Người tiêu dùng thăm quan, mua sắm tại phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa huyện Kim Bôi tháng 5/2016.
(HBĐT) - Những năm qua, chương trình đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa đã mở ra cơ hội mua sắm tốt cho người dân vùng sâu, vùng xa, giúp người tiêu dùng tiếp cận, thụ hưởng nhiều hơn sản phẩm có xuất xứ trong nước đảm bảo chất lượng, phù hợp với khả năng, thị hiếu, nhu cầu. Đây cũng là hoạt động thiết thực hưởng ứng CVĐ “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Với việc thực hiện ít nhất từ 2-3 phiên chợ mỗi năm, chương trình đưa hàng Việt về vùng nông thôn giờ đây luôn được bà con vùng sâu, vùng xa của tỉnh đón đợi. Địa điểm lựa chọn thực hiện chương trình là nơi có đông đồng bào khó khăn, trung tâm cụm xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa nhằm tạo điều kiện tốt nhất để người dân dễ dàng tiếp cận. Gần đây nhất là phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa xã An Lạc (Lạc Thủy) được thực hiện vào thời điểm tháng 5. Phiên chợ đã thu hút hàng nghìn người dân vùng khó khăn các xã An Lạc, An Bình, Đồng Môn, Liên Hòa thăm quan, mua sắm. Không chỉ có vậy, nhiều người dân vùng khác cũng háo hức, không quản đường sá xa xôi đến phiên chợ để cảm nhận không khí náo nhiệt. Bà Hà Thị Hoàn ở xóm Đồng Huống, xã Liên Hòa bày tỏ: Phiên chợ có nhiều mặt hàng phù hợp với nhu cầu mua sắm của gia đình. Đến đây, tôi mua được khá nhiều vật dụng cần thiết, hàng may mặc chất lượng tốt, vừa túi tiền.
Những ai đã từng thăm quan, mua sắm đều chung cảm nhận không khí ở những phiên chợ này khác biệt nhiều so với những phiên chợ thông thường bởi hàng hóa trưng bày, giới thiệu ở đây được kiểm soát chặt chẽ về chất lượng, 100% mặt hàng đều do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất và phân phối. Hàng hóa không kém phần phong phú, chất lượng tốt, giá cả phải chăng. Sản phẩm gia dụng bằng nhôm, nhựa, đồ may mặc, giày da... hàng hóa thiết yếu như dầu ăn, mì tôm, nước mắm, mì chính đa dạng về chủng loại. Mặt khác, các doanh nghiệp tham gia đồng hành với chương trình đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa cũng có nhiều hoạt động tích cực góp phần chia sẻ khó khăn với đồng bào vùng khó. Đó là hoạt động tặng quà cho học sinh nghèo, hộ chính sách và thiết thực nhất là chương trình bán hàng với giá ưu đãi.
Theo đồng chí Đinh Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm Xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch tỉnh, kể từ năm 2010 đến nay, Chương trình đưa hàng Việt về vùng nông thôn đã thực hiện 22 phiên chợ. Các phiên chợ đã tổ chức ở hầu khắp các huyện, thành công tiêu biểu như phiên chợ đưa hàng Việt về vùng sâu, vùng xa các xã: Xăm Khòe (Mai Châu), Phong Phú (Tân Lạc), An Lạc (Lạc Thủy), Tú Sơn, Đông Bắc (Kim Bôi), Cao Sơn (Đà Bắc)... Bình quân, mỗi phiên chợ thu hút từ 15-20 doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh tham gia, quy mô trên, dưới 30 gian hàng, thu hút trên 3.000 lượt người thăm quan, mua sắm. Trải qua những lần tổ chức, phiên chợ được nâng lên về chất lượng, thu hút sự tham gia của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh và các đơn vị bạn như thành phố Hà Nội, Hải Phòng, các tỉnh
Bùi Minh
(HBĐT) - Thương mại điện tử (TMĐT) là lĩnh vực hoạt động kinh tế có tính ưu việt, mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp. Thông qua TMĐT, doanh nghiệp có thể giới thiệu, quảng bá sản phẩm, hình ảnh, thực hiện các giao dịch kinh tế với chi phí thấp, hiệu quả cao. Những năm qua, phát triển TMĐT trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm, mặc dù vậy, sau 5 năm thực hiện kế hoạch phát triển TMĐT tỉnh giai đoạn 2011 - 2015, việc khai thác tiềm năng của lĩnh vực này chưa đạt hiệu quả tích cực.
(HBĐT) - Mặc dù thuộc địa bàn xã đặc biệt khó khăn của huyện Yên Thủy, tuy nhiên, với tinh thần tuổi cao, chí càng cao, nhiều hội viên NCT xã Đa Phúc vẫn tích cực lao động sản xuất, phát huy kinh nghiệm, vốn sống giúp con cháu phát triển sản xuất, ổn định cuộc sống và xóa đói, giảm nghèo một cách bền vững.
(HBĐT) - Với 6.470 NCT, sinh hoạt tại 143 chi hội, 15 Hội NCT xã, thị trấn, những năm qua, Hội NCT huyện Lạc Thủy luôn đẩy mạnh phong trào “Tuổi cao - gương sáng”. Qua đó xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, QP-AN và thật sự là “cây cao, bóng cả”, nêu gương sáng cho gia đình, xã hội.
(HBĐT) - Là xã vùng 135, cách trung tâm huyện Lạc Thủy 24 km, những năm qua, cấp uỷ, chính quyền và nhân dân xã An Bình đã nỗ lực xây dựng NTM. Xã chuyển đổi cơ cấu cây trồng đạt hiệu quả cao, cơ sở hạ tầng cơ bản được đảm bảo, KT-XH phát triển, đời sống của bà con từng bước đi lên. Đến nay, xã đạt 15 tiêu chí xây dựng NTM.
(HBĐT) - 5 tháng đầu năm, lực lượng quản lý thị trường đã tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, trong đó tập trung kiểm tra các trường hợp vi phạm về sử dụng tiền chất, kiểm soát việc thực hiện chương trình khuyến mại của các doanh nghiệp, kiểm tra xử lý mặt hàng thuốc BVTV nhập lậu, ATTP, giá cả và chất lượng hàng hóa.
(HBĐT) - UBND tỉnh vừa có Quyết định số 1417 về việc phân bổ chi tiết kế hoạch vốn sự nghiệp năm 2016 thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM. Trong đó hỗ trợ trên 19,5 tỷ đồng vốn phát triển sản xuất cho 191 xã.