(HBĐT) - "Đối với người Mường, chiêng là linh hồn, là báu vật. Tiếng chiêng trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường. Biết đánh chiêng từ khi 10 tuổi, giờ tóc đã bạc nhưng tôi vẫn đam mê cháy bỏng với chiêng. Thế nhưng, điều làm tôi trăn trở, day dứt nhất là hiện nay, một bộ phận lớp trẻ trong xã không mặn mà với chiêng nữa, thậm chí các con, các cháu không hiểu ý nghĩa của tiếng chiêng”- cụ Bùi Ngọc Bích, xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) chia sẻ.
Cụ Bùi Ngọc Bích cùng đội chiêng xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) tham gia trình tấu chiêng tại Lễ hội đền Bồng Lai năm 2019.
Cụ Bùi Ngọc Bích (75 tuổi), xóm Bưng 1 được người dân trong xã Thu Phong kính trọng gọi là nghệ nhân. Người dân nơi đây gọi cụ là "nghệ nhân” bởi cụ có công lớn trong việc bảo tồn chiêng Mường. Hàng ngày, cụ Bích vẫn truyền dạy cách đánh chiêng cho thế hệ con, cháu trong xóm, trong xã chỉ với mong muốn sao cho thế hệ trẻ hiểu về giá trị của chiêng Mường. Cụ Bích là chủ phường duy nhất tại xã Thu Phong. Cụ đánh được 10 bài chiêng khác nhau. Những bài chiêng nổi tiếng được cụ cùng đội văn nghệ của xóm Bưng 1 tham gia các sự kiện lớn của tỉnh, của huyện. Mỗi khi huyện có sự kiện quan trọng, phòng VH-TT huyện Cao Phong lại mời cụ cùng đội văn nghệ của xóm Bưng 1 tham gia trình tấu chiêng. Từ đó, chủ phường Bùi Ngọc Bích luôn nâng niu trên tay 3 chiếc chiêng đi khắp mọi nơi.
Cụ Bích kể: "Có một thời, ở Mường Thàng, cứ vào dịp lễ hội là già, trẻ, trai, gái lại xúng xính trong những bộ quần áo dân tộc, cùng nhau nhảy múa theo điệu chiêng. Có những đêm, dân bản chúng tôi đốt lửa quây quần bên nhau, cùng nắm tay hát các làn điệu dân ca Mường. Tiếng chiêng cứ ngân dài, ngân mãi hòa quyện trong từng ánh mắt, nụ cười, trong câu chuyện tình yêu đôi lứa, trong tình làng, nghĩa xóm. Cứ thế, trình tấu chiêng trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu của người dân xứ Mường”.
Người Mường xưa kia yêu chiêng là thế, vậy mà hiện nay, một bộ phận giới trẻ không còn mặn mà, tha thiết với chiêng. Nhiều bạn trẻ không hiểu được giá trị của chiêng Mường. Chính vì vậy, công tác bảo tồn chiêng Mường tại xã Thu Phong gặp không ít khó khăn. Hiện nay, toàn xã Thu Phong còn khoảng 300 chiếc chiêng. Chỉ vào dịp lễ, tết, các ngày hội lớn đội văn nghệ của xóm, xã mới trình tấu chiêng. Những người biết đánh chiêng chủ yếu là ở lứa tuổi người cao tuổi và trung niên. Đa số thanh niên không biết đánh chiêng. Thế hệ trẻ không kiên trì học cách đánh chiêng như trước kia. Đã có rất nhiều bạn trẻ tham gia lớp truyền dạy chiêng của cụ Bích nhưng bỏ dở.
Điều trăn trở lớn nhất của cụ Bích trong việc truyền dạy chiêng hiện nay là chưa truyền dạy được cách đánh chiêng chủ phường cho bất cứ người nào. Thế hệ trẻ có thể học được cách đánh chiêng, nhưng chưa ai học được cách đánh chiêng của chủ phường. Người chủ phường phải đánh 3 chiêng cùng 1 lúc. Âm của tiếng chiêng chủ phường phải vang vọng. Theo cụ Bích, hiện tại, chỉ có chị Bùi Thị Dung, xóm Bưng 1 là người có năng khiếu và có khả năng đánh chiêng của chủ phường.
Chị Bùi Thị Dung, xóm Bưng 1 chia sẻ với chúng tôi: Tôi đã học đánh chiêng 4 năm nay. Tôi đang tập đánh chiêng chủ phường. Đối với tôi, khó khăn nhất trong việc tập đánh chiêng chủ phường là đánh lộn giữa các chiêng. Chủ phường phải đánh 3 chiêng con cùng một lúc. Chính vì vậy, các thao tác của người chủ phường phải thật nhanh giữa chiêng bên trái và chiêng bên phải. Người chủ phường phải đánh sao cho âm thanh thật chuẩn, thật chính xác để những người đánh chiêng thường trong đội chỉ cần nghe tiếng chiêng của chủ phường là đánh được. Trong thời gian tới, tôi sẽ cố gắng tập luyện thật nhiều để trở thành chủ phường, để tiếng chiêng chủ phường của cụ Bích có người kế thừa.
Thu Thủy
(HBĐT) - Huyện Cao Phong - Mường Thàng là một trong bốn Mường cổ nổi tiếng của tỉnh. Nơi đây có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú hấp dẫn khách du lịch. Phát huy những lợi thế đó, trong thời gian qua, huyện Cao Phong đã quan tâm, đầu tư phát triển du lịch, trong đó trọng tâm là phát triển du lịch gắn với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
(HBĐT) - "Đọc lại những dòng nhật ký, những vần thơ viết vội trên đường hành quân, lòng tôi cuộn dâng nỗi nhớ. Nhớ những đêm trắng vượt suối băng rừng trên dãy Trường Sơn hiểm trở, những trận sốt rét rừng và nhớ những người đồng đội hy sinh trong tư thế sẵn sàng chiến đấu, tôi đã viết và sẽ viết tiếp để lưu lại cho thế hệ mai sau…” - đó là lời gợi mở của cựu chiến binh Nguyễn Xuân Chiến, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh khi gửi tặng tôi tập văn thơ mang tựa đề "Khoảnh khắc”.
(HBĐT) - Tối 26/4, tại UBND xã Nật Sơn, tỉnh đoàn Hòa Bình phối hợp với huyện đoàn Kim Bôi và Trung tâm VHTT-TT huyện Kim Bôi tổ chức Liên hoan tuyên truyền ca khúc cách mạng với chủ đề " Đất nước trọn niềm vui" chào mừng kỷ niệm 44 năm ngày giải phóng miền Nam (30/4/1975-30/4-2019) và 129 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890-19/5/2019). Với ý nghĩa hết sức quan trọng, đêm liên hoa đã thu hút được 4 đội tuyên truyền đến từ các xã Nật Sơn, Bắc Sơn, Hùng Tiến, Sơn Thủy.
(HBĐT) - Ngày 26/4, tại xã Dân Hòa (Kỳ Sơn) Gia tộc cụ Tổng Kiêm tổ chức lễ đón mừng Di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống pháp của nghĩa quân Tông Kiêm – Đốc Bang năm 1909-1910” và kỷ niệm 110 năm cuộc khởi nghĩa của cụ Tổng Kiêm – Đốc Bang. Dự và chúc mừng có lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Kỳ Sơn và đông đảo con cháu gia tộc cụ Tổng Kiêm.
(HBĐT) - Ngày 26/4, Bảo tàng tỉnh Hưng Yên phối hợp với Bảo tàng tỉnh Hòa Bình tổ chức khai mạc trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” tại tỉnh Hưng Yên.