Sau Asiad 2018, bóng chuyền nữ lại chuẩn bị dự giải châu Á ở Thái
Lan. Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
Bộ khung cũng như nhân sự vừa tham dự Asiad 2018 và về đích ở vị
trí thứ 6 chung cuộc của đội tuyển bóng chuyền nữ vẫn được giữ nguyên để dự
tranh giải châu Á năm nay. Đáng chú ý là libero Lê Thị Thanh Liên được bổ sung
trong vài ngày tới để lắp ráp đội hình trước khi lên đường sang Thái Lan vào ngày
14-9 tới đây.
Ban huấn luyện vẫn bao gồm HLV trưởng Nguyễn Tuấn Kiệt và cặp trợ
lý Trịnh Nguyễn Hoàng Huy, Lê Thị Hiền – những người được đánh giá là vừa trải
qua một kỳ Á vận hội thành công thực sự, giúp bóng chuyền nữ Việt Nam lần đầu
tiên giành được thứ hạng cao nhất (hạng 6), đồng thời đòi lại vị trí số 2 Đông
Nam Á từ tay tuyển Indonesia sau một trận đấu làm nức lòng giới mộ điệu cũng
như người làm nghề.
Điều mà ông Kiệt và các đồng sự lo ngại chính là quỹ thời gian hồi
phục thể lực cho các tuyển thủ khá ít ỏi, sau một chuỗi ngày tập huấn và thi đấu
liên tục từ VTV Cup cho đến Asiad 2018 chỉ trong vòng hơn 1 tháng. Thể lực sa
sút vì phải thi đấu với mật độ 2 trận/2 ngày khiến các cô gái bóng chuyền
Việt Nam để vuột cơ hội đoạt hạng 5 vì để thua trước Kazakhstan, đội bóng vốn
không phải là đối thủ của họ ở vòng đấu bảng.
Cho nên, ngay cả khi tập trung trở lại cho giải đấu châu Á tới
đây, HLV Nguyễn Tuấn Kiệt cũng sẽ giúp các học trò ổn định tâm lý, tập nhẹ và
điều chỉnh một vài điểm chưa ổn ở khâu chuyền 1, chắn bóng, chuyền 2, phòng phủ
hàng sau… chứ không tập nặng, nhằm giúp các tuyển thủ Đinh Thị Trà Giang, Trần
Thị Thanh Thúy, Nguyễn Linh Chi, Bùi Thị Ngà, Đinh Thị Thúy, Nguyễn Thị Kim
Liên, Lê Thanh Thúy, Lưu Thị Huệ, Nguyễn Thị Trinh, Dương Thị Hên… thoải mái tư
tưởng và tự tin hơn khi lên đường.
Có thể nhận thấy rằng Asiad 2018 là giải đấu mà đội tuyển bóng
chuyền nữ Việt Nam đã thể hiện được nhiều điều, dù trong đội hình đã không còn
những đàn chị giàu kinh nghiệm thi đấu quốc tế nữa. Một lối chơi tương đối hiện
đại, sử dụng linh hoạt các miếng chiến thuật chồng lao, lao len, chồng trước,
chồng sau, đánh 3m… được các tuyển thủ áp dụng thường xuyên và nói như nhiều
người, nếu tập thể gồm nhiều VĐV còn trẻ này được tập luyện với nhau quanh năm,
chắc chắn còn chơi ấn tượng hơn hiện tại.
Những thử nghiệm mà ông Kiệt và các đồng sự Hoàng Huy, Lê Hiền áp
cho đội tuyển ở Asiad 2018 ít nhiều đã cho kết quả tốt. Có thể tạm cho rằng đây
là một tập thể giàu nhiệt huyết, gắn bó với nhau trong phối hợp chiến thuật và
quan trọng là nhìn sâu vào trong đội hình ấy qua mọi trận đấu ở Asiad 2018,
không ai tự coi mình là ngôi sao lớn nhất của đội bóng, kể cả đội trưởng Trà
Giang hay các tay đập ghi rất nhiều điểm như Trần Thúy, Bùi Ngà, Đinh Thúy, Kim
Thanh, Lê Thúy, Dương Hên…
"Tôi luôn nhắc các cháu rằng ngôi sao lớn nhất nằm trên ngực trái
chứ không phải một cá nhân nào đó ở đội bóng. Mỗi tuyển thủ phải ý thức được rằng
chơi bóng và thể hiện hết mình chính là đang gìn giữ và phát huy hình ảnh của
bóng chuyền Việt Nam trong mắt bạn bè quốc tế. Tôi cho rằng nếu được duy trì tập
chung với nhau nhiều thời gian hơn là chỉ vài tháng trước thềm các giải đấu
quan trọng, đội tuyển nữ có thể còn làm được nhiều hơn những gì tại Asiad 2018”,
HLV Nguyễn Tuấn Kiệt nhấn mạnh.
*Giải bóng chuyền vô địch châu Á 2018 diễn ra tại Nakhon
Ratchasima từ ngày 16-9 đến 23-9. 10 đội bóng được chia thành 3 bảng:
Bảng A: Nhật Bản (đương kim vô địch), Thái Lan (2), Hàn Quốc (3)
Bảng B: Trung Quốc (4), Việt Nam (5), Đài Loan (6)
Bảng C: Kazakhstan (7), Philippines (8), Iran (9), Australia (10)
*Lịch thi đấu cụ thể:
Ngày
|
STT
|
Thời gian
|
Bảng
|
Đội gặp đội
|
16/9
|
M.1
|
11:00
|
C
|
KAZ (2 – 3) IRI
|
M.2
|
13:30
|
CHN (2 – 3) VIE
|
||
M.3
|
16:00
|
C
|
AUS (1 – 4)PHI
|
|
M.4
|
18:30
|
A
|
JPN (2 – 3) KOR
|
|
17/9
|
M.5
|
11:00
|
TPE (1 – 2) CHN
|
|
M.6
|
13:30
|
C
|
AUS (1 – 2) KAZ
|
|
M.7
|
16:00
|
C
|
PHI (4 – 3) IRI
|
|
M.8
|
18:30
|
A
|
THA (1 – 2) JPN
|
|
18/9
|
M.9
|
11:00
|
C
|
IRI (3 – 1) AUS
|
M.10
|
13:30
|
VIE (3 – 1) TPE
|
||
M.11
|
16:00
|
C
|
KAZ (2– 4) PHI
|
|
M.12
|
18:30
|
A
|
KOR (3 – 1) THA
|
|
19/9
|
M.13
|
11:00
|
QF 1-8
|
R1 – R8
|
M.14
|
13:30
|
QF 1-8
|
R2 – R6
|
|
M.15
|
16:00
|
QF 1-8
|
R3 – R5
|
|
M.16
|
18:30
|
QF 1-8
|
R4 – R7
|
|
20/9
|
Ngày nghỉ
|
|||
21/9
|
M.17
|
09:00
|
QF 5-10
|
R10 – L (R3 – R5)
|
M.18
|
11:00
|
QF 5-10
|
R9 – L (R2 – R6)
|
|
M.19
|
13:30
|
QF 5-10
|
L (R4 – R7) – L (R1 – R8)
|
|
M.20
|
16:00
|
SF 1-4
|
W (R2 – R6) – W (R3 – R5)
|
|
M.21
|
18:30
|
SF 1-4
|
W (R1 – R8) – W (R4 – R7)
|
|
22/9
|
M.22
|
13:30
|
Finals (9–10)
|
L.M17 – L.M18
|
M.23
|
16:00
|
SF (5 – 8)
|
W.M17 – L.M19
|
|
M.24
|
18:30
|
SF (5 – 8)
|
W.M18 – W.M19
|
|
23/9
|
M.25
|
11:00
|
Finals (7-8)
|
L.M23 – L.M24
|
M.26
|
13:30
|
Finals (5-6)
|
W.M23 – W.M24
|
|
M.27
|
16:00
|
Finals (1-4)
|
L.M20 – L.M21
|
|
M.28
|
18:30
|
Finals (1-2)
|
W.M20 – W.M21
|
|
Bế mạc
|
Theo SGGP