Chiều 2.5, Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm vừa có Văn bản 197 báo cáo về việc kiểm tra bức tranh sơn mài Vườn xuân Trung Nam Bắc, bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.


Bức tranh bảo vật quốc gia Vườn xuân Trung Nam Bắc trước và sau khi vệ sinh ẢNH: LÊ CÔNG SƠN

Theo đó, bức tranh đã bị hư hại về tinh thần, không khí, phần linh hồn của tác phẩm khoảng trên 30% sau vệ sinh. Hư hỏng xảy ra do tranh bị tác động vào bề mặt làm mất đi lớp sơn bề mặt nên sự uyển chuyển tinh tế liên kết giữa các mảng sơn, mảng vỏ trứng, mảng dát vàng đã không còn sự uyển nhã, huyền ảo của nghệ thuật sơn mài Nguyễn Gia Trí. Cũng theo văn bản này, hư hại về bề mặt vật chất của tác phẩm khoảng 15% do các mảng vỏ trứng bị mài mòn, trơ ra; mảng dát vàng bị mài mòn; nét và mảng hình tiếp giáp bị lộ, trơ.

Cũng theo văn bản, Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM đã giao việc bảo quản phòng ngừa vệ sinh tác phẩm cho ông Lưu Minh Phụng, thợ sơn mài ở TP.HCM. Do không hiểu biết về nghệ thuật hội họa sơn mài của họa sĩ Nguyễn Gia Trí, ông này đã sử dụng nước rửa chén và bột chu, giấy ráp 2000 can thiệp quá mức khi làm vệ sinh bề mặt bức tranh.

Văn bản đã đưa ra 4 đề xuất kiến nghị. Thứ nhất, cần lưu giữ bảo quản tác phẩm Vườn xuân Trung Nam Bắc ở chế độ đặc biệt. Thứ hai, Sở VH-TT TP.HCM chỉ đạo Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM lập dự án tu sửa tác phẩm Vườn xuân Trung Nam Bắc một cách thận trọng, khoa học, khắc phục sự hư hại hiện tại ở mức độ tốt nhất. Bảo tàng cần xây dựng phương án và giải pháp tu sửa, làm thử nghiệm một số vị trí trên tranh; giao việc tu sửa phục hồi tác phẩm cho họa sĩ Nguyễn Xuân Việt, người đã trực tiếp làm việc với họa sĩ Nguyễn Gia Trí hoặc họa sĩ có chuyên môn, uy tín cao trong nghề làm tranh sơn mài. Có sự phối hợp giám sát của Trung tâm bảo quản, tu sửa tác phẩm mỹ thuật - Bảo tàng Mỹ thuật VN. Thứ ba, lãnh đạo và cán bộ Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM cần rút kinh nghiệm sâu sắc về sự đơn giản, tùy tiện trong công tác bảo quản, bảo dưỡng tác phẩm, thái độ ứng xử với hiện vật bảo tàng, đặc biệt là với bảo vật quốc gia. Thứ tư, văn bản tham mưu ghi rõ: Cục Di sản văn hóa sớm tham mưu cho lãnh đạo bộ ban hành văn bản hướng dẫn về chế độ bảo vệ, bảo quản đặc biệt đối với bảo vật quốc gia.

TheoThanhnien

Các tin khác


Xã Văn Sơn phát triển phong trào thể thao quần chúng

(HBĐT) - Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, phong trào thể thao quần chúng xã Văn Sơn (Lạc Sơn) đã có những bước phát triển. Hàng năm, bên cạnh việc tổ chức các giải thể thao bóng chuyền, bóng đá, điền kinh…, xã chú trọng duy trì và gìn giữ các môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, đánh mảng.

Lan tỏa niềm đam mê đọc sách

(HBĐT) - "Lâu lắm rồi, tôi không tìm mua cho mình một quyển sách mới và cũng không dành thời gian đến thư viện để đọc sách, nhưng từ hôm nay, tôi sẽ khởỉ động lại việc này…” - chị Trần Hà Phương, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) chia sẻ khi cùng cô con gái nhỏ tham dự Ngày sách Việt Nam tỉnh vừa được tổ chức vào trung tuần tháng 4 vừa qua.

Ấn tượng chương trình Carnaval Hạ Long 2019

Lễ diễu hành carnaval đã được diễn ra trên suốt con đường bao biển nằm sát bãi tắm của Khu du lịch Bãi Cháy, với điểm nhấn là đoàn xe hoa mang hơi thở của kỳ quan vịnh di sản.

Bảo tàng tỉnh - nơi lưu giữ những kỷ vật chiến tranh

(HBĐT) - Không chỉ là nơi bảo tồn, lưu giữ, trưng bày, khai thác, phát huy những giá trị di sản văn hóa dân tộc, Bảo tàng tỉnh còn là nơi lưu giữ rất nhiều ký ức hào hùng về cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của quân và dân tỉnh ta thông qua các hiện vật.

Huyện Cao Phong phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

(HBĐT) - Huyện Cao Phong - Mường Thàng là một trong bốn Mường cổ nổi tiếng của tỉnh. Nơi đây có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú hấp dẫn khách du lịch. Phát huy những lợi thế đó, trong thời gian qua, huyện Cao Phong đã quan tâm, đầu tư phát triển du lịch, trong đó trọng tâm là phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Người kể chuyện đời lính qua tác phẩm thơ văn

(HBĐT) - "Đọc lại những dòng nhật ký, những vần thơ viết vội trên đường hành quân, lòng tôi cuộn dâng nỗi nhớ. Nhớ những đêm trắng vượt suối băng rừng trên dãy Trường Sơn hiểm trở, những trận sốt rét rừng và nhớ những người đồng đội hy sinh trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, tôi đã viết và sẽ viết tiếp để lưu lại cho thế hệ mai sau…” - đó là lời gợi mở của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Chiến, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh khi gửi tặng tôi tập văn thơ mang tựa đề "Khoảnh khắc”.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục