Liên hoan sân khấu kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2018 sẽ diễn ra tại TP.HCM là một liên hoan sân khấu có nhiều sự đổi mới.

Liên hoan sân khấu kịch nói (LHSKKN) 2018 có nhiều thay đổi trong tiêu chí và định hướng đề tài cho các tác phẩm dự thi, khuyến khích các sáng tạo mang tính thời sự "nóng”, phản ánh đa chiều đời sống, chấp nhận các thể nghiệm trong phong cách và hình thức.

Tuy nhiên khuyến khích các vở diễn có nội dung hưởng ứng cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Hưởng ứng Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”, Nghị quyết 33-NQ/TW của BCH Trung ương Đảng khóa XI "Về xây dựng phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước”.

Vở "Bão tố Trường Sơn" của Nhà hát kịch Việt Nam.

Mới từ Ban giám khảo…

Thay vì công bố thành phần trước thì nay sẽ công bố đúng đêm khai mạc 11/4/2018. Bộ VH-TT-DL với mục tiêu tìm lại giá trị đích thực của nghệ thuật sân khấu kịch nói nói riêng, sân khấu nói chung, đã quyết định chọn một Ban Giám khảo, đặc biệt là Trưởng Ban Giám khảo không chỉ giỏi nghề, có uy tín, mà trên hết là rất công minh, thẳng thắn, trong sạch, để LHSK Kịch nói chuyên nghiệp toàn quốc 2018 sẽ là một LHSK "Sạch” làm gương cho các LHSK các bộ môn khác. Được biết các thành viên trong Ban Giám khảo không có một ai "liên quan” đến tác phẩm tham gia dự thi (biên kịch, đạo diễn, trưởng phó đoàn…)

Theo Trưởng ban giám khảo cho biết, đây sẽ là một Liên hoan sân khấu trở về những giá trị đích thực của nghệ thuật sân khấu, trở về những giá trị cũ đã từng một thời vinh danh sân khấu Việt Nam, nhưng dưới màu sắc tươi mới của năm 2018 (nói ví von, như cái cây đến mùa xuân là một đợt chồi non lá mới xanh tươi), mà lâu nay do rất nhiều lý do đã bị phai nhạt biến tấu ít nhiều làm mất đi vẻ đẹp của nghệ thuật.

Trên hết, Ban Giám khảo sẽ "thẩm” trong tinh thần "tri”- "tâm”- "dũng”, không bị ràng buộc bởi bất kỳ yếu tố nào gây ảnh hưởng đến kết quả. Có "mưa huy chương” hay không cũng sẽ từ sự công minh, chính trực của Ban Giám khảo dựa trên chất lượng đích thực của tác phẩm, của nghệ sĩ, chứ không phải là sự dàn đều để "cả nhà cùng vui”, giảm giá trị của tấm huy chương.

Theo thông tin từ Cục Nghệ thuật biểu diễn, có 22 đơn vị với 27 tác phẩm chính thức tham gia LHSKKN 2018, trong đó các đơn vị sân khấu xã hội hoá chiếm 13/22 đơn vị. Đây là tín hiệu đáng mừng bởi lâu nay rất hiếm có một cuộc liên hoan sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc nào có đông đơn vị sân khấu xã hội hoá tham gia như lần này.

Bên cạnh các đơn vị nghệ thuật kịch nói chuyên nghiệp công lập thì mảng ngoài công lập có những thương hiệu rất mới như: Sân khấu kịch Minh Nhí, Công ty TNHH dịch vụ giải trí sân khấu Buffalo, Công ty TNHH một thành viên xúc tiến thương mại và tổ chức biểu diễn TKC, Công ty TNHH Sân khấu Điện ảnh Gia đình..

Đây cũng là liên hoan sân khấu kịch nói có nhiều đơn vị lần đầu tiên tham gia, đặc biệt là các đơn vị xã hội hóa ở thành phố Hồ Chí Minh, do liên hoan tổ chức tại Thành phố, rất thuận lợi cho sự "ra quân” lần này. Điểm mới nữa là sân khấu TP.Hồ Chí Minh đến với liên hoan cũng là sự ra mắt của nhiều đạo diễn trẻ, và vở diễn đầu tay.

Và có nhiều gương mặt quen thuộc

Nhìn vào danh sách các vở diễn đăng ký dự thi, đặc biệt là ở phía Bắc vẫn là những tên tuổi tác giả, đạo diễn "cây đa cây đề” quen thuộc ở các mùa liên hoan, hội thi sân khấu: Đạo diễn NSND Lê Hùng kỷ lục với số lượng 5 vở, NSƯT Trần Minh Ngọc dàn dựng 4 vở, tác giả Chu Thơm có 3 vở, tác giả Nguyễn Đăng Chương có 2 vở…

Tham dự LHSKKN 2018 có nhiều nhà hát kịch thuộc hàng "anh Hai chị Hai” với những vở diễn có bối cảnh dựng công phu, hoành tráng, như Nhà hát Kịch Việt Nam tham gia hai vở: "Kiều”, "Bão tố Trường Sơn”; Nhà hát kịch nói Quân đội cũng mang tới hai vở: "Sóng muôn đời thao thức”, "Khi con tốt sang sông”; Nhà hát Tuổi Trẻ với hai vở: "Nhà Ô sin”, "Hoa cúc xanh trên đầm lầy”; Nhà hát Kịch Hà Nội cũng hai vở: "Vùng lạnh”, "Mảnh đất lắm người nhiều ma”...

Ngoài ra còn các Nhà hát kịch Công an, các đoàn kịch Nam Định, Hải Phòng, Thanh Hóa… cũng là những đoàn mạnh với những vở diễn đã qua "thửa lửa”, chắc chắn tạo sự thú vị trong cuộc đua huy chương vàng.

Ngay từ cuối năm 2017, sân khấu kịch TP.Hồ Chí Minh đã chuẩn bị tác phẩm để tham dự LHSKKN 2018 như hai vở của kịch Hồng Vân :"Châu về hợp phố” đề tài kỷ niệm 50 năm chiến dịch Mậu Thân 1968, đã công diễn nhiều xuất trong dịp Tết Mậu Tuất và "Đàn bà dễ có mấy tay” phóng tác theo tiểu thuyết "Giông tố” của Vũ Trọng Phụng đã diễn rất nhiều xuất; Tác phẩm từng biểu diễn trước đây của Sân khấu nhỏ 5B là "Gương mặt kẻ khác”, kịch bản của nhà văn Bích Ngân cũng được mang đi thi.

Sân khấu Trịnh Kim Chi lần đầu tiên có mặt trong LHSKKN đưa vở "Rặng trâm bầu” với nhiều cố gắng, Trường Đại học SKĐA TP. Hồ Chí Minh tham gia một thể nghiệm hoàn toàn mới trong vở kịch cổ trang "Yêu là thoát tội”; Nhà hát kịch TP. Hồ Chí Minh tham gia vở "Người mẹ thứ hai” là một ẩn số trong liên hoan này.

Sân khấu Buffalo trong LHSKKN 2015 đoạt huy chương bạc vở "Vũ nữ”, lần này tham gia vở "Hiu hiu gió bấc” chuyển thể từ truyện ngăn của Nguyễn Ngọc Tư. Sân khấu kịch Minh Nhí tham gia vở "Tiếng vạc sành”, một vở diễn khá ăn khách của đạo diễn Thanh Thủy. Nhà hát Thế giới trẻ thuộc Công ty giải trí Sài Gòn Phẳng cũng tham gia vở mới tinh: "Mua chồng 30 vạn”…

Nhiều đổi mới trong tiêu chí, Ban Giám khảo, nhiều đơn vị tư nhân, nhiều đạo diễn trẻ với tác phẩm đầu tay, nhiều đơn vị lần đầu tham gia LHSKKN 2018, nhiều thể nghiệm trong phong cách và hình thức biểu diễn…

Hy vọng LHSKKN 2018 này sẽ mang lại ấn tượng đẹp với khán giả yêu sân khấu kịch nói./.

 

                   TheoVOV

Các tin khác


Điện ảnh học đường, vấn đề lớn trong câu chuyện nhỏ

Bad Genius (Thiên tài bất hảo) đang trở thành một cơn sốt ở các rạp chiếu tại Việt Nam. Bộ phim được đánh giá cao không chỉ tại các nước Châu Á mà còn cả khu vực các nước nói tiếng Anh.

13 phim điện ảnh tranh giải Cánh diều vàng

Chậm gần một tháng so với thông thường, giải Cánh diều vàng năm nay thu hút được 117 phim đăng ký dự giải, và bốn công trình nghiên cứu, lý luận điện ảnh. Có 13 phim điện ảnh tham gia tranh giải.

Về Hòa Bình thưởng thức cơm lam

(HBĐT) - Về với đất Mường Hòa Bình, du khách không chỉ có cơ hội tham quan những di tích lịch sử-văn hóa, danh lam thắng cảnh nổi tiếng mà còn được trải nghiệm, thưởng thức ẩm thực phong phú, mang đậm nét văn hóa dân tộc. Một trong số đó có cơm Lam. Với cách chế biết đặc biệt và hương vị độc đáo, cơm lam Hòa Bình đã trở thành một món ăn độc đáo, ấn tượng.

Tổ chức Hội sách: Làm sao để cân bằng?

Cứ dịp qua Tết, vào mùa xuân, hai đầu đất nước lại rộn ràng các hội sách, vừa của các nhà xuất bản tự tổ chức, vừa của Cục Xuất bản, In và phát hành… Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có thời gian hội sách gần như nối tiếp nhau, khiến cho không ít bạn đọc nơi khác ghen tị, mong muốn hội sách về với nơi mình ở. Các nhà tổ chức cũng đang tính toán sao cho hội sách được trải đều hơn trên khắp cả nước.

Nơi lưu giữ giá trị văn hóa dân tộc Mường

(HBĐT) - Trong khuôn viên có diện tích hơn 4000m2, Bảo tàng di sản văn hóa Mường (Số 28, tổ 6, phường Thái Bình, thành phố Hòa Bình) hiện đang trưng bày 3.000 hiện vật gồm đồ đá, đồ đồng, đồ gốm sứ, đồ đan lát làng nghề, đồ văn hóa tâm linh và các sản phẩm văn hóa truyền thống. Không gian và các sản phẩm trưng bày như đã tạo nên bức tranh một làng Mường thu nhỏ. Nhưng ấn tượng với chúng tôi hơn cả đó là khi biết rằng đây là một bảo tàng tư nhân.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục