Nhà máy điện Đồng Chum 2 (Đà Bắc) vừa khai trương đi vào hoạt động, góp phần giải quyết việc làm và sản xuất điện năng hòa vào mạng lưới quốc gia.
(HBĐT) - Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch tỉnh Hòa Bình được thành lập, đi vào hoạt động từ tháng 6/2015. Trung tâm có chức năng tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch của tỉnh Hòa Bình. Đồng thời, thực hiện công tác hỗ trợ tư vấn, cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân tìm cơ hội đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.
Theo ông Đinh Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm, từ khi thành lập và đi vào hoạt động đến nay, Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch đã nhanh chóng ổn định tổ chức và triển khai thực hiện các nhiệm vụ được Ủy ban nhân dân tỉnh giao.
Cụ thể, Trung tâm đã nhanh chóng xây dựng kế hoạch và tổ chức khảo sát, cập nhật thông tin, xây dựng danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào tỉnh Hòa Bình. Bên cạnh đó, triển khai tổng hợp danh mục trên 70 dự án thuộc các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp, thương mại và du lịch. Để đáp ứng yêu cầu xúc tiến đầu tư trong tình hình mới, Trung tâm đã tổ chức biên tập, in ấn và phát hành 150 cuốn “Hòa Bình tiềm năng và thế mạnh – Danh mục dự án thu hút đầu tư tỉnh Hòa Bình” và tổ chức giới thiệu danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào tỉnh;
Mặc dù thời gian hoạt động chưa nhiều, nhưng Trung tâm đã tiếp nhận và hướng dẫn một số nhà đầu tư chuẩn bị hồ sơ, triển khai thực hiện thủ tục đầu tư dự án theo Luật đầu tư. Điển hình như Công ty TNHH Văn Hồng đầu tư dự án nhà máy thủy điện suối Mu huyện Lạc Sơn, nhà máy thủy điện xóm Tráng (Tân Lạc); Công ty Cổ phần Đầu tư năng lượng xây dựng Hoàng Sơn nghiên cứu đầu tư dự án Trung tâm thương mại và dịch vụ thuộc khu Trung tâm thương mại bờ trái sông Đà; Công ty Cổ phần Đào tạo và xây lắp điện Hà Nội đầu tư dự án Cải tạo, nâng cấp và xây dựng trạm xử lý nước sạch tại thị trấn Đà Bắc...
Trung tâm cũng đã tiếp xúc và cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư đến tìm hiểu nhu cầu đầu tư trên địa bàn tỉnh. Một số nhà đầu tư cụ thể như: Tập đoàn Vingroup nghiên cứu đầu tư khu du lịch Sam Tạng ( Mai Châu) và khu trồng cây có múi bưởi da xanh tại huyện Tân Lạc; Công ty Phục Hưng - holdings nghiên cứu đầu tư dự án bất động sản tại Thành phố Hòa Bình; Tập đoàn Xi măng Xuân Thành nghiên cứu đầu tư nhà máy xi măng công suất 4,5 triệu tấn năm tại huyện Lạc Thủy; Công ty Cổ phần May Hồ Gươm đầu tư Chi nhánh Nhà máy may Hồ Gươm công suất thiết kế 2,5 triệu sản phẩm/năm tại huyện Tân Lạc...
Trao đổi thêm về tình hình xúc tiến đầu tư, ông Đinh Tiến Dũng cho biết thêm, Trung tâm thường xuyên theo dõi, cập nhật các Văn bản luật, các quy định mới liên quan đến dự án đầu tư ngoài ngân sách; tích cực tư vấn, hỗ trợ nhà đầu tư thông qua việc cung cấp thông tin qua website của Trung tâm; tư vấn trực tiếp, tiếp nhận các kiến nghị và tổng hợp hồ sơ trình các cơ quan chức năng xem xét, tháo gỡ khó khăn cho nhà đầu tư trong quá trình triển khai dự án. Đồng thời, tăng cường phối hợp, liên kết với các tổ chức xúc tiến đầu tư của các Bộ ngành, các địa phương thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư, quảng bá tiềm năng, thế mạnh của tỉnh; giới thiệu thông tin về các danh mục các dự án ưu tiên thu hút đầu tư vào tỉnh Hòa Bình. Ngoài ra, Trung tâm còn triển khai tích cực các coog tác như xúc tiến thương mại, du lịch, dịch vụ tư vấn và hỗ trợ doanh nghiệp...đẫ đạt được nhiều kết quả nhất định.
Mặc dù còn khó khăn về cơ sở vật chất, nhân sự tác động một phần đến hoạt động của đơn vị. Tuy nhiên, Tập thể cán bộ lãnh đạo, viên chức Trung tâm luôn xác định được vai trò và tầm quan quan trọng của hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà. Do đó, không ngừng nêu cao ý thức, trách nhiệm trong công tác, tập trung kiện toàn, ổn định tổ chức bộ máy, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đạt phấn đấu đạt được những thành tích tốt nhất, góp phần đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch của tỉnh nhà.
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân năm nay toàn tỉnh cấy được 15.696 ha lúa, đạt 100,73% kế hoạch, chủ yếu là các giống lúa thuần, lúa lai. Hiện, các địa phương đang tập trung chăm sóc, bón phân, làm cỏ lần 1 cho diện tích lúa. Tính đến ngày 17/3, toàn tỉnh đã làm cỏ lần 1 cho 11.810 ha lúa, tăng 2.139 ha so với kỳ trước.
(HBĐT) - Đổi mới quan hệ sản xuất được UBND tỉnh xác định là giải pháp trọng tâm để tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với xây dựng NTM. Với nội dung cốt lõi là tổ chức lại sản xuất, đây hứa hẹn sẽ là cuộc cách mạng có tác dụng “lọc máu” cho ngành nông nghiệp địa phương.
(HBĐT) - Thông tư liên tịch số 01/2016/TTLT-BKHéT-BTC hướng dẫn việc trao đổi thông tin về doanh nghiệp giữa hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp và hệ thống thông tin thuế sẽ có hiệu lực từ ngày 15/4/2016.
(HBĐT) - Năm 2015, khu vực kinh tế HTX trên địa bàn tỉnh đã có nhiều chuyển biến tích cực. Các chỉ tiêu về nâng cao giá trị kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho thành viên và người lao động đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển KT -XH của tỉnh.
(HBĐT) - Vụ chiêm xuân 2016 huyện Cao Phong có kế hoạch gieo trồng 4.900 ha. Trong đó cây lương thực có hạt là 1.250 ha, gồm: lúa 420 ha lúa, 830 ha ngô; cây công nghiệp:2.750 ha gồm: cây lạc 50 ha, đậu tương 50 ha, mía 2.600 ha, cây công nghiệp khác 50 ha; cây màu khác 750 ha. Rút kinh nghiệm từ kết quả sản xuất các vụ chiêm xuân trước, tuỳ theo từng loại đất, từng cánh đồng và nguồn nước thuận lợi cũng như đặc điểm tiểu khí hậu của từng vùng để các xã xác định và bố trí cơ cấu trà, cơ cấu giống hợp lý.
(HBĐT) - Trên địa bàn huyện Lương Sơn hiện có 441 doanh nghiệp có vốn đầu tư trong nước, trong đó có 7 doanh nghiệp thành lập theo Luật HTX, 8 doanh nghiệp tư nhân, 319 công ty TNHH, 106 công ty cổ phần, 1 công ty hợp doanh; 17 doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài. Tổng vốn đăng ký doanh nghiệp dân doanh là 6.639 tỉ đồng, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài là 268,2 triệu USD.