(HBĐT) - Mỗi dịp Tết đến, xuân sang lòng người bâng khuâng trong giao thời chuyển giao giữa năm cũ và năm mới. Ngồi trên ngôi nhà sàn mới xây còn thơm mùi mới, bên chén trà xuân, ngắm nhìn cành đào bung hoa khoe sắc hồng, lòng xốn xang nghĩ về sự hình thành và phát triển của xu thế xây dựng nhà sàn bê tông của người Mường với những dự cảm tốt đẹp về tương lai.

Lịch sử hình thành và phát triển

ý tưởng làm nhà sàn cột bê tông được người Mường nhen nhóm, thực hiện từ những năm 1980 của thế kỷ 20. Khi đó ngành công nghiệp vật liệu xây dựng, nhất là sản xuất xi măng chưa phát triển. ở Hòa Bình, trong người Mường lác đác có số ít hộ gia đình dựng nhà bằng cột bê tông. ở huyện Lạc Sơn ban đầu một số hộ ở xóm Mặc, xã Tân Mỹ sử dụng một số cột điện vuông do ngành điện thanh lý để làm cột nhà sàn. Nhà dựng lên tuy bền chắc nhưng về mặt thẩm mỹ kiến trúc chưa đạt như mong muốn.

Vào những năm đầu thế kỷ 21, một số nhóm thợ xây ở huyện Lạc Sơn đã sử dụng các tấm sắt uốn tròn làm cốt pha, từ đó sử dụng bê tông cốt thép đúc lên nhưng cột nhà hình trụ tròn. Sự sáng tạo tuy nhỏ nhưng đã tạo nên sự đột phá trong việc làm nhà sàn cột bê tông đúc tròn.

Cho đến hiện nay, khi vào các làng người Mường có thể thấy đâu đâu cũng có nhà sàn bê tông. Theo sơ bộ điều tra của chúng tôi, trong người Mường ở vùng huyện Lạc Sơn và một số khu vực khác hàng năm cứ 10 nhà xây dựng mới thì có đến 50% chủ nhân lựa chọn nhà sàn bê tông để xây dựng.

Rất nhiều các khu thiết chế cộng đồng như: Nhà văn hóa các thôn, xóm, Trung tâm học tập cộng đồng... trong tỉnh được làm nhà sàn bê tông cốt thép.

Nhà sàn làm bằng cột bê tông đúc tròn về căn bản vẫn bảo lưu được toàn vẹn các yếu tố kiến trúc cổ truyền nhà sàn truyền thống của người Mường. Toàn bộ diện tích và không gian sử dụng trong và trên nhà sàn vẫn giữ nguyên theo nếp sống truyền thống của người Mường.

Xu hướng phát triển và biến đổi

Nhà ở cũng như đời sống con người luôn biến đổi, đây là quy luật chung của sự phát triển, trong đó có xây dựng kiến trúc nhà sàn bê tông của người Mường.

Các nhà sàn bê tông cuối thế kỷ 20 thông thường vẫn được gia chủ theo nguyên mẫu nhà sàn cổ truyền để xây, chỉ có phần khung như các cột, đòn tay, các kèo được xây bằng bê tông cốt thép, còn lại phần sàn vẫn là sàn bương, mái lợp tranh, vách gỗ như xưa. Gầm sàn xây thấp, có một số gia đình không bó nền để nguyên nền đất. Công năng sử dụng vẫn như xưa

ở thế kỷ 21, khi đời sống người dân dần được nâng cao, các loại vật liệu mới ngày càng dồi dào, giá cả hạ xuống hợp lý. Dần dần người Mường làm nhà sàn bê tông có sự phát triển cách tân. Sàn nhà được được bê tông cứng hóa rất bền vững, mặt sàn lát gạch men. Mái tranh được thay lợp bằng tấm prô xi măng. Mái được lợp bằng tôn rất đẹp, bên trong là khung sắt vững chãi. Ngoài căn phòng lớn là không gian sử dụng chung và cũng là nơi tiếp khách, hoạt động tín ngưỡng, thờ tổ tiên... và cũng sinh hoạt của cả gia đình, nhiều nhà bắt đầu có tách phân ra các phòng nhỏ có diện tích hợp lý cho các thành viên trong gia đình. Nhiều gia đình đã xây cả phòng tắm, nhà vệ sinh cao cấp ngay trong nhà sàn.

Nhìn chung nhà sàn bê tông có thể cho phép gia chủ và những người thợ xây thỏa sức sáng tạo theo ý muốn, song vẫn bảo lưu được căn cốt nếp nhà sàn truyền thống của người Mường.

Xuân đã về trên quê hương, những ngôi nhà sàn bê tông vững trãi, xinh đẹp là tổ ấm bao bọc mỗi gia đình, tin rằng trong những năm tới, những ngôi nhà sàn bê tông ngày càng được xây dựng nhiều hơn, quy mô bề thế và xinh đẹp hơn, góp phần giữ gìn bản sắc dân tộc Mường trong đa dạng bản sắc các dân tộc Việt Nam.

Tản bút của Bùi Huy Vọng



Các tin khác


Đắm say cùng điệu múa Sạp

(HBĐT) - Về thăm Hòa Bình vào những ngày xuân, ai nấy được hòa mình vào tiếng chiêng rộn rã của những lễ hội đầy bản sắc văn hóa, thưởng thức các món ăn dân tộc và nhâm nhi bên vò rượu cần trong ngôi nhà sàn. Không chỉ có vậy, nơi đây còn níu chân du khách bằng những điệu múa Sạp nồng say, khiến ai đã từng đắm chìm với nó hẳn sẽ không thể nào quên.

Tưng bừng Khai hội Đình Khênh

(HBĐT) - Ngày 1/3, huyện Lạc Sơn đã tổ chức khai hội Đình Khênh, xã Văn Sơn (Lạc Sơn). Dự có lãnh đạo các Sở, ban, ngành; huyện Lạc Sơn cùng đông bảo bà con nhân dân trong và ngoài huyện.

Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVI

(HBĐT) - Hội văn học nghệ thuật tỉnh vừa phối hợp với trường THPT dân tộc nội trú tỉnh đã tổ chức Ngày thơ Việt Nam lần thứ XVII năm 2018 tại với chủ đề "Văn học nghệ thuật đồng hành cùng đất nước". Dự ngày thơ có đồng chí Nguyễn Văn Chương- Phó Chủ tịch UBND tỉnh cùng đông đảo các hội viên và người yêu thơ trên địa bàn tỉnh.

Du Xuân trên vùng đất cố đô Ninh Bình

Ninh Bình vốn nổi tiếng với các địa danh như Tràng An, Tam Cốc - Bích Động, Vân Long. Tuy nhiên, vùng đất cố đô này còn có nhiều điểm đến khác, không kém phần hấp dẫn, thu hút du khách.

Huyện Lạc Thủy tăng cường công tác quản lý lễ hội

(HBĐT) - Mùng 4 Tết là ngày khai hội chùa Tiên, xã Phú Lão (Lạc Thủy). Ngay từ sáng sớm, hàng ngàn phật tử, du khách thập phương đến hành hương, lễ Phật cầu lộc, cầu tài, cầu bình an, sức khỏe, cầu một năm mới an lành… Đặc biệt, trong ngày khai hội, phật tử cùng du khách thập phương tham gia vào các hoạt động mang đậm tính truyền thống, tâm linh, hướng thiện như dâng hương, hát cung văn nhằm ca ngợi con người tiền sử xa xưa, cầu mùa màng bội thu... Đông là vậy, nhưng theo ghi nhận của chúng tôi không có tình trạng lộn xộn, chèo kéo, ép giá khách, các điểm đổi tiền lẻ… gây phản cảm, khó chịu cho phật tử và du khách.

“Những sứ giả thời gian” tái hiện nền Văn hóa Hòa Bình

(HBĐT) - "Đây là một mảnh cuốc đá, được phát hiện tại bờ sông Chương thuộc xã Hiền Lương, huyện Đà Bắc vào năm 1975... Đây là rìu tứ giác, khai quật tại di chỉ hang Bưng, xã Ngòi Hoa, huyện Tân Lạc năm 1973... Đây là rìu mài lưỡi, khai quật tại hang Chổ, xã Cao Răm, huyện Lương Sơn năm 1998... Những công cụ này có thể dùng chặt, đập ốc, nạo quả, xẻ thịt động vật hay đào xới đất, săn bắt động vật... hiệu quả hơn dùng sức tay gấp nhiều lần, cải thiện năng suất lao động rõ rệt”... Theo lời giới thiệu của chị Bùi Thị Thiện Tân - cán bộ Bảo tàng tỉnh, tôi say sưa ngắm nhìn từng hiện vật đá được trưng bày trong không gian sống động và ấm cúng. Có trên 300 hiện vật đá được trưng bày tại đây. Chúng đang trở thành "những sứ giả thời gian” tái hiện giá trị đặc sắc của nền Văn hóa Hòa Bình.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục