Cứ dịp qua Tết, vào mùa xuân, hai đầu đất nước lại rộn ràng các hội sách, vừa của các nhà xuất bản tự tổ chức, vừa của Cục Xuất bản, In và phát hành… Hà Nội và TP Hồ Chí Minh có thời gian hội sách gần như nối tiếp nhau, khiến cho không ít bạn đọc nơi khác ghen tị, mong muốn hội sách về với nơi mình ở. Các nhà tổ chức cũng đang tính toán sao cho hội sách được trải đều hơn trên khắp cả nước.


Đầu năm, tại Hà Nội có tới ba hội sách mang tên Mùa xuân. Đầu tháng 3, từ ngày 2 đến ngày 4-3, tại 176 Thái Hà, Alpha Book tổ chức Hội sách Mùa xuân với hàng nghìn đầu sách giảm giá từ 20 đến 50%, lì xì đầu xuân, quà tặng… Ngoài ra, bạn đọc còn dễ dàng tìm thấy sách theo các chủ đề như kỹ năng, nghiên cứu, sách về các ngành nghề, đặc biệt là sách lịch sử, loại sách mà Alpha Book đang rất chú trọng đầu tư và có khá nhiều sản phẩm dày công thực hiện.

Kế đó, Hội sách xuân 2018 chuyên sách cũ được tổ chức tại Hồ Văn, Quốc Tử Giám từ ngày 6 đến hết ngày 11-3. Với đặc điểm là sách cũ vô cùng phong phú, trong đó có không ít sách không còn được xuất bản nữa, Hội sách xuân của chợ sách cũ thu hút khá đông đảo người mua. Hội sách cũ có khá nhiều lựa chọn hấp dẫn cho người mua, như ngoài các mức giảm giá khác nhau, còn có sách đồng giá 1.000 đồng, sách bán theo cân giá 39 nghìn đồng/kg…

Cuối tháng 3, từ ngày 28-3 đến hết ngày 1-4, tại Bảo tàng Phụ nữ, ba nhà xuất bản Kim Đồng, Trẻ và Phụ nữ đã tổ chức hội sách định kỳ hai lần trong năm, mang tên Mùa xuân và Mùa thu. Hội sách này đã qua năm năm tổ chức, và đã trở thành điểm hẹn quen thuộc được chờ đợi mỗi năm của người yêu sách. Hàng chục nghìn đầu sách, rất nhiều chế độ giảm giá và quà tặng phong phú, nhưng đáng chú ý nhất là những hoạt động đi kèm với hội sách như giao lưu với tác giả khi ra mắt sách mới, tọa đàm về những chủ đề đang được bạn đọc quan tâm, hoặc tổ chức các trò chơi, hoạt động để giúp các độc giả nhỏ tuổi yêu sách hơn…

 Đây chỉ là ba hội sách trong những ngày đầu năm. Nếu liệt kê ra, chỉ trừ những tháng nắng nóng gay gắt của mùa hè, không phù hợp với hoạt động ngoài trời như hội sách, thì Hà Nội phải có khoảng 10 hội sách lớn nhỏ, như Ngày sách Việt Nam 21-4, Hội sách Hà Nội vào tháng 10, Triển lãm sách và xuất bản quốc tế… của Cục Xuất bản, In và Phát hành tổ chức, các hội sách nhỏ lẻ của các nhà xuất bản tự phối hợp với nhau, chưa kể các sự kiện "dọn kho”, "xả sách” cuối năm của nhiều đơn vị xuất bản uy tín… đủ làm thỏa lòng bạn đọc yêu mến sách.

Tương tự, tại TP Hồ Chí Minh, ngoài Hội sách Thành phố quy mô lớn với hàng trăm nhà xuất bản, đơn vị phát hành tham gia, thì còn có những hoạt động hưởng ứng Ngày sách Việt Nam, cùng các hội sách quy mô nhỏ của các nhà xuất bản.

Tuy nhiên, mỗi lần Hà Nội và TP Hồ Chí Minh tưng bừng hội sách, thì không ít bạn đọc từ các tỉnh khác lại thèm, vì ở nhiều địa phương, chỉ có thể mua sách online, và không phải ở đâu cũng mua được sách online. Bạn đọc Hải Tùng ở Hải Phòng cho biết, Hải Phòng cũng có rất nhiều nhà sách với các đầu sách phong phú, và bạn cũng thường xuyên "canh” mạng để mua sách online giảm giá từ các nhà cung cấp như Tiki, Fahasa, Vinabook… nhưng cái thiếu lớn nhất là không khí tưng bừng nhộn nhịp của mỗi hội sách, cảm giác đi đến nơi ngắm, mở từng cuốn sách còn thơm phức mùi giấy mới, mùi mực in và được lục tìm trong khu sách hạ giá "siêu rẻ” nhưng lại rất hay tìm được sách hay.

Đó là ở thành phố lớn, còn ở các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa thì cảm giác "thèm” này càng rõ rệt. Cô giáo Dương Lệ Nga, nhà giáo ưu tú đã nghỉ hưu ở xã An Dục, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình cho biết, ở trường học nơi cô dạy trước đây, các em nhỏ rất thích sách. Cô từng vận động xây dựng tủ sách, quyên góp sách cho các em, nhưng vẫn chưa đủ. Có một thời gian, cô đã vận động một số nhà cung cấp sách tư nhân về xã, về trường tổ chức một "hội sách” quy mô nho nhỏ cho các em. Kết quả là "một trong số hai nhà cung cấp đó chạy dài vì số sách bị hao hụt khá nhiều. Chỉ còn một anh là vẫn còn gắn bó với chúng tôi vì tình yêu với bọn trẻ, vì tương lai được đọc nhiều sách của chúng nó, chứ mỗi lần tổ chức hội sách như vậy, anh bị lỗ rất nhiều” – cô giáo chia sẻ.

 Cách tổ chức hội sách của các cô cũng rất linh hoạt: Có những khu vực bán sách giảm giá, hoặc với giá rất rẻ cho các em. Và cũng có khu vực được đọc miễn phí, với điều kiện đọc xong phải trả lại sách cho bạn khác đọc, dành cho những em ham thích đọc sách mà không có tiền mua… "Cứ như thế, chúng tôi đã duy trì được một không khí hội sách nho nhỏ” cho các em. Và trong thâm tâm chúng tôi luôn mong ước sẽ có những hội sách như ở Hà Nội được tổ chức tại địa phương mình, để các em được sống thực sự trong không khí sách. Tuy nhiên, tôi biết rất khó để thực hiện vì các nhà xuất bản cũng phải tính đến chi phí, lợi nhuận…”

Đó cũng là chia sẻ của một số đơn vị xuất bản khi được hỏi về việc mở rộng địa điểm tổ chức hội sách trong cả nước. Ông Trần Việt Anh, Phó Giám đốc Nhà xuất bản Phụ nữ cho biết: "Thực ra chúng tôi (ba nhà xuất bản Phụ nữ, Trẻ, Kim Đồng) cũng đã tính đến tổ chức hội sách ở nhiều tỉnh thành để cho bạn đọc thụ hưởng, nhất là vào dịp Ngày sách Việt Nam. Nhưng để tổ chức được một hội sách thành công là điều không dễ dàng, và phụ thuộc và rất nhiều thứ, như vận chuyển, thời gian đi lại, chi phí địa điểm và bản thân cả điều kiện mặt bằng, cơ sở vật chất của nơi định tổ chức hội sách”.

Ông Việt Anh cho biết, một số địa điểm có điều kiện tổ chức khá tốt như Hải Phòng (khu vực đồng bằng Bắc Bộ), Vinh (khu vực Bắc Trung Bộ), Đà Nẵng (Nam Trung Bộ)… Khi thực hiện, các đơn vị xuất bản không đặt yếu tố doanh thu lên hàng đầu mà chú trọng vào tính cộng đồng nhiều hơn. Tuy nhiên, việc này vẫn chỉ dừng lại ở ý tưởng, vẫn còn rất nhiều khó khăn. "Hiện tại, chúng tôi vẫn đang tìm kiếm một số đối tác ở khu vực này có thể hỗ trợ về cơ sở hạ tầng, chúng tôi chỉ việc đưa sách về”. Ông Trần Việt Anh cũng cho rằng, để thực hiện được việc "phủ sóng” hội sách, cần sự vào cuộc của cả cơ quan quản lý.

Trước đây, trong dịp tổ chức Ngày sách Việt Nam năm 2017, Cục trưởng Cục Xuất bản, In và Phát hành Chu Văn Hòa cho biết, đây là mong muốn của Cục nhưng nguồn kinh phí còn hạn chế. Trước mắt là xây dựng Đề án Phát triển mạng lưới sách đến vùng sâu, vùng xa, xây dựng thư viện lưu động phối hợp với các tủ sách của xã, phường. Việc tổ chức các hội sách ở địa phương cần phải

 

                                    TheoNhandan

Các tin khác


Tuyên truyền cổ động kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ tại Đà Bắc

Nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 - 7/5/2024), kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024), kỷ niệm 49 năm ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh tỉnh Hòa Bình phối hợp Trường Cảnh sát nhân dân 1, Trung tâm VH-TT&TT huyện Đà Bắc vừa tổ chức đêm giao lưu văn nghệ tuyên truyền lưu động đợt I, năm 2024.

Ấn tượng Ngày Sách và Văn hóa đọc lần thứ 3 

Xác định vai trò, tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc, ngày 24/2/2014, Thủ tướng Chính Phủ đã ký Quyết định số 284/QĐ-TTg lấy ngày 21/4 hằng năm là Ngày Sách Việt Nam. Đến nay, Ngày Sách Việt Nam đã trở thành hoạt động văn hóa thường niên, góp phần làm phong phú thêm đời sống tinh thần của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh. Năm nay, Hòa Bình chọn tổ chức Ngày Sách và Văn hóa đọc tại huyện Lạc Sơn và đã để lại ấn tượng tốt đẹp. Qua đó, tôn vinh văn hóa đọc và cổ vũ phong trào đọc, làm theo sách.

Gìn giữ điệu xoè Thái Mai Châu

Điệu xoè Thái ở Mai Châu đã có từ lâu đời và được lưu truyền từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Múa xòe không chỉ là điệu múa phổ biến trong cộng đồng người Thái mà còn là nét văn hóa đặc sắc, hình thức sinh hoạt không thể thiếu trong các hoạt động văn hóa và đời sống tinh thần.

Lắng lòng nơi chiến khu rừng Sác

Đến TP Hồ Chí Minh vào thời điểm cuối Xuân, đầu Hè, có nhiều tuyến đường để đi, nhiều nơi để đến, nhưng chúng tôi đã chọn chiến khu rừng Sác là điểm dừng chân. Để được nghe, được thấy và được cảm nhận những chiến tích anh hùng, sự chiến đấu và hy sinh anh dũng của những chiến sĩ đặc công Trung đoàn 10 (T10) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì độc lập, tự do của dân tộc.

Trải nghiệm phiên chợ Bò Chủ nhật ở xã Vân Sơn

Từ chỗ chỉ họp vào thứ Ba hàng tuần, phiên chợ Bò tại xã Vân Sơn (Tân Lạc) chính thức họp thêm Chủ nhật từ ngày 24/3 vừa qua. Qua đó nhằm đưa chợ phiên trở thành nơi quảng bá bản sắc văn hóa của người Mường Hòa Bình và đẩy mạnh tiêu thụ hàng hóa, sản phẩm của các xã vùng lân cận, đáp ứng nhu cầu mua sản phẩm địa phương của du khách khi đến Vân Sơn du lịch vào dịp cuối tuần.

Giới thiệu hai cuốn sách “Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”

Ngày 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Nhà Xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức giới thiệu hai cuốn sách "Ngàn năm văn hiến quốc gia Việt Nam” và "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Việt Nam”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục