Tối 25/6, lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm do quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) tổ chức đã diễn ra tại di tích đình Chèm thuộc xã Thụy Phương.


Đình Chèm với kiến trúc độc đáo được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt. (Ảnh: Đinh Thuận/TTXVN)

Tới dự có lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, lãnh đạo thành phố Hà Nội, các ban ngành thành phố và nhân dân địa phương. 

Đình Chèm (còn gọi là đền Chèm hay đền Lý Hiệu Úy) thờ Đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng (Lý Thân hay Đức Thánh Chèm), người làng Chèm sinh vào thời Hùng Duệ Vương. 

Ngài đã hết lòng phò tá giúp An Dương Vương đánh bại quân xâm lược nhà Tần; hoàn thành xuất sắc sứ mệnh nhà vua giao khi đi sứ nước Tần để giữ gìn hòa hiếu với lân bang, được sử sách tôn vinh là nhà ngoại giao đầu tiên của Việt Nam. 

Đình Chèm là một trong những ngôi đình thuộc loại cổ nhất ở Việt Nam, có kiến trúc độc đáo. 

Hiện đình Chèm còn lưu giữ nhiều hiện vật có giá trị lịch sử và nghệ thuật cao như: 16 cuốn sách chữ Hán, 3 đạo sắc phong của các vua Nguyễn, 4 tấm bia đá, 10 tượng thờ, 8 bức hoành phi, 15 câu đối, 2 chuông đồng đúc thời Nguyễn cùng các đồ khí tự có giá trị (như: 8 sập thờ, 4 nhang án, long ngai bài vị, bát hương, cây đèn cây nến, bát bửu, lọng thờ…). 

Đặc biệt, đình Chèm vẫn còn lưu giữ được chiếc lư hương ngàn năm tuổi, cây thiên mệnh rất quý hiếm, có hệ thống máng dẫn nước mưa được đúc bằng đồng vào các năm 1748, 1756, thời vua Lê Hiển Tông và thời vua Minh Mệnh năm 1824. 

Để tri ân công đức của Đức Hy Khang Thiên Vương Lý Ông Trọng, hàng năm cứ vào dịp rằm tháng 5 âm lịch nhân dân ba làng gồm: Làng Chèm (nay là phường Thụy Phương), làng Hoàng và làng Mạc (phường Liên Mạc) cùng tổ chức lễ hội truyền thống. 

Lễ hội đình Chèm đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia năm 2016. 

Quyết định số 2082 ngày 25/12/2017 của Thủ tướng Chính phủ về xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt đình Chèm, phường Thụy Phương đã một lần nữa khẳng định tầm vóc, giá trị to lớn của di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật đình Chèm. 

Phát biểu tại lễ đón nhận bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, Bí thư Quận ủy quận Bắc Từ Liêm Trương Quang Thiều, khẳng định: Việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa đình Chèm là cần thiết, cấp bách trong giai đoạn hiện nay.

Quận sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân bảo vệ, giữ gìn, phát huy giá trị di tích. Đồng thời, quận tiếp tục quảng bá tiềm năng phát triển du lịch từ giá trị các di tích lịch sử-văn hóa có trên địa bàn, đặc biệt là đình Chèm. 

Tại lễ đón nhận, các đại biểu và nhân dân cũng được thưởng thức màn sử thi "Đình Chèm - Một cõi linh thiêng” ca ngợi công đức của Đức Thánh Chèm./.

 

                  TheoVietnamplus

Các tin khác


Tín ngưỡng thờ Mẫu trên CNN được khán giả thích thú

Kênh truyền hình CNN lần đầu phát sóng phim tài liệu mang tên Destination Hanoi (Điểm đến Hà Nội). Những thước phim về văn hóa vùng kinh kì đã nhận được phản hồi tích cực của nhiều bạn bè quốc tế.

Lời cảm ơn của Báo Hòa Bình

(HBĐT) - Kỷ niệm 93 năm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam (21/6/1925 - 21/6/2018), tập thể cán bộ, phóng viên, biên tập viên Báo Hòa Bình đã nhận được những lời chúc mừng, sự quan tâm, chia sẻ, động viên của các đồng chí lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UB MTTQ tỉnh; các sở, ban, ngành, đoàn thể; các huyện, thành phố; các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và cộng tác viên.

Đón tiếp 1.520.000 lượt khách du lịch quốc tế và nội địa

(HBĐT) - Trong 6 tháng đầu năm, hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh diển ra khá sôi động. Các điểm du lịch đón tiếp 1.520.000 lượt khách, trong đó có 135.000 lượt khách quốc tế và 1.385.000 lượt khách nội địa. Doanh thu ước đạt 720 tỷ đồng.

Người viết bài ca chim én...

" Quan sát nhạc sĩ Trần Tiến nhiều năm, tôi thấy trong con người nghệ sĩ của anh có hẳn ba con người: một con người là ca sĩ, một con người là nhạc sĩ sáng tác và một con người là nhà thơ"

Sách cho thiếu nhi dịp hè để hạn chế trẻ tiếp xúc với tivi, điện thoại

(HBĐT) - Mùa hè là dịp để các em nghỉ ngơi sau 1 năm học tập vất vả. Ngoài cho trẻ vui chơi, giải trí, nhiều bậc phụ huynh và thiếu nhi mong muốn được đọc những cuốn sách hay, bổ ích để trang bị thêm kiến thức, kỹ năng sống, nâng cao văn hóa đọc. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có khá nhiều hình thức để các em và các bậc phụ huynh có thể tiếp cận với sách.

Bất cập trong đãi ngộ nghệ nhân dân gian

 Những năm gần đây, Nhà nước quan tâm, đầu tư nhiều hơn cho việc bảo tồn các hình thức văn hóa, nghệ thuật truyền thống. Nhiều công trình văn hóa vật thể và phi vật thể được trình hồ sơ lên UNESCO để công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Song nghệ nhân dân gian - những người góp công sức không nhỏ vào việc giữ gìn, trao truyền các giá trị văn hóa quý báu đó lại chưa được hưởng sự đãi ngộ hợp lý.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục