(HBĐT) – Đường lên xã vùng cao Tự Do (Lạc Sơn) còn xa và khó nhưng không vì thế mà ngăn được bước chân háo hức của nhiều người lên đây khám phá vẻ đẹp miền sơn cước, trải nghiệm "cùng ăn, cùng nghỉ, cùng chơi” và hòa mình với thiên nhiên hoang sơ, thuần khiết.

Xa rồi, miền đất "khỉ ho, cò gáy”

Nhắc tới địa danh Tự Do, nhiều người vốn nghĩ vậy bởi chẳng mấy khi vùng này có khách ghé thăm hay ở lại ngủ chơi. Trong đó, đường sá là trở ngại vô cùng lớn. Còn hiện giờ, cái nhìn về miền sơn cước này đã hoàn toàn thay đổi. Tự Do chiếm trọn tình cảm yêu mến của nhiều người, đặc biệt là giới trẻ với một khoảng trời mới mẻ, kỳ thú được mở ra. Không nơi đâu có những cánh rừng xanh mướt mát, không khí trong lành như ở nơi này. Bất kỳ đâu dù tại khu bảo tồn thiên nhiên hay đi sâu vào các xóm bản, du khách đều nghe được âm thanh của núi, rừng, tiếng chim chóc ríu rít hát ca cùng hàng ngàn cánh bướm dập dờn, chao nghiêng trong nắng mai như khơi gợi, thôi thúc bước chân khám phá.

 

Thác Mu - điểm du lịch hút khách dịp hè này. 

Cũng nhờ thiên nhiên ban tặng mà nơi đây có một dòng thác tuyệt đẹp với tên gọi thác Mu. Nằm ở độ cao trên 1.000 m thuộc đoạn đầu tiên của dãy Trường Sơn huyền thoại, thác Mu được ví như "nàng thiếu nữ tuổi đôi mươi quyến rũ” nhờ vẻ đẹp kỹ vĩ từ dòng nước trong xanh, mát lạnh với mái tóc dài đổ xuống các tầng thác nước tuôn trắng xóa, ào ạt. Dưới chân thác có một hồ nước nhỏ, có lối đi từng tầng thác, độ sâu đáy thác chỗ sâu nhất cũng chỉ tầm 2 m nên không quá nguy hiểm cho du khách. Ngoài vẻ đẹp hiếm có, điểm nhấn của thác Mu chính là đoạn chân thác có độ cao hơn 100 m, sau bao năm nước chảy xuống đã tạo ra vịnh nước trong xanh giống như bể bơi thiên nhiên khá rộng. Thác còn được dân phượt bụi ca tụng như một "thiên đường” du lịch.

Phía dưới thác Mu là hang Mu cũng là một kỳ quan của tạo hóa khuyến khích những ai ưa mạo hiểm. Theo lời của người dân bản xứ, để vào hang Mu phải mang đèn pin hoặc đuốc soi đường. Trong lòng hang có động đá lớn với những khối thạch nhũ tuyệt đẹp, hình thù kỳ quái. Khi ánh sáng chiếu rọi vào, các khối nhũ đá này trở nên lấp lánh, huyền ảo như được dát vàng, dát bạc.

Bên cạnh đó, những cánh đồng tít tắp trải dài, những thửa ruộng bậc thang óng ả và còn nhiều cảnh đẹp khác cũng khiến Tự Do mang một sức hút khó cưỡng. Đặc biệt hơn cả là cuộc sống dân dã, bình dị, sự hồn hậu của người dân bản xứ đã mang đến cho du khách cảm nhận trọn vẹn về vùng đất đáng đến này.

Khởi động hình thái homestay

Thăm thú cảnh quan kỳ vĩ, thỏa thích tắm mát ở thác Mu hay thác Cao - một thác đẹp không kém cách đó không xa, tìm hiểu cuộc sống, nét văn hóa đặc sắc của người dân bản địa là những trải nghiệm tuyệt vời của bất kỳ du khách nào ở hè này. Ngay tại nơi đây, một bản làm du lịch đã dần hình thành và hiện hữu, đó là bản Sát Thượng. Chúng tôi bị hút vào câu chuyện làm du lịch của Bùi Thị Him, một trong những cô gái đầu tiên làm du lịch cộng đồng ở xứ Mường xa xôi này. Bản thân Him luôn tự hào là người con của quê hương núi rừng Hòa Bình. Cô càng tự hào hơn và khoe rằng ở đây thuộc 1 trong 4 khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh và là khu bảo tồn có diện tích lớn nhất, có rừng nguyên sinh đa dạng, đặc biệt với trên 98% dân số là người Mường, gần như 100% hộ dân ở nhà sàn, nét văn hóa của người dân bản địa như chưa hề phai phôi.

Cũng chính từ niềm tự hào và mong ước ngày càng có thêm nhiều du khách biết đến vẻ đẹp quê hương, Him và một số thành viên khác đã tham gia mô hình chi hội du lịch sinh thái cộng đồng Ngọc Sơn - Ngổ Luông do người dân bản địa quản lý đầu tư kể từ cuối năm 2011. Gần như cùng thời điểm này, trên địa bàn xã hình thành 6 nhà nghỉ du lịch cộng đồng với hình thái homestay, được chia làm 3 khu, trong đó, điểm thác Mu là khu chính. Các homestay với điều kiện phục vụ khá tiện ích và chu đáo đã trở thành địa điểm quen thuộc với khách du lịch nghỉ chân. Cùng với hình thái này, du khách dễ tiếp cận, tìm hiểu rõ hơn nếp sống, con người, ẩm thực xứ Mường, thưởng ngoạn và tận hưởng trọn vẹn không gian văn hóa truyền thống của địa phương.

Cảnh sắc khoáng đạt, con người chân chất, mộc mạc và sự góp phần của loại hình homestay đã đưa Tự Do trở thành điểm du lịch thu hút. Chỉ trong mấy năm, du lịch cộng đồng Tự Do đã có được dấu ấn riêng với bình quân mỗi năm có trên 10.000 lượt khách thăm quan, hơn 500 lượt khách lưu trú, trong đó, khoảng 400 lượt khách lưu trú là người nước ngoài. Cao điểm có ngày hàng nghìn lượt khách lên du lịch, thăm quan. Nằm trong Đề án phát triển du lịch của huyện Lạc Sơn đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và trực thuộc Hiệp hội Du lịch của tỉnh, du lịch sinh thái cộng đồng ở Tự Do đang phát huy những lợi thế, triển vọng theo hướng mở rộng kết nối với những vùng lân cận như khu bảo tồn Pù Luông và du lịch cộng đồng Mai Châu. Việc tạo dựng những bản làng du lịch đồng thời mang đến cho Tự Do sức sống mới, cơ hội quảng bá vẻ đẹp tiềm ẩn và cải thiện đời sống người dân bản địa.

                                                                             Bùi Minh


Các tin khác


Khu 1, thị trấn Cao Phong: Khơi dậy tinh thần đoàn kết xây dựng khu dân cư văn hóa

Từ một khu dân cư (KDC) không có hoạt động gì nổi bật, Khu 1 - thị trấn Cao Phong, huyện Cao Phong đã bứt phá, trở thành điểm sáng thực hiện phong trào xây dựng nhà văn hoá (NVH), KDC văn hoá ở địa phương nhờ khơi dậy được tinh thần đoàn kết, tập hợp sức mạnh toàn dân.

Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục