(HBĐT) -Trở lại phố cổ Hội An sau 5 năm, tôi lại được thấy những ngôi nhà cổ kính, những con đường nhỏ quanh co hình ô cờ trên phố quen thuộc luôn tấp nập người đi bộ. Hội An được gọi là phố cổ quả không sai vì sự trường tồn với những nét đẹp và giá trị văn hóa truyền thống còn được lưu giữ đến ngày nay.

Du khách nước ngoài thích thú dạo phố bên những gian hàng truyền thống ở phố cổ.

Phố cổ Hội An như một bức tranh mộc mạc, giản dị mà nên thơ đến đi vào lòng người. Dù là ngày hay đêm, Hội An vẫn mang trong mình những vẻ đẹp lôi cuốn khác nhau mà không nơi nào có được. Là một thành phố nổi tiếng của tỉnh Quảng Nam, một phố cổ giữ được gần như nguyên vẹn với hơn 1.000 di tích kiến trúc từ phố xá, nhà cửa, hội quán, đình, chùa, miếu, nhà thờ tộc, giếng cổ… cho đến các món ăn truyền thống và tâm tình của người Hội An. Tôi ấn tượng với phố cổ ngay từ lần "gặp” đầu tiên bởi lối kiến trúc truyền thống trong từng mái ngói, viên gach, hàng cây… như chính nét bình dị trong tính cách, tâm hồn thuần hậu, chân chất của người dân địa phương. Phổ biến nhất là những ngôi nhà hình ống chỉ một hoặc hai tầng có chiều ngang hẹp, chiều sâu khá dài. Nhà được làm từ những vật liệu có sức chịu lực và độ bền cao, hai bên có tường gạch ngăn cách và khung nhà bằng gỗ, chia thành ba gian với lối đi ở giữa. Mỗi căn nhà ở Hội An đều đảm bảo sự hài hòa giữa không gian sống và thiên nhiên. Nhờ lối kiến trúc độc đáo tạo cho Hội An một nét riêng, thể hiện sự hòa hợp giữa con người với thiên nhiên, mang lại sự thú vị cho những ai muốn tìm hiểu về Hội An xưa.

Ắt hẳn du khách tới đây không thể bỏ lỡ điểm thăm quan chùa Cầu linh thiêng ngự trên dòng sông Hoài thơ mộng nằm giữa trung tâm Hội An. Chùa Cầu do các thương gia Nhật Bản đến buôn bán tại Hội An xây dựng vào khoảng giữa thế kỷ XVI. Chùa có mái che độc đáo được làm bằng gỗ với những họa tiết trang trí bắt nguồn từ xứ sở hoa anh đào nên còn có tên gọi khác là cầu Nhật Bản. Cây cầu dài 18 m, phía trên có một miếu nhỏ thờ thần Bắc Đế Trấn Vũ chuyên trấn trị phong ba, lũ lụt, đem lại niềm vui, hạnh phúc, may mắn cho nhân dân. Phía trên cửa chính có chạm nổi ba chữ Hán là "Lai Viễn Kiều”, nghĩa là cầu của những người bạn từ xa đến. Trải qua năm tháng và những lần trùng, chùa đã trở thành tài sản vô giá và là biểu tượng của Hội An thu hút đông đảo du khách thập phương mỗi năm.

Con người Hội An thân thiện, mến khách chúng tôi cũng như bao du khách khác có thể xin chụp ảnh cùng với bất kỳ ai, ở bất kỳ quán hàng nào trong phố cũng đều nhận được những nụ cười, ánh mắt thân thiện, sự đáp lại vô tư của họ. Có lẽ chính vì thế mà Hội An không chỉ nổi tiếng trong nước mà còn được đông đảo bạn bè quốc tế biết đến. Dạo một vòng quanh phố, không khó để bắt gặp các cặp đôi uyên ương đang say sưa chụp ảnh lưu giữ lại những tấm hình cưới thật đẹp cùng con phố xưa. Vợ chồng anh Linh, đến từ Hà Nội chia sẻ: "Chúng tôi dự định làm một album ảnh cưới thật đẹp mà đơn giản với không gian cổ kính, sông nước hữu tình. Phố cổ Hội An là địa điểm mà chúng tôi lựa chọn sau một thời gian đắn đo, suy nghĩ. Ở nhiều góc cảnh khác nhau, chúng tôi đã có cho mình những bức hình thật đẹp, đúng với mong muốn ban đầu”.

Phố cổ Hội An, nơi mà cuộc sống cứ bình lặng như thế, nơi mà dường như dòng chảy của thời gian chẳng thể nào vùi lấp đi không khí, không gian cổ xưa vốn có. Mong sao phố thị ấy cứ mãi cổ kính như vậy, cứ lưu lại trên mình những dấu ấn của thời gian để con người hôm nay và mai sau vẫn còn cơ hội được chiêm ngưỡng tinh hoa văn hóa vẹn nguyên về một thời đã qua. Để sau những bộn bề thường nhật, người ta có nơi về tránh khỏi sự bon chen của cuộc sống và tìm cho tâm hồn một chốn thanh bình đúng nghĩa.

                                                                                   Thanh Sơn



Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục