Không gian nhiếp ảnh, hội họa, điêu khắc, tranh bút lửa và thư pháp tại Công viên Xuân Hương là không gian của nghệ thuật với vẻ đẹp của hoa được đi vào tranh, ảnh, tượng bằng tài năng, tình yêu của những người sáng tạo nghệ thuật. Trong lạnh và gió, các họa sĩ, nhà điêu khắc, nghệ sĩ nhiếp ảnh, nghệ nhân đường phố đã tạo nên một không gian hoàn toàn khác biệt và có sức cuốn hút.



Nghệ nhân tranh bút lửa Khánh Hoàng gây ấn tượng với các du khách trẻ tuổi về nghề truyền thống của Đà Lạt

Góc triển lãm nghệ thuật đã trưng bày 160 tác phẩm hội họa, nhiếp ảnh về hoa, tượng gỗ điêu khắc, gỗ lũa trải dài dưới tán thông xanh là nghệ thuật của màu sắc, đường nét và khoảnh khắc đẹp về các loài hoa Đà Lạt, về thiếu nữ và hoa.

40 bức tranh sống động của các họa sĩ Đắc Huy, Phan Văn Gái, Nguyễn Văn Lại, Vi Quốc Hiệp, Đông Hồ, Trịnh Duy Hiệu, Hoàng Khai, đã đem đến cho người xem những góc nhìn đẹp về hoa trong cuộc sống đời thường, hoa kiêu sa bên đồi, bên hàng rào, bên bờ taluy hoang dã, càng cho thấy hoa là nguồn cảm hứng bất tận của người nghệ sĩ. Ấn tượng nhất là họa sĩ Phan Văn Gái với một loạt những tác phẩm về các loài hoa: hồng, dã quỳ, bìm bìm, đồng tiền, cúc, thiếu nữ khoe sắc cùng hoa đã vẽ nên một Đà Lạt đẹp như miền thần tiên.


Những tác phẩm về hoa của họa sĩ Phan Văn Gái ề truyền thống của Đà Lạt

Hơn 40 tác phẩm tượng gỗ điêu khắc về hoa, về nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên của các nghệ sĩ Đinh Thanh, Đỗ Xuân Phòng, K’Tuấn thu hút du khách. Trong không gian ấy, nhà điêu khắc trẻ Đỗ Xuân Phòng (hội viên Hội Mỹ thuật Việt Nam) vừa giới thiệu với công chúng nhiều tác phẩm tượng gỗ mới sáng tác trong năm, vừa trực tiếp trình diễn tạc tượng một chú chó theo phong cách tượng gỗ dân gian Tây Nguyên (nhân năm Mậu Tuất) từ chất liệu gỗ xá xị, tạo nên không gian sống động thu hút du khách.

 

Nghệ nhân tranh bút lửa Khánh Hoàng, nhà thư pháp Ngũ Hành Sơn với các gian hàng thư pháp, ký họa chân dung, chạm bút lửa đã tạo thành một "chợ nghệ thuật” thu nhỏ. Chỉ một cây bút lửa (giống như mỏ hàn) trong tay, với bàn tay tài hoa, nghệ nhân Khánh Hoàng đã khắc những nét bút lên tấm gỗ tùng trắng mịn, tấm gỗ hằn vết cháy xém hiện lên hình ảnh bác sĩ Yersin - người có công phát hiện ra Đà Lạt khiến du khách thán phục. Nhà thư pháp Ngũ Hành Sơn vừa là người thầy có tâm và hay chữ, dưới đôi tay anh, những dòng chữ thoát khỏi nguyên tắc oli dòng kẻ, nét thanh nét đậm, bay lên như bức tranh. Cây bút lông lướt trên mặt giấy để rồi hiện lên từng câu từng chữ về đạo nghĩa, về đức tính cao đẹp, tục ngữ, ca dao răn dạy người đời… Họa sĩ Vi Quốc Hiệp tuy tuổi đã cao, nhưng tình yêu nghệ thuật thì không vơi cạn, ông "túc trực” trong không gian từ sáng đến đêm ký họa chân dung cho du khách. Số tiền kiếm được từ ký họa luôn được ông dành cho việc tổ chức các sự kiện nghệ thuật vì cộng đồng, tặng quà cho trẻ em nghèo. Ông cho đó là trách nhiệm của người nghệ sĩ.

Không gian của nghệ thuật đã mở ra một "khoảng trời” với thiên nhiên Đà Lạt tươi đẹp, con người Đà Lạt tài hoa, nhân văn. Đây cũng là dịp để quảng bá rộng rãi cho du khách biết thêm về một nghề truyền thống chạm khắc tranh bút lửa độc đáo của người Đà Lạt.

TheoBaoLamDong

Các tin khác


Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Thành phố Hòa Bình: Tọa đàm giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho ĐV-TN

Ngày 21/3, Trung tâm Chính trị thành phố Hòa Bình phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy và Thành Đoàn Hòa Bình tổ chức tọa đàm "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống văn hóa cho đoàn viên, thanh viên” (ĐVTN) trên địa bàn thành phố. Tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Thành ủy Hòa Bình, cấp ủy, chính quyền và đông đảo ĐVTN trên địa bàn thành phố.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục