Olympic Tokyo 2020 là dấu lặng với thể thao Việt Nam bởi các tuyển thủ của chúng ta thất bại trong mục tiêu giành huy chương, bởi sự thua sút về thành tích của vận động viên (VĐV) Việt Nam so với VĐV của nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan, Philippines, Indonesia, Singapore tại đại hội thể thao lớn nhất hành tinh. VĐV cầu lông Nguyễn Thùy Linh có hai trận thắng, Nguyễn Huy Hoàng bơi không tệ, Quách Thị Lan lọt vào vòng bán kết nội dung chạy vượt rào 400m nữ khá may mắn... Chừng đó là không đủ để làm hài lòng người hâm mộ thể thao nước nhà.
Sự khó chịu liên quan tới câu hỏi, xuất hiện từ nhiều năm qua chứ không phải mới đây, là tại sao nền thể thao được xếp trong tốp đầu Đông Nam Á tại các kỳ SEA Games gần đây như Việt Nam lại chật vật thấy rõ so với Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore ở những sân chơi lớn hơn như ASIAD, Olympic? Vấn đề liệu có phải chỉ do mức đầu tư thấp hơn họ, tài năng ít hơn hay còn nguyên nhân nào khác?
Tại Olympic Tokyo 2020, các VĐV Thái Lan, Philippines, Malaysia, Singapore, Indonesia thi đấu đĩnh đạc ở một số môn như bóng bàn, cử tạ, taekwondo, bắn cung..., đặc biệt là cầu lông khi có nhiều VĐV tham gia ở các nội dung đơn, đôi và đủ sức chơi ngang ngửa với các VĐV hàng đầu thế giới của Trung Quốc, Nhật Bản, Đan Mạch, Hàn Quốc. Huy chương vàng môn taekwondo, cử tạ lần lượt của Thái Lan, Philippines là rất thuyết phục, và đây cũng chính là hai nội dung có VĐV Việt Nam thi đấu trực tiếp cùng họ.
Những gì diễn ra tại Tokyo một lần nữa gợi ý cho thể thao Việt Nam về việc xác định trọng điểm đầu tư để chuẩn bị cho các đại hội thể thao lớn như Olympic, ASIAD. Có thể chọn tập trung đầu tư nhiều hơn nữa cho những môn/ nội dung thi đấu Olympic, đặc biệt là những gì phù hợp với người Việt Nam, như cầu lông, bóng bàn, bắn cung, đấu kiếm, bắn súng, cử tạ... Đầu tư để tạo bước chuyển về nền móng cho các đội tuyển, nên tất yếu phải chăm lo cho công tác tìm kiếm và tuyển chọn tài năng trẻ, tổ chức huấn luyện, tập huấn, thi đấu... Việc không đơn giản, phải mất rất nhiều năm và công sức, tiền của thì mới có thể tạo ra những lứa VĐV đủ sức tranh tài một cách chững chạc tại ASIAD, Olympic. Nhưng chỉ có cách đầu tư bài bản thì mới mong thoát khỏi cảnh "tới Olympic để học hỏi là chính” hết lần này đến lần khác.
TheoHanoimoi
(HBĐT) - Trong 2 ngày 27-28/9, Sở VH-TT&DL tổ chức giải điền kinh trẻ - vô địch tỉnh năm 2023. 94 vận động viên (VĐV) của 10 huyện, thành phố tranh tài ở 2 nội dung với 23 bộ huy chương: 8 bộ huy chương ở nội dung trẻ, 15 bộ huy chương ở nội dung vô địch.
Ngay sau khi giành HCV cho bắn súng Việt Nam tại Asiad 19, xạ thủ Phạm Quang Huy được nhận khoản thưởng 695 triệu đồng.
Sáng 28-9, xạ thủ Phạm Quang Huy đã xuất sắc đoạt HCV nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Đây cũng là huy chương vàng đầu tiên của Việt Nam tại Asiad 19.
Vượt qua ứng cử viên vô địch Kim Jandi (Hàn Quốc) ở tứ kết hạng cân 67 kg nữ môn Taekwondo, nhưng sau đó để thua võ sĩ chủ nhà ở bán kết, Bạc Thị Khiêm đã có tấm HCĐ tại ASIAD 2023.
Wushu và Taekwondo đã giúp đoàn Thể thao Việt Nam giải "cơn khát” huy chương khi mang về 2 HCĐ trong ngày thi đấu 27/9 tại ASIAD 2023.
(HBĐT) - Ngày 27/9, tại xã Suối Hoa (Tân Lạc), Ban tổ chức (BTC) Lễ hội cá tôm sông Đà tỉnh Hòa Bình lần thứ nhất; Hội chợ Nông nghiệp và triển lãm sản phẩm OCOP vùng trung du, miền núi phía Bắc năm 2023 tổ chức họp BTC Giải thi câu thể thao tại vùng hồ Hòa Bình (tổ chức tại xã Suối Hoa) nhằm triển khai thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác tổ chức giải.