Ảnh: Asian Paralympic Ông Rezza D.Brammadita, quan chức cao cấp thuộc Ban Tổ chức cho
biết, đội ngũ hơn bảy nghìn tình nguyện viên này gồm sinh viên, các chuyên
gia và một số người khuyết tật.
"Tất cả những tình nguyện viên này đã được đào tạo các kỹ năng cần
thiết như kỹ năng giao tiếp, giao tiếp hiệu quả, phép lịch thiệp cũng như
cách để tương tác với những người khuyết tật”, ông Rezza D.Brammadita tuyên bố.
Khoảng 2.800 vận động viên cùng 1.800 quan chức từ 41 quốc gia
và vùng lãnh thổ sẽ tham dự kỳ Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á 2018,
sẽ diễn ra tại thủ đô Jakarta của Indonesia từ ngày 6 đến 13-10 tới.
Các vận động viên sẽ tham gia thi đấu tranh tài ở 18 môn thể
thao dành cho người khuyết tật, trong đó có các môn như: cầu lông, bóng rổ,
bóng bàn, bơi, đánh cờ, đua xe đạp và đấu kiếm.
Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á được tổ chức bốn năm một
lần, ngay sau khi kết thúc Đại hội thể thao châu Á. Đây là kỳ Đại hội lần thứ
ba được tổ chức, kỳ Đại hội đầu tiên diễn ra năm 2010 tại thành phố Quảng
Châu, Trung Quốc.
Tại kỳ Đại hội lần thứ hai diễn ra năm 2014 tại thành phố
Incheon, Hàn Quốc, đoàn Việt Nam nằm trong "top 10" trên bảng tổng
sắp thành tích, với tổng số 29 huy chương đoạt được, gồm 9 vàng, 7 bạc và 13
đồng.
|
TheoNhandan
Liên đoàn bóng đá Đông Nam Á (AFF) vừa đồng ý cho Việt Nam dời trận đấu với Campuchia tại AFF Cup 2018 từ Mỹ Đình về Hàng Đẫy.