Một trận đấu vòng loại giải kéo co (Đại hội TD-TT huyện Kỳ Sơn năm 2013) thu hút sự cổ vũ của đông đảo người dân.

Một trận đấu vòng loại giải kéo co (Đại hội TD-TT huyện Kỳ Sơn năm 2013) thu hút sự cổ vũ của đông đảo người dân.

(HBĐT) - Nói đến thể thao dân tộc, nhiều người thường liên tưởng đến những ngày hội văn hóa - thể thao đầu xuân gắn với tiếng chiêng Mường vang vọng hay hình ảnh trai, gái đất Mường chung vui tung những quả còn sặc sỡ lên trời xanh. Từ thực tiễn cơ sở có thể khẳng định, thể thao dân tộc đã có một sức sống mạnh mẽ trong cuộc sống, sinh hoạt của cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Bất cứ xóm bản, KDC nào tổ chức các hoạt động TT-VH, hưởng ứng CVĐ “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”..., các môn thể thao dân tộc đều có chỗ đứng nhất định.

 

Trong 2 năm 2013-2014, tỉnh ta đã, sẽ tổ chức đại hội TD-TT cấp cơ sở, cấp huyện, thành phố và cấp tỉnh. Nhiều môn thể thao đã được đông đảo nhân dân tập luyện, thi đấu. Trong đó, hầu hết các xã, thị trấn và huyện, thành phố đều tổ chức các môn đẩy gậy, bắn nỏ, kéo co... Sức hấp dẫn của các môn thể hiện được tinh thần thượng võ của trai, gái đất Mường, tinh thần đồng đội trong thi đấu như đồng đội đứng bắn, quỳ bắn (môn bắn nỏ), kéo co (đồng đội nam, nữ hay đồng đội hỗn hợp). Đại hội TD-TT huyện Kỳ Sơn lần thứ IV được tổ chức mới đây, hàng trăm lượt VĐV và hàng ngàn lượt cổ động viên đã về cổ vũ mới thấy tình yêu thể thao luôn tươi mới và mạnh mẽ. Đội tuyển kéo co nam Yên Quang chân trần thi đấu vẫn có nhiều trận thắng và luôn được các cổ động viên cổ vũ. Từ vùng cao, đội tuyển bắn nỏ Độc Lập thi đấu nổi trội và đồng đều ở cả nam và nữ đoạt nhiều giải tại Đại hội. Những cây nỏ, tên bắn đen bóng được trau chuốt cẩn thận cùng các động tác thi đấu chững chạc của các VĐV vùng cao gợi lên sự gắn bó của mỗi người dân với môn thể thao có hàng trăm năm tuổi này. Nhìn rộng ra, các môn thể thao dân tộc ở nhiều địa phương khác trong tỉnh cũng tạo được các dấu ấn đặc biệt. CLB bắn nỏ xóm Sáng (Đú Sáng - Kim Bôi), CLB thể thao dân tộc ở Tuân Lộ, Địch Giáo (Tân Lạc), xóm Rộc (Nật Sơn, Kim Bôi), CLB ở Tu Lý, Hào Lý (Đà Bắc)... đã nuôi dưỡng nên các VĐV bắn nỏ, đẩy gậy có danh ở các cuộc thi đấu cấp tỉnh, khu vực và toàn quốc. Lễ hội Khai hạ Mường Bi (Tân Lạc) hay các lễ hội ở Liên Vũ (Lạc Sơn), lễ hội xuống đồng ở Cao Răm (Lương Sơn)..., các môn thể thao dân tộc luôn được tổ chức song hành. Trong các Ngày hội đại đoàn kết toàn dân, ngày đón danh hiệu làng văn hoá... tại sân nhà văn hoá, những trận đấu môn đẩy gậy, kéo co luôn tạo sức hút đối với cộng đồng. Khi các môn thể thao dân tộc được đưa vào thi đấu trong Ngày hội VH-TT các dân tộc thiểu số khu vực, toàn quốc hay tại Đại hội TD-TT toàn quốc, tỉnh ta đã chứng minh cho bạn bè gần xa thấy được khả năng của mình. Trong vòng gần 15 năm nay, các tay nỏ Bùi Thị Mùi, Bùi Văn ởm, Bùi Văn Din (Tân Lạc) hay các lực sĩ trong môn đẩy gậy như: Cao Thị Đông, Bùi Văn Sáng, Nguyễn Thị Thu, Lương Xuân Khánh, Quách Văn Công... luôn có mặt ở các cuộc đấu quan trọng của khu vực và toàn quốc. VĐV Bùi Thị Mùi có thể là VĐV giàu thành tích nhất khi có được nhiều tấm huy chương vàng cấp toàn quốc và nay dẫu gần 50 tuổi vẫn còn sáng giá trong đội tuyển tỉnh, bên cạnh những VĐV trẻ như Bùi Thị Thuý. Tại 2 kỳ Đại hội TD-TT toàn quốc, khi các môn đẩy gậy, bắn nỏ được đưa vào chương trình thi đấu, chính các VĐV thể thao dân tộc đã góp công trong nâng bảng thành tích của Hoà Bình trong xếp hạng toàn quốc. Thật vui khi đội hình tham gia môn đẩy tại Ngày hội VH-TT&DL các dân tộc vùng Tây Bắc năm nay, bên cạnh các VĐV có tuổi đã xuất hiện dàn VĐV là học sinh trường PT năng khiếu TD-TT như Phạm Việt Anh, Đinh Công Thiện, Trần Công Tiến. Như vậy, cùng với việt dã, môn kéo co, tu lu, tung còn..., các VĐV đẩy gậy, bắn nỏ sẽ góp vào Ngày hội nét bản sắc cũng như thế mạnh của thể thao dân tộc Hoà Bình...

 

Dẫu giờ chỉ có tên trong các Ngày hội, hội thi chứ không trong khuôn khổ Đại hội TD-TT toàn quốc nhưng các môn thể thao dân tộc vẫn được tỉnh ta quan tâm, đầu tư đúng mức. Mọi nỗ lực như đưa vào hệ thống thi đấu các cấp, xây dựng lực lượng VĐV... đều hướng vào phát triển, nâng tầm các môn thể thao dân tộc bởi lẽ các môn này đã có gốc rễ từ đời sống thể thao cơ sở nhiều năm qua.

 

 

 

                                                                       Bùi Văn

 

Các tin khác


ASIAD 2023: Xạ thủ Trịnh Thu Vinh không thể giành huy chương

Xạ thủ Trịnh Thu Vinh, niềm hy vọng vàng của Đoàn Thể thao Việt Nam trong ngày thi đấu 29/9 tại ASIAD 2023 đã thi đấu không thành công, nằm ngoài nhóm giành huy chương bắn súng nội dung 10m súng ngắn hơi nữ.

ASIAD 2023: Hàn Quốc thể hiện vị thế hàng đầu ở môn thể thao điện tử

Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Hàn Quốc đang nỗ lực thể hiện vị thế là một cường quốc thể thao điện tử tại Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 2023) đang diễn ra ở Hàng Châu, Trung Quốc. Các game thủ nước này đang thi đấu tốt ở bộ môn thể thao điện tử (esports) lần đầu tiên được đưa vào danh sách các môn tranh tài chính thức tại ASIAD.

94 vận động viên tranh tài tại giải điền kinh trẻ - vô địch tỉnh năm 2023

(HBĐT) - Trong 2 ngày 27-28/9, Sở VH-TT&DL tổ chức giải điền kinh trẻ - vô địch tỉnh năm 2023. 94 vận động viên (VĐV) của 10 huyện, thành phố tranh tài ở 2 nội dung với 23 bộ huy chương: 8 bộ huy chương ở nội dung trẻ, 15 bộ huy chương ở nội dung vô địch.

Xạ thủ Phạm Quang Huy được thưởng 695 triệu đồng

Ngay sau khi giành HCV cho bắn súng Việt Nam tại Asiad 19, xạ thủ Phạm Quang Huy được nhận khoản thưởng 695 triệu đồng.

Asiad 19 ngày 28-9: Xạ thủ Quang Huy mang HCV đầu tiên về cho Việt Nam

Sáng 28-9, xạ thủ Phạm Quang Huy đã xuất sắc đoạt HCV nội dung 10m súng ngắn hơi nam. Đây cũng là huy chương vàng đầu tiên của Việt Nam tại Asiad 19.

ASIAD 2023: Võ sĩ Bạc Thị Khiêm chia sẻ về tấm HCĐ

Vượt qua ứng cử viên vô địch Kim Jandi (Hàn Quốc) ở tứ kết hạng cân 67 kg nữ môn Taekwondo, nhưng sau đó để thua võ sĩ chủ nhà ở bán kết, Bạc Thị Khiêm đã có tấm HCĐ tại ASIAD 2023.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục