(HBĐT) - Từ đầu năm đến nay, công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa được các cấp, ngành chức năng chú trọng. Sở VH-TT&DL đã chỉ đạo các địa phương quản lý, tổ chức các lễ hội truyền thống ở cơ sở dịp đầu năm mới trang trọng, an toàn, tiết kiệm, phù hợp với phong tục tập quán, gắn với việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, các di tích lịch sử văn hóa; tổ chức sưu tầm những hiện vật tiêu biểu, các trò chơi dân gian đặc sắc của các dân tộc trong tỉnh phục vụ nhân dân trong dịp lễ, Tết Nguyên đán. Duy trì mở cửa phòng trưng bày di sản "Văn hóa Hòa Bình” tại Bảo tàng tỉnh tuyên truyền, giới thiệu cho khách thăm quan. Vừa qua, Bảo tàng tỉnh phối hợp tổ chức trưng bày chuyên đề "Di sản văn hóa tiêu biểu dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình” tại tỉnh Hưng Yên nhằm tôn vinh và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Sở
VH-TT&DL trình UBND tỉnh xếp hạng di tích cấp tỉnh cho 4 di tích gồm: Di
tích danh lam thắng cảnh Hang Núi Kiến, xã Lũng Vân (Tân Lạc); di tích lịch sử
văn hóa đền Trường Khạ, xã Liên Vũ (Lạc Sơn); di tích lịch sử cách mạng Địa
điểm tổ chức Đại hội Đảng Bộ lần thứ I tại đình Lập, xã Lập Chiệng (Kim Bôi);
di tích lịch sử văn hóa "Khu căn cứ cuộc khởi nghĩa chống pháp của nghĩa
quân Tổng Kiêm - Đốc Bang năm 1909 - 1910”, huyện Kỳ Sơn”. Sở đã tiến hành khảo sát, lập hồ sơ khoa học
4 di tích: "Địa điểm thành lập Trung đoàn 12 - Hòa Bình”, huyện Cao Phong; di
tích lịch sử chùa Quan Âm, xã Phúc Tiến (Kỳ Sơn); đền Cát Đùn, xã Đồng Tâm (Lạc
Thủy); danh lam thắng cảnh Thác Trăng, xã Do Nhân (Tân Lạc).
P.V
Ngày 3-5 tới, triển lãm chuyên đề "Ký ức Trường Sơn” sẽ diễn ra với những tài liệu, hiện vật gắn với quá trình mở con đường huyền thoại xẻ dọc dãy núi Trường Sơn cứu nước.
(HBĐT) - Huyện Yên Thuỷ có hệ thống các cơ sở tín ngưỡng như đình, chùa chứa đựng nhiều giá trị lịch sử, văn hoá gắn với văn hóa tín ngưỡng độc đáo của người dân địa phương, gồm: 12 điểm di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, trong đó có 3 di tích xếp hạng cấp quốc gia và 9 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Thời gian qua, các di tích này đã và đang được đầu tư trùng tu, tôn tạo phục vụ việc phát triển du lịch.
(HBĐT) - "Đối với người Mường, chiêng là linh hồn, là báu vật. Tiếng chiêng trở thành nét sinh hoạt văn hóa không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Mường. Biết đánh chiêng từ khi 10 tuổi, giờ tóc đã bạc nhưng tôi vẫn đam mê cháy bỏng với chiêng. Thế nhưng, điều làm tôi trăn trở, day dứt nhất là hiện nay, một bộ phận lớp trẻ trong xã không mặn mà với chiêng nữa, thậm chí các con, các cháu không hiểu ý nghĩa của tiếng chiêng”- cụ Bùi Ngọc Bích, xóm Bưng 1, xã Thu Phong (Cao Phong) chia sẻ.
(HBĐT) - Thực hiện cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, phong trào thể thao quần chúng xã Văn Sơn (Lạc Sơn) đã có những bước phát triển. Hàng năm, bên cạnh việc tổ chức các giải thể thao bóng chuyền, bóng đá, điền kinh…, xã chú trọng duy trì và gìn giữ các môn thể thao dân tộc như đẩy gậy, đánh mảng.
(HBĐT) - "Lâu lắm rồi, tôi không tìm mua cho mình một quyển sách mới và cũng không dành thời gian đến thư viện để đọc sách, nhưng từ hôm nay, tôi sẽ khởỉ động lại việc này…” - chị Trần Hà Phương, phường Phương Lâm (TP Hòa Bình) chia sẻ khi cùng cô con gái nhỏ tham dự Ngày sách Việt Nam tỉnh vừa được tổ chức vào trung tuần tháng 4 vừa qua.
Lễ diễu hành carnaval đã được diễn ra trên suốt con đường bao biển nằm sát bãi tắm của Khu du lịch Bãi Cháy, với điểm nhấn là đoàn xe hoa mang hơi thở của kỳ quan vịnh di sản.