Giao thông nông thôn tại xã Lạc Long (Lạc Thủy) được đầu tư nâng cấp, góp phần phát triển KT-XH xã.

Giao thông nông thôn tại xã Lạc Long (Lạc Thủy) được đầu tư nâng cấp, góp phần phát triển KT-XH xã.

(HBĐT) - Những năm qua, huyện Lạc Thủy dành nguồn lực đáng kể đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp các công trình giao thông trên địa bàn. Đến nay, hệ thống đường giao thông các xã, thị trấn thuận tiện thông thoáng; bộ mặt thôn, xóm khang trang, sạch đẹp, đời sống nhân dân từng bước được nâng lên.

 

Trao đổi về quá trình phát triển giao thông nông thôn trên địa bàn, đồng chí Vũ Hùng Mẫn, Trưởng phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Lạc Thủy cho biết: Để đạt được kết quả như hiện nay là nhờ sự vào cuộc đồng bộ của các cấp chính quyền, huyện đón nhận nguồn vốn các dự án đầu tư để làm đường giao thông, góp phần xây dựng NTM.

 

Hàng năm, Lạc Thủy phát động 2 đợt chiến dịch làm đường GTNT, theo đó đã huy động nguồn nhân lực và đóng góp vật liệu, máy móc để duy tu sửa chữa đường GTNT đạt hiệu quả cao. Năm qua, người dân toàn huyện đóng góp ngày công, nguyên vật liệu làm đường quy đổi thành tiền đạt trên 2,7 tỷ đồng, đạt gần 110% so với kế hoạch đề ra. Nhờ vậy, khối lượng thực hiện chiến dịch làm giao thông nông thôn đã đạt kết quả cao.

 

Toàn huyện đã duy tu, sửa chữa được 316 km đường huyện, đường xã và đường nội thôn, xóm, đạt 100,63% so với kế hoạch. Bên cạnh đó, các xã huy động sức dân đào, nạo vét được 225 km rãnh thoát nước dọc, phát quang tầm nhìn hai bên đường được 470.000 m2. Số lượng đào đắp đất, đá các loại, vá ổ gà đạt 9.560 m3. Toàn huyện huy động được 19.000 ngày công tham gia làm đường giao thông nông thôn, đạt gần 109% so với kế hoạch đề ra.

 

Để đảm bảo giao thông vùng khó khăn được thuận tiện, an toàn hơn, Lạc Thủy tập trung sửa chữa các cầu phao, cầu gỗ qua suối, sông tại 11 vị trí trọng yếu trên địa bàn.

 

Cũng theo đồng chí Vũ Hùng Mẫn, điểm đáng mừng trong đầu tư, xây dựng mới GTNT năm vừa qua, huyện đã dành nhiều nguồn lực cải tạo, nâng cấp một số tuyến đường bằng các nguồn vốn đầu tư xây dựng đã được triển khai thực hiện trên địa bàn huyện. Nhờ đó, toàn huyện đã có 19 công trình GTNT được xây dựng với tổng kinh phí trên 72 tỷ đồng. Trong đó, nguồn vốn T.ư và tỉnh trên 52 tỷ đồng, nguồn vốn từ ngân sách huyện gần 15,6 tỷ đồng. Riêng vốn trái phiếu Chính phủ trên 3 tỷ đồng đã làm 8 km đường bê tông xi măng với bề mặt rộng 3 và 3,5m tại các xã: An Lạc, Yên Bồng, Đồng Môn, Phú Thành, An Bình, Lạc Long, Liên Hoà, Khoan Dụ. Đặc biệt, nguồn lực huy động trong nhân dân đóng góp quy đổi trên 1,4 tỷ đồng.

 

Trong năm nay, Lạc Thủy tiếp tục triển khai đồng bộ các giải pháp nhằm thúc đẩy giao thông nông thôn. Theo đó, UBND huyện giao chỉ tiêu chiến dịch giao thông nông thôn cho các xã, thị trấn. Huyện cũng làm tốt công tác đầu tư, quản lý, bảo vệ các công trình giao thông trên địa bàn bằng nhiều nguồn vốn.

 

 

                                                                

                                                                Hồng Trung

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Hệ thống đường GTNT xã Lâm Sơn (Lương Sơn) được đầu tư xây dựng đạt chuẩn, đáp ứng nhu cầu đi lại và giao lưu hàng hoá của nhân dân.
Mô hình trồng cây  thanh long trên địa bàn xã Hợp Thành (Kỳ Sơn) cho hiệu quả kinh tế  đang được khuyến khích nhân rộng.
Tỷ lệ doanh nghiệp của tỉnh mới đạt 23,8 doanh nghiệp/1 vạn dân.

Tháng 4, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 395 tấn

(HBĐT) - Tính đến tháng 4, toàn tỉnh có 2.580 ha nuôi trồng thủy sản ao, hồ nhỏ; 2.500 lồng cá (tăng 100 lồng so với tháng 3). Trong tháng, sản lượng cá thu hoạch ước đạt 395 tấn, trong đó, sản lượng cá khai thác khoảng 130 tấn, sản lượng cá nuôi 265 tấn. Các cơ sở đã sản xuất được hơn 10 triệu con cá giống các loại đáp ứng khoảng 60% nhu cầu giống cá cho toàn tỉnh.

Khởi sắc công nghiệp

(HBĐT) - Trước đây, Hòa Bình là tỉnh thuần nông với đại bộ phận lao động làm nông nghiệp. Từ khi tái lập tỉnh đến nay, tỉnh đẩy mạnh phát triển công nghiệp, trong đó chú trọng hình thành các khu, cụm công nghiệp và coi công nghiệp là mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương.

Diện mạo mới trên chiến khu Mường Diềm

(HBĐT) - Là 1 trong 4 khu căn cứ cách mạng của tỉnh, chiến khu Mường Diềm (thuộc xã Trung Thành, Đà Bắc ngày nay) đóng vai trò quan trọng, tiêu biểu cho việc xây dựng cơ sở và chuẩn bị lực lượng cùng quân và dân tỉnh ta chuẩn bị cho cuộc Tổng khởi nghĩa giành chính quyền năm 1945. Phát huy tinh thần cách mạng, xã Trung Thành đã và đang có những bước chuyển đáng kể trên con đường xây dựng NTM.

Doanh nghiệp đổi mới để phát triển

(HBĐT) - Doanh nghiệp đã và đang khẳng định là lực lượng nòng cốt trong phát triển kinh tế và bảo đảm an sinh xã hội. Hòa chung với xu thế phát triển đã cho thấy những tín hiệu tích cực khi các doanh nghiệp của tỉnh mạnh dạn cơ cấu, tổ chức liên kết, nắm bắt các cơ hội mới, chuyển hướng đầu tư sang các lĩnh vực có những lợi thế cạnh canh trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng hiện nay.

Xây dựng nông thôn mới ở Lạc Sơn - những bước chuyển vững chắc

(HBĐT) - Bắt tay vào thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM, huyện Lạc Sơn gặp không ít khó khăn. Cấp ủy, chính quyền các cấp phối hợp với các đoàn thể tuyên truyền, vận động tới hộ dân, tạo điều kiện để nhân dân tham gia bàn bạc, thực hiện và giám sát. Sau hơn 5 năm thực hiện, Lạc Sơn đã có 3 xã đạt chuẩn NTM. Năm 2016, huyện phấn đấu thêm 2 xã về đích NTM.

Triển khai công tác NHCSXH quý II

(HBĐT) - Sáng 29/4, Ban Đại diện HĐQT NHCSXH tỉnh đã tổ chức họp quý I năm 2016. Đồng chí Nguyễn Văn Chương, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện chủ trì buổi họp.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục