(HBĐT) - Nhà thơ Đinh Đăng Lượng viết khá đều tay trong suốt 20 năm gần đây. Từ tập thơ "Người ở đầu nguồn, "Bóng cây chu đồng” rồi đến "Hồn chiêng” do Hội nhà văn Việt Nam xuất bản, thơ ông đều mang phong cách văn hóa của vùng Mường. Đầu năm 2017, nhà thơ Đinh Đăng Lượng tặng tôi tập thơ mới "Xứ hoa pôông trăăng” do NXB Hội nhà văn in.

Tập thơ có 56 bài, tôi đọc thơ ông, nhận thấy thơ không trộn lẫn với thơ ai, lối hình tượng phong phú của một nhà thơ dân tộc Mường giàu tính nhân văn, ngôn từ giàu chất hình tượng. Thơ ông giản dị, sử dụng lối nói hình tượng nhưng vẫn đủ để người đọc hiểu được. Thơ ông ngày càng hay bởi sự rung cảm được hòa đồng với làng quê có những con người cần cù sáng tạo, từng ngày làm đẹp quê hương. Bài thơ "Tìm người đêm hội” cho bạn đọc thấy ông yêu cây, yêu người đến nhường nào: "Bao giờ về lại Đầm Đa/Thì anh sang đất Liên Hòa tìm em/Cũng từ đêm hội Chùa Tiên/Nỗi niềm khắc khoải một miền núi sông/Ngô ngon cam ngọt Thung Trâm/Sông Bôi lẩn khuất, âm thầm về xuôi…

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng nguyên ủy viên Thường vụ, Trưởng Ban Tổ chức Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBMTTQ tỉnh, khi về hưu, ông sống ở một làng nhỏ ven sông Đà thuộc huyện Kỳ Sơn. Nhà thơ Đinh Đăng Lượng có nhiều bài thơ máu thịt với quê hương. Trong bài "Nhớ nhà sàn” ông viết: "Nhớ sao cái nếp nhà sàn/Thâm trầm cửa voóng, cầu thang la đà/Câu đầu, kèo cột, dầm xà.../Trên nâng dưới đỡ vào ra một thời/ Giữ cho đòn nóc ngang trời/Phên gianh, tàu cọ tay người kết đan/Giàu nghèo rồi cũng mấy gian/Vẫn là hai chái chắn ngang vai người/Cha ông ăn kiếp ở đời/Dễ cao hơn một đầu người cháu con”. Bài thơ "Nếu” có đoạn ông viết: "Nếu còn về lại ngày xanh/Thì ta lên thác xuống ghềnh nơi đâu?/Nếu mà cứ mãi lạc nhau/Thì ta - về bến Bôi Câu xứ Mường”.

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng sinh ra ở Mường Động. Quê ông có những con suối trong xanh hiền hòa bên núi đồi cao thấp chen nhau... Những guồng nước cần mẫn ngày đêm mang nước về đồng. Đêm trăng sáng từng tốp trai, gái hát đối tìm sự yêu thương qua câu hát rằng thường vấn vương lối ngõ và những câu dân ca ngọt đến mềm lòng ấy đã thấm vào nhà thơ. Vì thế thơ lục bát của Đinh Đăng Lượng trong như nước mùa thu, nhè nhẹ như làn gió xuân mang hương hoa rừng tỏa mát. Vần thơ lục bát của ông có nhạc điệu, nhịp điệu thanh thoát, tươi tắn, uyển chuyển. ông tôn trọng thơ lục bát nên không bao giờ ông phạm luật bằng, trắc. Làm thơ lục bát viết sai luật khác gì ăn cơm bị hóc xương. Thơ lục bát ông viết với những phương pháp so sánh, ẩn dụ, nhân hóa, nhưng đọc vẫn thấy tự nhiên. Bài thơ: "Trước mộ Nguyễn Du” có đoạn ông viết: "Chữ tài nhiều lúc trắng tay/Chữ tâm dưới đất lớp dày còn trong!/Văn chương là tiếng tơ lòng/Mấy ai rút ruột cầu mong cơ đồ/Thương đời thì được đời cho/Bao năm đắm đuối hồn thơ Nguyễn làm/Núi hồng còn ngóng Lam Giang/Tiên Điền sáng mãi tên vàng Nguyễn đây”.

Nhà thơ Đinh Đăng Lượng đã nhận được giải A thơ Hà Sơn Bình năm 1977; giải A thơ Hòa Bình năm 2006; giải A giải thưởng văn học nghệ thuật tỉnh Hòa Bình năm 2016; giải C thơ Hội VHNT các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 2005 và nhiều giải thưởng thơ - báo Tiền Phong.

Năm 2017 kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh - liệt sĩ, tôi đọc đi đọc lại bài thơ: "Hoa pôông trăăng” mắt nhòa thương thớ đồng đội đã hy sinh cho Tổ quốc yên bình. Xin trích đoạn cuối bài thơ: "Em trai nằm lại chiến trường chưa biết nơi đâu/Chị nén lòng làm hoa Pôông Trăăng Mường Móng/Anh quê Mường Thàng thời trai tráng/Trở về xứ hoa Chăm Pa/Gặp đóa hoa pôông trăăng là chị/Năm mươi mùa hoa lặng lẽ trong Mường/Đêm trăng trong tối mù sương/Anh kéo nhị, thổi sáo ôi và khẽ hát.../Bao mùa Pôông Trăăng em không về được/Giờ đã còng lưng, tóc bạc chị ơi!/Lúp xúp giàn Pôông Trăăng ngày trước/Tươi non hương sắc ngàn xưa/Lã chã cánh hoa rơi như nước mắt/Hoa pôông trăăng nở rộ đang mùa”.

Sự hóa thân của người cầm bút làm thơ, ông có một tâm hồn thi sĩ hàng đầu của tỉnh Hòa Bình. Trí tuệ đã chắp cho ông đôi cánh của trí tưởng tượng bay bổng trong cuộc sống mới đầy nắng gió hoa thơm. Bạn đọc xa gần yêu quý thơ ông bởi nó hài hòa giữa trí tuệ và tình yêu, chất trữ tình lắng đọng.

 

                                             Trần Quốc Dũng

                                                      (CTV)

 

Các tin khác


Công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ đoạt giải thưởng Quy hoạch đô thị quốc gia

Chào mừng kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 15/4, tại trung tâm thành phố Điện Biên Phủ, Hội Quy hoạch Phát triển đô thị Việt Nam cùng Sở Xây dựng Điện Biên, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Điện Biên tổ chức lễ gắn biển "GIẢI ĐẶC BIỆT" trong hệ thống Giải thưởng Quy hoạch Đô thị Quốc gia lần thứ III (VUPA) năm 2022 cho công trình Đền thờ liệt sĩ Chiến trường Điện Biên Phủ.

Gặp mặt cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ

Chiều 15/4, tại TP Việt Trì, Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì, phối hợp với Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, Quân khu 2 và Tỉnh ủy Phú Thọ tổ chức gặp mặt các cơ quan báo chí, xuất bản, văn học nghệ thuật khu vực Trung du, miền núi Bắc Bộ. Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo T.Ư chủ trì cuộc gặp mặt.

Tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay cho lưu học sinh, sinh viên Lào

Ngày 15/4, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Hoà Bình và Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công nghệ Hoà Bình (TP Hoà Bình) phối hợp tổ chức Tết cổ truyền Bunpimay năm 2024 cho các lưu học sinh, sinh viên (HS, SV) Lào đang học tập tại 2 trường. 

Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên huyện Lạc Thủy

Huyện Lạc Thuỷ vừa tổ chức Liên hoan nghệ thuật quần chúng lực lượng vũ trang và thanh niên, học sinh, sinh viên năm 2024 với chủ đề "Hát mãi khúc quân hành”. Hội diễn thu hút trên 260 diễn viên, nghệ nhân từ 10 xã, thị trấn.

Rộn ràng Lễ rước kiệu về Đền Hùng

Ngày 15/4 (tức mùng 7/3 âm lịch), tại Khu di tích lịch sử Đền Hùng, thành phố Việt Trì (Phú Thọ), Ban Tổ chức Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2024 tổ chức rước kiệu về Đền Hùng tri ân công đức các Vua Hùng và các bậc tiền nhân đã có công dựng nước.

Nét độc đáo trong lễ hội đình Băng

Đình Băng ở xóm Băng, xã Ngọc Lâu, huyện Lạc Sơn là ngôi đình lớn, thờ thành hoàng chính là Quốc mẫu Hoàng Bà (mẹ đức thánh Tản Viên Sơn), Tản Viên Sơn thánh, ngoài ra còn thờ một số thành hoàng khác: Vua Cả, Vua Hai (thần ở mái đá làng Vành, xã Yên Phú, huyện Lạc Sơn), vua Út, Vua Ả là con gái Quốc mẫu Hoàng Bà. Đình đã được các đời vua thời phong kiến sắc phong nhưng nay thất lạc không còn.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục