Người dân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) thành công trong dồn điền - đổi thửa, từ đó tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Người dân xã Ngọc Lương (Yên Thủy) thành công trong dồn điền - đổi thửa, từ đó tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

(HBĐT) - Chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác. Đây là giải pháp trọng tâm được huyện Yên Thủy xác định sẽ chú trọng thực hiện trong giai đoạn 2016 - 2020 nhằm tạo bước đột phá thúc đẩy sản xuất nông nghiệp địa phương.

 

  Đồng chí Bùi Thị Kim Cúc, Phó Chủ tịch UBND huyện Yên Thủy cho biết: UBND huyện đã xây dựng Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác giai đoạn 2016 - 2020 huyện Yên Thủy. Theo đó, xác định cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với phát triển kinh tế hợp tác, hướng tới mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng đất, sản xuất sản phẩm hàng hóa đặc trưng có chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, gắn sản xuất với tiêu thụ sản phẩm, từ đó nâng cao giá trị gia tăng trên một đơn vị diện tích, tăng thu nhập cho người dân, góp phần thực hiện các mục tiêu xây dựng NTM.  

  Trong cơ cấu nội ngành nông nghiệp huyện Yên Thủy, tiểu ngành trồng trọt luôn chiếm vị trí quan trọng nhất với tỷ trọng cao hơn hẳn so với ngành chăn nuôi, lâm sản và thủy sản. Tuy nhiên, sự phát triển còn nhiều hạn chế, hiệu quả kinh tế của các loại cây trồng thấp khiến giá trị sản xuất trồng trọt hàng năm không cao, hiệu quả kinh tế bình quân trên 1 ha gieo trồng rất thấp. Trước thực trạng đó, huyện Yên Thủy sớm xác định cần đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhưng tốc độ chuyển dịch những năm gần đây còn chậm, diện tích đất lúa một vụ năng suất bấp bênh sang trồng các loại cây có hiệu quả cao hơn còn ít, diện tích cây vụ đông chỉ chiếm khoảng 11% diện tích đất tự nhiên trồng cây hàng năm. Về cơ cấu cây trồng, các loại cây trồng chính hiện nay vẫn là lúa, ngô, mía, lạc, sắn và rau các loại, trong đó, cây lúa và cây ngô có hiệu quả kinh tế thấp nhất. Mặc dù người dân đã tích cực chuyển đổi diện tích lúa 1 vụ kém hiệu quả sang trồng các loại cây khác như mía tím, bí xanh, lạc... hiệu quả kinh tế cao hơn nhưng chuyển đổi chưa mạnh mẽ, sản xuất manh mún, chưa có nhiều tổ hợp tác, HTX  sản xuất có hiệu quả, chưa kết nối sản xuất với thị trường tiêu thụ sản phẩm dẫn đến hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích còn thấp, chủ yếu là “lấy công làm lãi”.  

   Trong khi đó, các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác trong sản xuất nông nghiệp cũng đang tồn tại nhiều hạn chế. HTX, tổ hợp tác trong sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện số lượng ít, quy mô nhỏ, hoạt động chưa hiệu quả, công tác quản lý còn yếu. Các tổ hợp tác thành lập chủ yếu để giúp nhau kỹ thuật hoặc cung cấp đầu vào cho sản xuất, hoạt động thiếu bền vững, vai trò của tổ hợp tác với các thành  viên chưa rõ nét. Thực tế này đòi hỏi trong thời gian tới, huyện Yên Thủy cần quan tâm chỉ đạo, hướng dẫn, dành nguồn lực hỗ trợ cho phát triển HTX, tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt cần có cơ chế hỗ trợ và khuyến khích thành lập các HTX nông nghiệp để tổ chức sản xuất, cung ứng vật tư đầu vào, cung cấp dịch vụ tưới tiêu, BVTV, tiêu thụ sản phẩm cho các tổ hợp tác và các hộ sản xuất.  

   Trong kế hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng gắn với hình thành các hình thức tổ chức kinh tế hợp tác giai đoạn 2016 - 2020, huyện Yên Thủy xác định từ nay đến năm 2020, phấn đấu mỗi năm thành lập được 1 HTX nông nghiệp. Cùng với đó sẽ đẩy mạnh các giải pháp về ứng dụng KH-KT, dồn điền - đổi thửa đất nông nghiệp, kết nối thị trường tiêu thụ sản phẩm... Đặc biệt, để tạo bước đột phá nâng cao hiệu quả sản xuất, huyện Yên Thủy xác định hai nội dung trọng tâm: Một là, xây dựng các công thức luân canh có hiệu quả kinh tế cao. Hai là, xây dựng các mô hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, các chính sách hỗ trợ từ ngân sách huyện và các nguồn vốn lồng ghép. Thông qua thực hiện các nội dung này, huyện Yên Thủy phấn đấu xây dựng các cánh đồng lớn sản xuất sản phẩm nông nghiệp có chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh. Đây chính là bước đi quan trọng trong lộ trình huyện Yên Thủy thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM giai đoạn 2016 - 2020. 

 

                                                                        Thu Trang

 

Các tin khác

Dự án đường đê Quỳnh Lâm (TP Hoà Bình) đang được đẩy nhanh tiến độ thi công.
Nhằm giúp nhân dân phát triển sản xuất, xã đã tranh thủ các dự án hiamr nghèohỗ trợ nhân dân chăn nuôi bò nhằm nâng cao thu nhập.
Bà Nguyễn Thị Bình (bên trái), Giám đốc HTX nông nghiệp bản Dao, xã Thống Nhất (TP Hòa Bình) hướng dẫn xã viên cách sử dụng phân bón hữu cơ cho cây mía nguyên liệu.
Không có hình ảnh

Quy định mới về quy hoạch phát triển ngành công nghiệp

(HBĐT) - Từ ngày 15/2/2016, Thông tư số 50/2015 /TT-BCT quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt, công bố, quản lý quy hoạch phát triển ngành công nghiệp và thương mại bắt đầu có hiệu lực.

Để HTX Dịch vụ nông nghiệp - thủy lợi Nam Sơn không còn trong tình trạng “bình mới, rượu cũ”

(HBĐT) - Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - thủy lợi Nam Sơn, trụ sở tại thôn Sấu Thượng, xã Thanh Lương (Lương Sơn) được thành lập cuối năm 2014, chính thức đi vào hoạt động năm 2015. Địa bàn hoạt động tại 5 xã vùng nam huyện Lương Sơn: Cao Dương, Thanh Lương, Hợp Thanh, Tân Thành, Hợp Châu. Ngành nghề của HTX theo giấy chứng nhận đăng ký: cung ứng các loại giống cây trồng, phân bón, thuốc BVTV; quản lý, bảo vệ các công trình thủy lợi, điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp; duy tu, bảo dưỡng định kỳ hàng năm các công trình; sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi; phòng, chống hạn, úng; hợp đồng tưới tiêu với các hộ dùng nước. Tuy nhiên, qua 1 năm hoạt động, HTX chỉ mới thực hiện việc điều tiết nước cho sản xuất nông nghiệp.

Kho Bạc Nhà nước tỉnh: Góp sức giúp đỡ xã đặc biệt khó khăn

(HBĐT) - Phúc Sạn là một trong những xã đặc biệt khó khăn của huyện Mai Châu. Người dân đa phần là dân tộc thiểu số. Thu nhập đầu người thấp, tỷ lệ hộ nghèo tính đến cuối năm 2015 khoảng 25%, hộ cận nghèo trên 38%. Được UBND tỉnh giao nhiệm vụ giúp đỡ xã Phúc Sạn, trong những năm qua, cán bộ, công chức Kho Bạc Nhà nước tỉnh thống nhất cao trong nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc triển khai giúp đỡ xã. Qua đó, đơn vị chủ động, tích cực triển khai, thực hiện các biện pháp cụ thể, hiệu quả, bước đầu đem lại kết quả nhất định.

Thay đổi nếp nghĩ, cách làm từ khi có HTX ở xã Hiền Lương

(HBĐT) - Những năm trước, anh Võ Văn Bắc ở xóm Doi, xã Hiền Lương (Đà Bắc), làm nghề thợ xây. Gia đình anh có 4 khẩu, cả nhà trông vào thu nhập của anh, vợ anh không có việc làm ổn định, ai thuê gì làm nấy nên cuộc sống chật vật. Thấy mọi người nuôi cá lồng, anh làm một lồng nuôi. Không có vốn, không có kỹ thuật nên cá chậm lớn. Thỉnh thoảng có dịch bệnh không biết cách phòng, chữa nên cá chết hết. Nhiều lúc anh cũng nản, chỉ thả ít cá để cải thiện.

Giảm thời gian nộp thuế, BHXH, cấp giấy phép xây dựng

(HBĐT) - Đây là nội dung được đề cập tại Quyết định số 253/QĐ-TTg ngày 17/2/2016 của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu:

Xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung

(HBĐT) - Với mục tiêu xây dựng vùng sản xuất rau theo hướng tập trung, trong đó có vùng sản xuất rau an toàn, góp phần quan trọng trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch, nâng cao hiệu quả sử dụng đất, thu nhập của người nông dân, BCH Đảng bộ TP Hòa Bình đã ban hành NQ số 05, ngày 12/4/2012 về xây dựng các vùng sản xuất rau tập trung trên địa bàn TP Hòa Bình giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020. Theo đó, UBND thành phố đã có kế hoạch nhằm cụ thể hóa thực hiện nghị quyết. Các xã, phường xây dựng chỉ tiêu cụ thể trong kế hoạch phát triển KT-XH hàng năm, phù hợp với điều kiện, tình hình thực tế từng cơ sở.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục