"Điện Biên - Điểm hẹn hòa bình" là chủ đề chương trình văn nghệ đặc biệt, chào mừng kỷ niệm 65 năm Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, do Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Điện Biên phối hợp Đài Truyền hình Việt Nam, tổ chức, tối ngày 5-5 tại Quảng trường 7-5, thành phố Điện Biên Phủ.


 Hát múa mừng Điện Biên giải phóng trong chương trình "Điện Biên – điểm hẹn hòa bình”.

Tham dự chương trình có đồng chí Tòng Thị Phóng, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội; đồng chí Võ Văn Thưởng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương. Về phía tỉnh Điện Biên có đồng chí Trần Văn Sơn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí lãnh đạo HĐND, UBND tỉnh qua các thời kỳ; hàng trăm cựu chiến binh là chiến sĩ Điện Biên đã từng tham gia trận đánh 56 ngày đêm.

"Điện Biên - Điểm hẹn hòa bình" gồm ba nội dung: "Điểm hẹn tháng 5", "Điểm hẹn lịch sử" và "Điểm hẹn hòa bình" giúp khán giả nhìn lại những dấu mốc của 65 năm trước tại Điện Biên Phủ, thông qua sự kết hợp giữa những trải nghiệm hiện tại và hồi tưởng quá khứ, giữa nghệ thuật và phân tích. Chương trình để lại nhiều cung bậc cảm xúc, ấn tượng trong lòng người xem là nhân dân Điện Biên, đặc biệt là chiến sĩ Điện Biên năm xưa.

Lần đầu tiên, chương trình tạo ra một điểm hẹn lịch sử, để các nhân chứng Việt Nam và Pháp cùng hẹn gặp tại Điện Biên, tìm lại nhau qua ký ức, kết nối với nhau bằng những trải nghiệm của hiện tại. Những câu chuyện trong chương trình còn có sự đồng hành của thế hệ con cháu, những người chưa từng đi qua cuộc chiến. Thông qua cuộc hẹn "Điện Biên - Điểm hẹn hòa bình”, dòng mạch lịch sử được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ sau bằng tình yêu và sự thấu hiểu về những giá trị của dân tộc và hòa bình.

 

Hòa vào dòng người theo dõi chương trình từ đầu đến khi kết thúc, bà Hoàng Thị Nhung, ở thành phố Điện Biên Phủ vô cùng xúc động. Bà Nhung chia sẻ: Lần đầu tôi được xem một chương trình xúc động, ý nghĩa như thế này. Qua chương trình, tôi hiểu hơn về giá trị của hòa bình; cống hiến, hy sinh của lớp cha anh.

Còn với hàng trăm học sinh các dân tộc Trường Phổ thông dân tộc Nội trú tỉnh Điện Biên thì chương trình nghệ thuật "Điện Biên - Điểm hẹn hòa bình” hôm nay đem đến cho các em bài học sinh động nhất về lịch sử. Được chứng kiến trận chiến 56 ngày đêm qua các thước phim tư liệu, được nghe lời kể từ chiến sĩ Điện Biên là những người đã trực tiếp tham gia các trận đánh và được nghe lời tâm sự của cựu binh Pháp tham gia trận chiến, thế hệ học sinh các dân tộc Điện Biên hôm nay đã thấm thía hơn ý nghĩa của chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử cũng như giá trị của hòa bình, tự do.

Theonhandan

Các tin khác


Tranh bảo vật quốc gia hư hỏng 30% sau vệ sinh

Chiều 2.5, Cục Mỹ thuật - Nhiếp ảnh - Triển lãm vừa có Văn bản 197 báo cáo về việc kiểm tra bức tranh sơn mài Vườn xuân Trung Nam Bắc, bảo vật quốc gia tại Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM.

Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình kiểm tra công tác chuẩn bị Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019

Ngày 2-5, đồng chí Trương Hòa Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ đã có chuyến thị sát, kiểm tra công tác chuẩn bị tổ chức Đại lễ Vesak Liên hợp quốc 2019 tại Trung tâm văn hóa Phật giáo Tam Chúc, thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam.

Trưng bày những kỷ vật gắn với đường Hồ Chí Minh

Ngày 3-5 tới, triển lãm chuyên đề "Ký ức Trường Sơn” sẽ diễn ra với những tài liệu, hiện vật gắn với quá trình mở con đường huyền thoại xẻ dọc dãy núi Trường Sơn cứu nước.

Huyện Yên Thủy phát triển du lịch gắn với bảo tồn di tích

(HBĐT) - Huyện Yên Thuỷ có hệ thống các cơ sở tín ngưỡng như đình, chùa chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hoá gắn với văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người dân địa phương, gồm: 12 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 3 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 9 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Thời gian qua, các di tích này đã và đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo phục vụ việc phát triển du lịch.

Nỗi niềm của người truyền dạy chiêng

(HBĐT) - "Đối với người Mường, chiêng là linh hồn, là báu vật. Tiếng chiêng trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường. Biết đánh chiêng từ khi 10 tuổi, giờ tóc đã bạc nhưng tôi vẫn đam mê cháy bỏng với chiêng. Thế nhưng, điều làm tôi trăn trở, day dứt nhất là hiện nay, một bộ phận lớp trẻ trong xã không mặn mà với chiêng nữa, thậm chí các con, các cháu không hiểu ý nghĩa của tiếng chiêng”- cụ Bùi Ngọc Bích, xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) chia sẻ.

Xã Văn Sơn phát triển phong trào thể thao quần chúng

(HBĐT) - Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, phong trào thể thao quần chúng xã Văn Sơn (Lạc Sơn) đã có những bước phát triển. Hàng năm, bên cạnh việc tổ chức các giải thể thao bóng chuyền, bóng đá, điền kinh…, xã chú trọng duy trì và gìn giữ các môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, đánh mảng.

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục