Các thành viên HTX nông sản hữu cơ Lương Sơn sơ chế rau hữu cơ.

Các thành viên HTX nông sản hữu cơ Lương Sơn sơ chế rau hữu cơ.

(HBĐT) - Sau khi Việt Nam giành được độc lập năm 1945, Đảng, Bác Hồ luôn dành sự quan tâm đến việc xây dựng và phát triển HTX. Ngày 11/4/1946, Bác Hồ viết thư gửi điền chủ, nông gia Việt Nam kêu gọi các điền chủ, nông gia tham gia HTX nông nghiệp. Hưởng ứng lời kêu gọi của Người, hàng loạt cơ sở kinh tế hợp tác đã ra đời với các hình thức sơ khai như tổ vần công, tổ đổi công và HTX, đặc biệt phát triển mạnh mẽ vào những năm 50-60 của thế kỷ XX.

 

Giai đoạn 1945- 1960: Có thể nói việc xây dựng, phát triển HTX thực sự là một phong trào cách mạng rộng lớn, thu hút được đa số nông dân, các hộ kinh tế cá thể và người lao động tham gia. Kết quả hoạt động của các HTX đã góp phần to lớn vào công cuộc khôi phục và phát triển kinh tế của đất nước và thực hiện thắng lợi công cuộc cải tạo XHCN ở miền Bắc sau kháng chiến chống Pháp.

 

Trong giai đoạn 1961-1965: Phong trào kinh tế hợp tác, HTX tiếp tục được đẩy mạnh, đã có hàng ngàn HTX trong các lĩnh vực nông nghiệp, phi nông nghiệp, TTCN, mua bán, vận tải, tín dụng, xây dựng được thành lập, thu hút hàng triệu quần chúng nhân dân tham gia.

 

Năm 1965-1975: Mặc dù phải hoạt động trong điều kiện chiến tranh vô cùng ác liệt, với khẩu hiệu "Thóc không thiếu một cân, quân không thiếu một người", “Chắc tay cày, vững tay sung". Nhờ có HTX, chúng ta đã huy động cao độ được sức người, sức của cho tiền tuyến, đánh thắng giặc Mỹ cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

 

Thời kỳ 1975 - 1986: phong trào HTX được phát triển mạnh tới các tỉnh, thành phố phía Nam. Đến năm 1986, năm được coi là thời kỳ phát triển cao nhất của phong trào HTX ở Việt Nam, cả nước có 76.000 HTX trong các ngành, lĩnh vực kinh tế, thu hút hơn 20 triệu xã viên tham gia. Trong đó có 16.740 HTX nông nghiệp, 40.228 tập đoàn sản xuất với 94% số hộ nông dân và 80,8% tổng số ruộng đất canh tác nông nghiệp, sản xuất hơn 80% sản lượng lương thực, thực phẩm của cả nước.

 

Thời kỳ 1987 đến nay: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, khu vực kinh tế hợp tác, HTX đã có những biến đổi quan trọng. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp được xóa bỏ, cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước từng bước được hình thành và điều tiết các quan hệ kinh tế; phần lớn các HTX trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế rơi vào tình trạng khó khăn, lúng túng, nhiều HTX sản xuất kinh doanh thua lỗ bị tan rã, giải thể. Tuy nhiên trong khó khăn một bộ phận HTX đã kịp thời chuyển đổi thích ứng với cơ chế mới, hoạt động có hiệu quả. Từ kinh nghiệm thành công của các HTX trong cơ chế thị trường, quá trình đổi mới kinh tế HTX được đẩy mạnh trong những năm 1990-1996. Cuối năm 1996, lần đầu tiên Quốc hội ban hành Luật HTX 1996. Kể từ đó cho đến nay Quốc hội nước CHXH chủ nghĩa Việt Nam đã 2 lần ban hành Luật HTX mới đó là Luật HTX 2003 và 2012.

 

Đến cuối năm 2015, cả nước có trên 150.000 tổ hợp tác, 18.024 HTX. Trong đó, lĩnh vực nông nghiệp có 10.452 HTX; thương mại dịch vụ có 1.424 HTX; xây dựng và sản xuất vật liệu xây dựng có 846 HTX; công ghiệp - tiểu thủ công nghiệp có 2.187 HTX; vận tải có 965 HTX; tài chính - tín dụng có 1.145 quỹ tín dụng nhân dân; các lĩnh vực, ngành nghề khác là 1.005 HTX và 41 Liên hiệp HTX thu hút khoảng 13 triệu thành viên và người lao động.

 

Hòa Bình là tỉnh miền núi, có đặc điểm kinh tế xã hội còn chậm phát triển. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ và chính quyền các cấp, sự chung tay góp sức của các ban, ngành, đoàn thể, phong trào HTX hóa đã phát triển mạnh mẽ. Ngày 19/10/1958 về thăm Hòa Bình, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh nhiệm vụ của Hòa Bình là Cố gắng thi đua sản xuất,.. nên tổ chức tốt hơn nữa tổ đổi công và hợp tác xã, vì có như thế tăng gia sản xuất mới có nhiều kết quả... Thực hiện lời dạy của Người, trong những năm 1960 HTX ra đời trên các lĩnh vực như Nông nghiệp, dịch vụ, thủy sản, chăn nuôi, vận tải, tín dụng, sản xuất VLXD và đã thu hút được hàng vạn lao động tham gia.

 

Đến 1/9/1969 có 86,5% số hộ tham gia vào HTX, trong đó có 45,8% số hộ xã viên tham gia HTX bậc cao. Nhiều hồ đập, đê điều được xây dựng phục vụ cho sản xuất. Hòa Bình trở thành tỉnh đứng đầu các tỉnh miền núi phía Bắc trong phong trào Hợp tác hóa nông nghiệp. Hòa cùng phong trào thi đua Ba sẵn sàng, “Ba đảm đang, “Ba giỏi, Bốn tốt, “Năm tấn quân và dân Hòa Bình chắc tay súng, vững tay cày, chuyển tinh thần khẩn trương, kiên quyết của thời chiến vào mặt trận khôi phục và phát triển kinh tế, tích cực chi viện đồng bào miền Nam đấu tranh thống nhất đất nước.

 

Sự ra đời của các HTX đã giải quyết được căn bản các vấn đề ruộng đất, thực hiện chủ trương người cày có ruộng, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, đem lại cuộc sống ấm lo, hạnh phúc cho nhân dân. Đỉnh cao của phong trào hơp tác hóa tại tỉnh Hòa Bình là những năm 70, phong trào HTX nông nghiệp ngày càng phát triển, đạt đến mức độ cao; toàn Tỉnh có 406/871 HTX toàn xã với 97% số hộ nông dân là xã viên, 94% ruộng đất và trên 91% trâu bò, tư liệu sản xuất chủ yếu được công hữu hóa, gắn với thủy lợi hóa, từng bước đưa cơ giới hóa và điện khí hóa vào nông nghiệp.

 

Tuy nhiên, đến những năm 80, đặc biệt là sau năm 1986, Đảng nhà nước tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước, cơ chế sản xuất tập trung, quan liêu bao cấp bị xóa bỏ, cơ chế kinh tế thị trường đã từng bước được hình thành và xác lập nên có nhiều HTX gặp khó khăn, thậm chí làm ăn thua lỗ và bị giải thể. Đặc biệt là lĩnh vực phi nông nghiệp do đã nhạy bén, thích ứng kịp thời với cơ chế thị trường đã từng bước thay đổi cơ chế quản lý, sản xuất - kinh doanh, làm ăn có hiệu quả, phát triển mạnh mẽ.

 

Thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, sau một thời gian tích cực chuẩn bị, ngày 16/10/1993, Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình được thành lập với tên gọi ban đầu là: Hội đồng lâm thời các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tỉnh Hòa Bình. Sau nhiều lần thay đổi, đến nay tên gọi chính thức là Liên minh HTX tỉnh Hòa Bình.

 

Từ khi Liên minh HTX được thành lập cho tới nay, đặc biệt là khi có Luật HTX ra đời năm 1996 và Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5, BCH T.ư Đảng  khoá IX và Kế hoạch số 104/KH từ ngày 11/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác, HTX của tỉnh ta có bước phát triển mạnh mẽ. Đến nay, toàn tỉnh có 2080 tổ hợp tác với trên 250.000 thành viên là cá nhân và hộ gia đình, 324 HTX với 32.100 thành viên tham gia, trong đó có 197 HTX nông nghiệp, 57 HTX CN -TTCN, 60 HTX thương mại dịch vụ, 11 HTX vận tải và 4 quỹ tín dụng nhân dân, giải quyết được việc làm thường xuyên cho người lao động với thu nhập bình quân từ 3 triệu   3,5 triệu đồng/tháng. Hoạt động của các HTX không những giải quyết được việc làm mà còn góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động, ổn định ANCT-TTATXH và đóng góp một phần vào ngân sách địa phương.

 

70 năm qua, phong trào hợp tác và Liên minh HTX đã thu được những kết quả hết sức quan trọng góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn và diện mạo nền kinh tế đất nước. Đồng thời đã có những đóng góp to lớn vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc trước đây, sự nghiệp xây dựng CNXH hôm nay.

 

Bước vào thời kỳ đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nước do Đảng ta khởi xướng, lãnh đạo, các HTX và Liên minh HTX tỉnh đang đứng trước những vận hội to lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với không ít khó khăn, thách thức của nền kinh tế thị trường.

 

Với truyền thống đoàn kết, gắn bó, đức tính cần cù, sáng tạo, không lùi bước trước mọi khó khăn của cán bộ, viên chức, thành viên và người lao động trong toàn ngành, dưới ánh sáng của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, Nghị quyết Đại hội Liên minh HTX tỉnh lần thứ V, sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, chúng ta tin tưởng rằng phong trào kinh tế tập thể của cả nước nói chung và của tỉnh Hòa Bình nói riêng sẽ có những bước phát triển mạnh mẽ trong những năm tới, góp phần xứng đáng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ CNXH của đất nước Việt Nam vì mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.

 

 

 

                                                             Trần Văn Thành

                                                    (Chủ tịch liên minh HTX tỉnh)

 

 

 

Các tin khác

Việc chọn giống không đạt chuẩn ảnh hưởng trực tiếp  đến phẩm cấp mía tím. ảnh: Nông dân xóm Tớn, xã Phú Vinh (Tân Lạc) xuống giống mía vụ xuân - hè.
Không có hình ảnh
Từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH,  gia đình bà Bùi Thị Lan,  xóm Tân Thành,  xã Hợp Thành (Kỳ Sơn)  đầu tư trồng cây ăn quả  đem lại hiệu quả kinh tế.
Đoàn công tác đi kiểm tra địa điểm dự kiến xây dựng chợ nông thôn của xã Xuất Hoá.

Tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc nông, lâm trường quốc doanh

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ vừa ra Chỉ thị về thực hiện Nghị quyết số 112/2015/NQ-QH13 ngày 27/11/2015 của Quốc hội về tăng cường quản lý đất đai có nguồn gốc từ nông trường, lâm trường quốc doanh do các công ty nông nghiệp, công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng và các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng.

 Hỗ trợ tốt nhất cho các dự án sớm đi vào hoạt động hiệu quả

(HBDT) - Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2015 - 2020 đặt mục tiêu đến năm 2020, số thu ngân sách Nhà nước (NSNN) trên địa bàn đạt 5.000 tỷ đồng. Theo cơ quan chức năng, để hoàn thành mục tiêu “cách mạng” này đòi hỏi có sự phối hợp đồng bộ, triển khai hiệu quả các giải pháp cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư, hỗ trợ tốt nhất cho các doanh nghiệp có đủ năng lực phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả, nuôi dưỡng và tạo nguồn thu bền vững cho NSNN.

Kim ngạch xuất khẩu đạt 89,9 triệu USD

(HBĐT) - Quý I, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh tiếp tục tăng trưởng, đạt 89,9 triệu USD, tăng 75,2% so với cùng kỳ, thực hiện 26,4% kế hoạch năm. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 81,5 triệu USD, tăng 86,9% so với cùng kỳ, thực hiện 26,6% kế hoạch năm. Kim ngạch xuất khẩu dịch vụ ước thực hiện 8,4 triệu USD, tăng 60,6% so với cùng kỳ, thực hiện 25,6% kế hoạch năm. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực gồm điện tử, rau quả - nông sản, dệt may, sản xuất kim loại và hàng hóa khác.

Xác định rõ trọng tâm để tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt

(HBĐT) - Hiện nay, giá trị sản xuất ngành trồng trọt chiếm trên 73% trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp. Đây là lĩnh vực trọng yếu cần được tái cơ cấu mạnh mẽ để góp phần quyết định mức độ thành công của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh. Sau 2 năm (2014 - 2015) thực hiện tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt, các địa phương trong tỉnh đã xác định rõ các trọng tâm, tạo được chuyển biến tích cực giúp chuyển đổi lĩnh vực trồng trọt theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.

Kim Bôi phát huy lợi thế du lịch - dịch vụ

(HBĐT) - Kim Bôi - vùng đất Mường Động vốn nổi tiếng về văn học dân gian, lễ hội đặc sắc với nhiều ngành nghề thủ công truyền thống, độc đáo bản sắc văn hóa chiêng Mường và mang đậm dấu ấn bản sắc tộc người Việt Mường. Đây cũng là vùng đất được thiên nhiên ưu đãi với nhiều danh thắng nên thơ, thác nước, hang động huyền ảo tạo cảnh quan sinh động, khí hậu trong lành, mát mẻ, con người hiền hòa, mến khách. Nguồn nước khoáng thiên nhiên thu hút khách thăm quan, nghỉ dưỡng và những cánh rừng nguyên sinh, rừng đặc dụng, hệ thống sông, hồ, núi non trùng điệp... Những tiềm năng, thế mạnh này đã và đang được huyện tận dụng, phát huy để phát triển du lịch gắn với dịch vụ.

Gia hạn giải ngân hết gói tín dụng 30 nghìn tỷ đồng

(HBĐT) - Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng và các cơ quan liên quan theo thẩm quyền nghiên cứu, sửa đổi các quy định về thời hạn giải ngân gói tín dụng cho vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ theo hướng gia hạn tiếp tục thực hiện giải ngân hết số tiền tái cấp vốn 30.000 tỷ đồng đã được phê duyệt.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục