HTX nông - lâm nghiệp Thống Nhất (TP Hòa Bình) đang là một trong những HTX nông nghiệp kiểu mới tiêu biểu của tỉnh, rất thành công với mô hình trồng rau an toàn, mang lại thu nhập cao và ổn định cho các xã viên.

HTX nông - lâm nghiệp Thống Nhất (TP Hòa Bình) đang là một trong những HTX nông nghiệp kiểu mới tiêu biểu của tỉnh, rất thành công với mô hình trồng rau an toàn, mang lại thu nhập cao và ổn định cho các xã viên.

(HBĐT) - Được đánh giá là thành phần kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển của nông nghiệp - nông dân - nông thôn nhưng các HTX nông nghiệp hiện nay chưa phát huy tốt vai trò và bộc lộ nhiều yếu kém cần khắc phục. Đối mặt với những thách thức đặt ra, một số HTX nông nghiệp tiêu biểu đã thay đổi tư duy để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động.

 

Đơn cử như HTX nông, lâm nghiệp Thống Nhất (xã Thống Nhất, TP Hòa Bình), qua nhiều năm hoạt động (thành lập từ năm 1963), HTX đã nhìn nhận những hạn chế và từng bước xây dựng kế hoạch đổi mới để phù hợp hơn với giai đoạn phát triển hiện nay. Cùng với nỗ lực chuyển đổi theo Luật HTX năm 2012, HTX tiếp tục chú trọng các hoạt động truyền thống của đơn vị là sản xuất cây, con giống và tư vấn dự án nông - lâm nghiệp, đồng thời linh hoạt mở rộng một số ngành nghề phụ trợ khác như: vận tải hàng hóa, gia công cơ khí, bảo dưỡng xe có động cơ các loại... Đặc biệt, từ khi chuyển đổi đến nay, kết quả quan trọng nhất mà HTX đạt được là tạo chuyển biến rõ rệt trong thu hút các dự án đầu tư vào lĩnh vực nông - lâm nghiệp. Cụ thể: Năm 2012, HTX thành lập được 2 Hội đồng đầu tư, thực hiện ứng dụng khoa học vào ương nuôi giống thủy sản ao và trong lồng (tổng mức đầu tư trên 200 triệu đồng), ươm cây xanh bóng mát cung cấp cho thị trường (tổng mức đầu tư trên 50 triệu đồng). Năm 2013, HTX thành lập 5 Hội đồng đầu tư, thực hiện 2 khu ương nuôi cá trên hồ thủy điện (tổng giá trị đầu tư ban đầu trên 500 triệu đồng), thực hiện cải tạo vườn tạp trên đất dốc tại TP Hòa Bình với 3 khu vườn nhãn rộng 8 ha (tổng giá trị đầu tư khoảng 1,6 tỷ đồng). Năm 2014, HTX thành lập 4 Hội đồng đầu tư (trung hạn 3 năm và dài hạn 15 năm) để thực hiện các dự án đầu tư vào lĩnh vực trồng trọt: trồng nhãn tại Đà Bắc, giá trị đầu tư ban đầu trên 200 triệu đồng; trồng chuối tiêu hồng tại xã Cao Sơn (Đà Bắc), giá trị đầu tư ban đầu trên 50 triệu đồng; trồng nhãn tại huyện Ba Vì (Hà Nội) với khoảng 30 ha và tổng mức đầu tư 3 năm đầu dự kiến khoảng 3,5 tỷ đồng...

 

Để thu hút và thực hiện hiệu quả các dự án lớn, kinh nghiệm của HTX nông - lâm nghiệp Thống Nhất là phải xây dựng điều lệ và quy chế hoạt động rõ ràng, áp dụng chế độ chi trả cụ thể và thông thoáng, thành lập và giao quyền chủ động cho các hội đồng đầu tư, thống nhất phương án SX-KD và phân chia lợi nhuận theo mức độ đầu tư của từng thành viên... Về phía HTX, đơn vị đã thể hiện rõ vai trò là tư cách pháp nhân ký kết các hợp đồng hợp tác, khâu nối đầu vào và bao tiêu sản phẩm đầu ra, đồng thời chứng thực mức độ đầu tư cho các thành viên, xây dựng phương án SX-KD, đảm bảo kết hợp hiệu quả sức mạnh của từng thành viên với sức mạnh của tập thể, từ đó giải quyết tốt những vấn đề đặt ra, nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX.

 

Trong quá trình hoạt động, việc chủ động thu hút các dự án đầu tư cho thấy sự đổi mới tích cực về tư duy và phương thức hoạt động của HTX nông, lâm nghiệp Thống Nhất. Đây cũng chính là sự đổi mới căn  bản và cần thiết cho các HTX nông nghiệp kiểu mới trong giai đoạn hiện nay. Tuy nhiên, thực tế tại tỉnh ta chưa có nhiều HTX làm được điều đó. Thống kê đến thời điểm cuối năm 2015, toàn tỉnh có 122 HTX nông nghiệp (tăng 14 HTX so với cùng kỳ năm 2014), bình quân 140 xã viên/HTX. Theo đánh giá của Sở NN&PTNT về kết quả hoạt động năm 2015 của các HTX nông nghiệp, có khoảng 28,6% HTX xếp loại khá, còn lại 45% xếp loại trung bình và 26,4% xếp loại yếu kém. Cùng với hiệu quả hoạt động chưa tương xứng với tiềm năng, mức độ đóng góp cho KT-XH địa phương của HTX cũng còn hạn chế với mức đóng góp ngân sách hàng năm chỉ đạt trên 0,2% tổng thu ngân sách tỉnh, thu nhập bình quân thành viên của người lao động mới đạt từ 1 - 1,2 triệu đồng/người/tháng. Mặc dù đã có những bước phát triển đáng ghi nhận nhưng nhìn chung, các HTX nông nghiệp bộc lộ nhiều yếu kém, hoạt động còn mang tính nhỏ lẻ, thiếu gắn kết, chất lượng nguồn nhân lực không cao, năng lực quản lý còn nhiều hạn chế dẫn đến hiệu quả SX-KD thấp, lợi ích mang lại cho các thành viên chưa rõ ràng, mức đóng góp cho KT-XH địa phương chưa đáng kể... Thực tế này đặt ra nhiều thách thức cho quá trình đổi mới và phát triển kinh tế tập thể nói chung cũng như nỗ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của các HTX nông nghiệp nói riêng.

 

 

 

                                                                   Thu Trang

 

Các tin khác

Vườn lặc lày mới trồng của gia đình anh Nguyễn Văn Đại  xóm Gừa, xã Cư Yên (Lương Sơn).
Người dân xã Xuất Hóa (Lạc Sơn) chuẩn bị giống cây dổi phục vụ trồng rừng năm 2016 theo kế hoạch.
Không có hình ảnh
Không có hình ảnh

Đổi mới quan hệ sản xuất - giải pháp trọng tâm để tái cơ cấu ngành nông nghiệp

(HBĐT) - Đổi mới quan hệ sản xuất được UBND tỉnh xác định là giải pháp trọng tâm để tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Với nội dung cốt lõi là tổ chức lại sản xuất, đây hứa hẹn sẽ là cuộc cách mạng có tác dụng “lọc máu” cho ngành nông nghiệp địa phương.

Thông tin về vi phạm pháp luật của người quản lý doanh nghiệp

(HBĐT) - Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHéT-BTC hướng dẫn việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hệ thống thông tin thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 15/4/2016.

Kinh tế tập thể góp phần phát triển KT -XH

(HBĐT) - Năm 2015, khu vực kinh tế HTX trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu về nâng cao giá trị kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT -XH của tỉnh.

Cao Phong tập trung chăm sóc lúa chiêm xuân

(HBĐT) - Vụ chiêm xuân 2016 huyện Cao Phong có kế hoạch gieo trồng 4.900 ha. Trong đó cây lương thực có hạt là 1.250 ha, gồm: lúa 420 ha lúa, 830 ha ngô; cây công nghiệp:2.750 ha gồm: cây lạc 50 ha, đậu tương 50 ha, mía 2.600 ha, cây công nghiệp khác 50 ha; cây màu khác 750 ha. Rút kinh nghiệm từ kết quả sản xuất các vụ chiêm xuân trước, tuỳ theo từng loại đất, từng cánh đồng và nguồn nước thuận lợi cũng như đặc điểm tiểu khí hậu của từng vùng để các xã xác định và bố trí cơ cấu trà, cơ cấu giống hợp lý.

Huyện Lương Sơn có trên 360 doanh nghiệp hoạt động ổn định

(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 441 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, trong đó có 7 doanh nghiệp thành lập theo Luật HTX, 8 doanh nghiệp tư nhân, 319 công ty TNHH, 106 công ty cổ phần, 1 công ty hợp doanh; 17 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đăng ký doanh nghiệp dân doanh là 6.639 tỉ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 268,2 triệu USD.

Khai thác tài nguyên nước sông Đà phát triển nghề cá bền vững

(HBĐT) - Hồ sông Đà là “kho tàng” quý báu về thủy, sinh vật và nguồn lợi thủy sản của vùng Tây Bắc. Hồ Hòa Bình địa phận tỉnh ta có dung tích trên 9 tỷ m3 nước; diện tích gần 9.000 ha, thuộc 19 xã của 4 huyện: Đà Bắc, Mai Châu, Cao Phong, Tân Lạc và TP Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục