Có một điểm đáng chú ý trong báo cáo thực trạng và giải pháp về thể thao thành tích cao TPHCM chính là việc không đề cập đến vai trò và hoạt động của các liên đoàn mặc dù TPHCM là địa phương duy nhất trong cả nước có liên đoàn ở hầu hết các môn thể thao đỉnh cao.

 

Đại hội thường niên năm 2010 của LIên đoàn Bóng đá TPHCM.

Muốn làm tốt, phải lấn quyền

Đến thời điểm này, gần như chỉ có LĐ bóng đá (HFF) là hoạt động tương đối hiệu quả. Có 2 lý do: các đội bóng đều chuyên nghiệp, không phụ thuộc về chuyên môn đối với cơ quan quản lý nhà nước và quan trọng hơn, vai trò chủ tịch liên đoàn của ông Lê Hùng Dũng quá nổi bật, đủ sức “lấn áp” các thành viên chuyên môn do cơ quan quản lý cử sang phối hợp.

Ở bóng đá, thi đấu gần như liên tục nên thành tích cũng dễ nhận biết và điều chỉnh. Ví dụ, khi đứng trước nguy cơ trở thành “vùng trắng” HFF đã có ngay 2 thành viên mới là Navibank Sài Gòn (V-League) và Xuân Thành Sài Gòn (hạng nhất) với lực lượng từ nơi khác đến.

Là một doanh nhân nổi tiếng, lại kiêm nhiệm chức Phó Chủ tịch của VFF, ông Lê Hùng Dũng nhanh chóng đem lại nguồn tài chính mạnh, đủ sức tổ chức các giải đấu từ phong trào đến quốc tế. Hoạt động của HFF gần như “che mờ” vai trò bộ môn bóng đá của cơ quan quản lý nhà nước. Đánh giá về điều này, có ý kiến cho rằng HFF đã “lạm quyền” nhưng cũng có ý kiến khác cho rằng nếu không có sự lấn quyền như vậy, HFF không thể hoạt động hiệu quả được.

Minh chứng là LĐ bóng chuyền. Chỉ trong vòng 5 năm, gần như toàn bộ lãnh đạo liên đoàn lần lượt từ chức vì bất đồng với bộ môn dù đứng đầu là ông Phạm Phú Ngọc Trai - một doanh nhân lừng danh. Đây là liên đoàn rất mạnh trong quá khứ, có thời điểm đưa bóng chuyền vượt qua bóng đá về mức độ quan tâm của quần chúng nhưng đến nay hầu như không thể hoạt động.

Việc 2 đội bóng chuyền nam, nữ chuyển hẳn về cho trung tâm Tân Bình và Phú Nhuận quản lý mới đây gần như “khai tử” liên đoàn một thời lừng danh này.

Không hiệu quả vì bận cãi nhau với bộ môn?

Một lãnh đạo Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch cho rằng, hiện tại liên đoàn chỉ cần làm 4 nhiệm vụ là quá… tốt rồi: Tổ chức thi đấu, thuê chuyên gia, vận động tài trợ, chăm sóc đời sống (tiền bồi dưỡng, thưởng…) cho VĐV đỉnh cao. Phần chuyên môn cứ để cho bộ môn.

Dễ nhận thấy là 4 nhiệm vụ trên đều liên quan đến chuyện kiếm tiền, vốn không thuộc chức năng của bộ môn. Thực tế là ngoài HFF, chẳng liên đoàn nào thực hiện nổi 4 công tác trên. Như vậy, phải chăng là việc liên đoàn can thiệp vào chuyên môn là sai?

Cần phải thấy rằng, nếu chỉ làm 4 công việc nói trên thì liên đoàn gần như một công ty quảng cáo, sự kiện. Nhưng để làm được điều đó, họ lại cần phải có sự bảo đảm thành tích thi đấu. Không thể tìm tiền hoặc tổ chức cho hoành tráng mà thi đấu không ra gì. Đấy là lý do các liên đoàn phải can thiệp từ việc tuyển chọn VĐV đến mục tiêu thành tích từng giải đấu cụ thể. Nhưng làm thì dẫm chân lên công việc của bộ môn.

Đã thế, nếu thi đấu không thành công, dư luận lại quy trách nhiệm cho liên đoàn. Thời gian gần đây, ở các môn bóng bàn, cầu lông, bi sắt lại có tình trạng VĐV xin nghỉ, kiện cáo về tiền nong đều để phản ứng với bộ môn. Có biết thì liên đoàn không thể giải quyết được.

Hơn nữa, môn nào cũng có liên đoàn nhưng cơ cấu lại không mạnh. Đa số các vị trí chủ chốt đều do cán bộ sở kiêm nhiệm, “vừa đá bóng, vừa thổi còi” nên cuối cùng  liên đoàn không phát huy tác dụng mà hoạt động chuyên môn cũng kém đi sự linh hoạt cần thiết. Kinh nghiệm tại Hà Nội, trung tâm thể thao số 1 Việt Nam, cho thấy không nhất thiết phải tồn tại các liên đoàn.

Một nhà quản lý thể thao tại Hà Nội thậm chí nói thẳng trên báo rằng thành lập liên đoàn “chỉ mất thời gian cãi nhau”. Thực tế tại TPHCM cũng đã đến gần mức “cãi nhau” nhưng quan trọng hơn là tính hiệu quả của các liên đoàn hiện quá kém cỏi.

 

                                                                                       Theo SGGP

 

 

Các tin khác

Không có hình ảnh
Trận chung kết được đánh giá cao giữa tiểu học Thanh Hối và tiểu học Phong Phú
Không có hình ảnh

Đấu muộn vòng 3 giải hạng Nhất 2011: “Thiếu gia” Sài Gòn XT trở lại ngôi đầu

Được đánh giá cao hơn hẳn, lại được chơi trên sân nhà, nhưng phải rất khó nhọc Sài Gòn XT mới vượt qua được An Giang với tỷ số 2-0, bởi đối phương thi đấu quá kiên cường…

SEA Games 26 chưa khởi tranh đã rối: Hội làng là thế

Đại hội Thể thao Đông Nam Á (SEA Games) 26 phải đến tháng 11 mới khởi tranh nhưng nước chủ nhà Indonesia đã sớm khuấy động không khí khi loại bỏ môn bóng đá nữ khỏi các nội dung thi đấu.

SEA Games 26: Sẽ có môn... đánh bài, leo tường

Tại hội nghị thường niên UB Olympic VN diễn ra chiều 18.2 tại Hà Nội, Vụ trưởng Vụ TTTTC (Tổng cục TDTT) Trần Đức Phấn đã thông báo tin không vui tại SEA Games 26: Số lượng nội dung mà VN tham dự có thể sẽ xuống thấp nhất so với các SEA Games gần đây mà VN tham gia: Chỉ 30/44 môn và tranh 300/542 bộ huy chương.

Vòng 3 giải V-League 2011 Quyết chiến vì ngôi đầu

Sau quãng nghỉ, chiều nay giải V-League sẽ trở lại với cuộc đua khốc liệt của nhóm dẫn đầu và những diễn biến khó lường cuối BXH. B. Bình Dương phải thắng để giải tỏa áp lực, Hà Nội ACB và HA Gia Lai sẽ loại bỏ nhau phấn đấu giành thắng lợi đầu tiên…

Thể thao đỉnh cao TPHCM: Các môn trọng điểm lại sa sút

Kết quả thi đấu tại Đại hội TDTT toàn quốc lần thứ 6 vừa qua cho thấy thể thao thành tích cao TPHCM vẫn đang duy trì sức mạnh của mình khi xếp thứ nhì sau Hà Nội và gấp đôi số huy chương vàng so với đoàn thứ 3 là Quân đội. Tuy nhiên, điều đáng quan tâm là ở những môn thế mạnh của mình, TPHCM lại sa sút đáng báo động.

Ronaldinho "phát điên" với bàn thắng cho Flamengo

Ronaldinho dường như không kìm nén niềm sung sướng sau ghi bàn để mở ra chiến thắng tưng bừng 3-0 cho Flamengo trong trận đấu với Murici tại vòng 1 Cúp Brazil.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục