(HBĐT) - Trước thực trạng nhiều di tích trên địa bàn huyện chưa được đầu tư khai thác có hiệu quả, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc đã chủ động, quyết liệt thực hiện nhiều giải pháp nhằm quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Từ đó, các di tích từng ngày hồi sinh, trở thành điểm du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước và quốc tế.


Trong thời gian qua, nhằm quản lý di tích trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền huyện Tân Lạc quan tâm đặc biệt tới công tác kiểm kê, lập hồ sơ để công nhận, xếp hạng di tích. Việc công nhận, xếp hạng di tích là cơ sở pháp lý quan trọng để quản lý, bảo vệ, trùng tu, tôn tạo di tích.

Những ngày đầu tháng 5, chúng tôi có dịp đến xã Lũng Vân. Cảm nhận đầu tiên là người dân nơi đây ai cũng phấn khởi, vui mừng khi di tích danh lam thắng cảnh hang Núi Kiến (xóm Hượp) vừa được Sở VH-TT&DL công nhận là di tích danh lam thắng cảnh cấp tỉnh. Hang Núi Kiến nằm trong các núi đá vôi của xã Lũng Vân. Các đỉnh núi phân bố hài hòa với nhiều hang động tạo thành một quần thể huyền bí. Hang Núi Kiến ở độ cao 30 m so với chân núi, ăn sâu vào lòng núi gần 200 m, chỗ rộng nhất khoảng 30 m, vòm cao từ 1 - 20 m. Hang có 2 cửa quay về hướng Tây Bắc. Một cửa cao 1 m, rộng khoảng 4m, cửa còn lại cao 0,8 m, rộng 1,8 m. Hang Núi Kiến được tạo hóa ban tặng vẻ đẹp huyền bí với nhiều nhũ đá, hình thù kỳ dị, lạ mắt làm say đắm nhiều du khách.


Di tích thắng cảnh cấp quốc gia động Nam Sơn, xã Nam Sơn (Tân Lạc) được chính quyền xã Nam Sơn khai thác để phát triển du lịch.

Đồng chí Hà Văn Khuê, Chủ tịch UBND xã Lũng Vân chia sẻ: Với vẻ đẹp được tạo hóa ban tặng, hang Núi Kiến thu hút khá đông khách đến thăm quan, khám phá. Lũng Vân là trung tâm của 5 xã vùng cao của huyện Tân Lạc, có lợi thế về khí hậu, phong cảnh, lưu giữ nhiều nét văn hóa bản sắc của dân tộc Mường, đây là tiềm năng để khai thác phát triển du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng. Chính vì vậy, trong thời gian tới, cấp ủy, chính quyền xã Lũng Vân quan tâm tới việc quản lý, bảo vệ di tích, danh lam thắng cảnh cấp tỉnh hang Núi Kiến để gắn với việc phát triển du lịch.

Thực tế chứng minh, các di tích lịch sử có sức hấp dẫn đối với khách du lịch. Di tích là điểm đến để trải nghiệm cho du khách. Chính vì vậy, các di tích là nguồn tài nguyên, nguồn lực lớn cho chiến lược phát triển du lịch. Từ đó, huyện Tân Lạc xác định việc bảo tồn di tích trên địa bàn huyện gắn với phát triển du lịch.

Với những lợi thế sẵn có, huyện Tân Lạc tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa, mời gọi, tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư vào lĩnh vực du lịch gắn với khai thác, phát huy giá trị các di tích. Từ năm 2018, Sở VH-TT&DL đã hỗ trợ, đầu tư gần 2 tỷ đồng để làm đường giao thông lên động Hoa Tiên. Hiện nay, xã Ngòi Hoa đang khai thác có hiệu quả giá trị của di tích động Hoa Tiên gắn với phát triển du lịch cộng đồng bản Ngòi. Động Nam Sơn cũng được chính quyền xã Nam Sơn khai thác gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Ngoài ra, huyện Tân Lạc tiếp tục bảo vệ, gìn giữ, phát huy giá trị di tích Hang Bụt (thị trấn Mường Khến) và miếu thờ xóm Lũy (xã Phong Phú). Miếu thờ xóm Lũy nằm trong dự án "Bảo tồn không gian văn hóa Mường Bi”. Đây là một trong những dự án lớn của tỉnh nhằm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa Mường.

Đồng chí Bùi Minh Hồng, Trưởng phòng VH-TT huyện Tân Lạc khẳng định: Các di tích trên địa bàn huyện Tân Lạc đang hồi sinh. Giá trị của di tích được bảo tồn, giữ gìn và phát huy giá trị gắn với phát triển du lịch của địa phương. Trong thời gian tới, huyện Tân Lạc tiếp tục kêu gọi nhà đầu tư để phát triển hạ tầng du lịch. Có kế hoạch triển khai việc tu bổ, tôn tạo di tích theo đúng quy định. Kiên quyết xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm, có hành vi xâm hại di tích.


Thu Thủy


Các tin khác


Lắng đọng “Huyền thoại một con đường”

Tối nay (9/5), tại Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt Km số 0 đường Hồ Chí Minh (thị trấn Tân Kỳ, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An), diễn ra chương trình giao lưu nghệ thuật, tri ân mang ý nghĩa sâu sắc.

Cảm xúc ẩn sau những bức tranh cổ động về Bác Hồ

Những ký ức của các hoạ sĩ vẽ tranh cổ động về Chủ tịch Hồ Chí Minh đã được chia sẻ trong triển lãm chuyên đề "Chân dung Hồ Chí Minh - Góc nhìn từ tranh cổ động” (1969 - 2011), khai mạc sáng 10/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh.

Vang vọng hào khí Đông A

Hào hùng, bi tráng mà vẫn sâu lắng, đong đầy cảm xúc là những dư âm mà vở tuồngNhân Huệ Vươngđể lại trong lòng công chúng từ đêm tổng duyệt. Vở diễn là khúc tráng ca mang âm hưởng hào khí Đông A thời nhà Trần, vừa được Nhà hát Tuồng Việt Nam dàn dựng để tham dự Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2019 sắp diễn ra tại tỉnh Thanh Hóa.

Hội Kiến trúc sư đề nghị giữ nguyên giá trị lịch sử, văn hóa khi cải tạo Nhà thờ Bùi Chu

Hội Kiến trúc sư Việt Nam vừa có văn bản do Chủ tịch Hội, GS, TS, KTS Nguyễn Quốc Thông ký gửi UBND tỉnh Nam Định và Đức Giám mục Thomas Nguyễn Đình Hiệu đề nghị, khi cải tạo, không làm mất đi các giá trị lịch sử, văn hóa đặc trưng, từ cấu trúc tổng thể đến chi tiết kiến trúc vốn có của Nhà thờ Bùi Chu.

Tuần Văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 dự kiến diễn ra từ ngày 2 – 6/11

(HBĐT)-  Ban Tổ chức Tuần Văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019 đã ban hành Kế hoạch tổ chức Tuần Văn hóa, Du lịch tỉnh Hòa Bình năm 2019, dự kiến tổ chức từ ngày 2 - 6/11. Với quy mô cấp tỉnh và mời một số tỉnh lân cận tham gia, các hoạt động sẽ được tổ chức tại TP Hòa Bình và một số huyện trong tỉnh. Trong đó, lễ khai mạc và bế mạc tổ chức tại Quảng trường Hòa Bình (TP Hòa Bình).

Triển lãm, giao lưu “Điện Biên Phủ - Chuyện những người làm nên lịch sử”

Sáng 7-5, tại đường sách TP Hồ Chí Minh, Sở Thông tin và Truyền thông thành phố phối hợp Công ty đường sách TP Hồ Chí Minh tổ chức khai mạc đợt hoạt động, giao lưu kỷ niệm 65 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7-5-1954 - 7-5-2019) và Kỷ niệm 50 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (10-5-1969 - 10-5- 2019).

Xem các tin đã đưa ngày:
Tin trong: Chuyên mục này Mọi chuyên mục