lượng dịch vụ

(HBĐT)- Ông Hoàng Mạnh Thu, Chủ tịch HĐQT kiêm Giám đốc HTX Vận tải hành khách Hòa Bình cho biết: Hoạt động theo nguyên tắc “tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý”, HTX Vận tải hành khách Hòa Bình đã thể hiện rõ bản chất của một HTX kiểu mới. Trong đó, các thành viên hợp tác tương trợ nhau trong hoạt động kinh doanh, thể hiện trách nhiệm và sự gắn kết, hướng tới mục đích chung là lợi ích kinh tế của các thành viên, đưa HTX ngày càng phát triển lớn mạnh.

Tỉnh ta được hỗ trợ 353 tấn giống cây trồng

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa giao Bộ NNN&PTNT xuất cấp (không thu tiền) giống cây trồng từ nguồn dự trữ quốc gia cho tỉnh ta để hỗ trợ nhân dân khắc phục thiệt hại do thiên tai gây ra trong năm 2015. Cụ thể, tỉnh ta được xuất cấp 285 tấn hạt giống lúa, 60 tấn hạt giống ngô và 8 tấn hạt giống rau.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục