(HBĐT) - Ngày 22/2, UBND huyện Lạc Sơn tổ chức Lễ dón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh Đền Mẫu xã Vũ Lâm (Lạc Sơn). Đến dự các đồng chí lãnh đạo Sở VH,TT&DL; lãnh đạo UBND huyện và các đồng chí trong BTV huyện ủy cùng đông đảo nhân dân các dân tộc xã Vũ Lâm và du khách thập phương.


Thừa ủy quyền, đồng chí Bùi Xuân Trường, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL trao Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa Đền Mẫu, xã Vũ Lâm cho lãnh đạo xã Vũ Lâm (Lạc Sơn).

Đền Mẫu tọa lạc tại phố Lâm Hóa I, xã Vũ Lâm (Lạc Sơn). Đền được nhân dân dựng lên từ năm 1920, có diện tích khoảng 30m2 với hệ thống kiến trúc 1 gian gồm 4 cột, hệ thống vì kèo chồng giường giá chiêng đơn giản, mái lợp tranh, xung quanh thưng vách gỗ, bên trong bài trí một ban thờ thờ Tam tòa Thánh Mẫu. Đến năm 1922, nhân dân trong khu phố đóng góp tiền của dựng lại dựng lại ngôi đền khang trang, rộng rãi hơn với diện tích khoảng 100m2. Lễ hội đền Mẫu xưa mang đậm bản sắc riêng biệt của dân tộc Mường, được tổ chức vào ngày 3/3, 10/6 và 20/9 âm lịch. Ngay từ khi được xây dựng, Đền Mẫu đã trở thành nơi sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng, trung tâm sinh hoạt cộng đồng làng xã, cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cuộc sống ấm no an lạc.


Tiết mục văn nghệ chào mừng của đội văn nghệ xã Vũ Lâm (Lạc Sơn) tại Lễ đón nhận Bằng xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền Mẫu, xã Vũ Lâm.

Nhằm bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của dân tộc, ngày 22/6/2018, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 1462/QĐ-UBND về việc xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh Đền Mẫu, xã Vũ Lâm, huyện Lạc Sơn. Đây là nguồn cổ vũ, động viên Đảng bộ, chính quyền nhân dân xã Lâm Vũ nói riêng, huyện Lạc Sơn nói chung quyết tâm hơn nữa, để phấn đấu khai thác hiệu quả giá trị di tích, thu hút ngày càng nhiều du khách thập phương đến tham quan, góp phần làm cho văn hóa Lạc Sơn ngày càng được bản tồn và phát triển.

Hồng Ngọc


Các tin khác


119 cán bộ, công chức, viên chức được bồi dưỡng tiếng dân tộc Mường

Trường Cao đẳng Sư phạm Hòa Bình vừa tổ chức bế giảng lớp bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tiếng dân tộc Mường cho cán bộ, công chức, viên chức khóa I, II năm 2023.

Huyện Kim Bôi đẩy mạnh phong trào xây dựng đời sống văn hoá

Hưởng ứng phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, những năm qua, các cấp, các ngành, xã, thị trấn trên địa bàn huyện Kim Bôi đã cụ thể hóa bằng các hoạt động thiết thực, hiệu quả, góp phần xây dựng tinh thần đoàn kết, giúp nhau giảm nghèo bền vững, xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa lành mạnh, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.

Tết Nhảy - nghi lễ truyền thống của người Dao

Đồng bào dân tộc Dao trong tỉnh gìn giữ được nhiều bản sắc văn hóa độc đáo của dân tộc mình, nhất là trong nghi lễ, tín ngưỡng. Trong đó, Tết Nhảy là nghi lễ quan trọng bậc nhất có từ lâu đời, phản ánh sinh động đời sống tín ngưỡng của người Dao.

Lưu giữ giá trị nền “Văn hóa Hòa Bình” nổi tiếng thế giới

Hoà Bình là vùng đất cổ, với các dải núi đá vôi chạy dọc theo hướng Đông Nam, song song với dải Trường Sơn ở phía Tây đã tạo ra nhiều bồn địa, thung lũng với hệ động, thực vật phong phú. Ngay từ thời tiền sử, con người đã sớm sinh tụ trên mảnh đất này, để lại một nền văn hóa nổi tiếng thế giới - "Văn hóa Hòa Bình" (VHHB).

Du Xuân trẩy hội Bồng Lai

Tọa lạc tại chân núi Đầu Rồng thuộc khu 3, thị trấn Cao Phong (Cao Phong), đền Bồng Lai (còn gọi là Đền Thượng Bồng Lai) nằm trong quần thể di tích quốc gia danh lam thắng cảnh hang động núi Đầu Rồng. Cùng với đền Đông Sơn nằm gần kề, ngôi đền đón người dân và du khách nô nức đến dâng hương, vãn cảnh dịp đầu năm.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục